Hiệu ứng domino là gì? Nguyên tắc, cách áp dụng trong Marketing

Nhật Lệ 01/04/2024

Hiệu ứng domino đối với nhiều người rất quen thuộc nhưng có nhiều người lại không biết về phản ứng này. Hiệu ứng này gây tác động đến hành vi của mỗi người và gây ra các chuỗi hành vi thực hiện tương tự. Để có thể hiểu rõ hơn về hiệu ứng độc đáo này trong cuộc sống, trong doanh nghiệp, bạn đọc cùng Bzifly tìm hiểu thông tin tổng hợp dưới bài viết.

Hiệu ứng Domino là gì?

Hiệu ứng domino được gọi với nhiều cái tên khác nhau như hiệu ứng lan truyền, hiệu ứng gợn sóng. Đây là một chuỗi phản ứng xảy ra khi có sự thay đổi nhỏ tại một thời điểm gốc. Sự thay đổi nhỏ đó sẽ dẫn đến những thay đổi khác tương tự ở những thời điểm lân cận rồi dần xa hơn.

Nói một cách đơn giản dễ hiểu, hiệu ứng domino là việc thay đổi một hành vi, một thói quen nào đó của con người sẽ tác động làm thay đổi các thói quen khác liên quan. Khi thay đổi một hành vi bất kỳ nào nó sẽ kích hoạt những chuỗi phản ứng khác và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính.

Hiệu ứng domino
Hiệu ứng domino là chuỗi phản ứng dây chuyền kéo theo các thay đổi tương tự

Nguồn gốc của hiệu ứng lan truyền - domino 

Hiệu ứng domino có tên gọi bắt nguồn từ trò chơi domino nổi tiếng trên thế giới. Trong trò chơi này người ta sẽ dùng các quân cờ domino có dạng hình chữ nhật và xếp chúng thành một đường thẳng dài. Các quân cờ xếp cạnh nhau và cách nhau một khoảng cách không xa. Khi đẩy quân domino đầu tiên, nó sẽ ngã và đẩy toàn bộ các quân cờ bên cạnh đổ theo. Quá trình này sẽ được tiếp diễn đến khi toàn bộ quân cờ domino đều bị đổ.

Theo nhiều nguồn, trò chơi domino được cho rằng xuất phát từ Trung Quốc cách đây khoảng 800 năm. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cụ thể điều này nên đây còn là một điều bí ẩn.

Vào thế kỷ 18, trò chơi domino hiện đại xuất hiện ở Ý và khi đó nó được biết đến rộng rãi tại các quốc gia Châu  u. Những quân cờ domino lúc này thường được làm bằng xương động vật hoặc làm bằng gỗ.

Đến đầu thế kỷ 19, các quân cờ domino được sản xuất bằng ngà voi hoặc được làm bằng nhựa. Sử dụng chất liệu này khiến giá thành của domino rẻ hơn và khi đó chúng dần phổ biến hơn đến mọi người. Vào những năm 1920, 1930, domino là trò chơi hấp dẫn được yêu thích tại Mỹ. Hiện tại trò chơi này vẫn còn rất phổ biến và mỗi khu vực quốc gia sẽ có cách chơi, luật chơi và phiên bản khác nhau.

Nguyên tắc hoạt động của hiệu ứng Domino

Để có thể áp dụng hiệu quả từ hiệu ứng Domino, bạn hãy chú ý tuân thủ đúng 3 nguyên tắc quan trọng sau đây. Cụ thể:

Hãy thực hiện hành động đó liên tục mỗi ngày

Thực hiện hành động liên tục hàng ngày là nguyên tắc đầu tiên cần được tuân thủ. Khi thực hiện hành động lặp đi lặp lại sẽ giúp bạn cảm thấy công việc đó về sau làm dễ dàng hơn, duy trì thói quen tốt. Điều này giúp bạn cảm thấy hài lòng và nhanh chóng hướng đến mục tiêu như mong muốn. 

Hiệu ứng Domino muốn đạt được kết quả tốt nhất bạn nên bắt đầu từ những việc mà mình cảm thấy có động lực thực hiện. Không phân biệt đó là việc lớn hay việc nhỏ, chỉ cần áp dụng tuân thủ sẽ thành công.

Ví dụ: Bạn muốn giảm cân thì phải thực hiện các hành động liên tục mỗi ngày đó là tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học lành mạnh. Hoặc bạn muốn học một ngôn ngữ mới thì cần thời gian để học từ vựng mỗi ngày.

Nguyên tắc hoạt động của hiệu ứng domino
Hiệu ứng domino hoạt động hiệu quả khi thực hiện liên tục, duy trì song song

Duy trì hành động cũ, chuyển sang hành động khác song song

Khi đã hoàn thành được nhiệm vụ trước đó rồi thì bạn không nên sao nhãng mà hãy duy trì thực hiện. Tiếp đến chuyển sang một hành động khác song song. Điều này sẽ giúp đưa bạn vào guồng quay của hiệu ứng Domino thực hiện liên tục để có niềm tin quyết tâm đạt mục tiêu.

Ví dụ: Hàng ngày bạn phải dậy sớm thì hãy tiếp tục duy trì thói quen này nhé. Kết hợp với đó là bạn chuyển sang chạy bộ khi dậy sớm vào buổi sáng để giúp tăng động lực thực hiện mục tiêu của mình.

Chia nhỏ công việc để kiểm soát dễ hơn

Một nguyên tắc quan trọng khi áp dụng hiệu ứng Domino đó là nên chia nhỏ công việc để dễ kiểm soát và đạt hiệu quả tốt hơn. Bạn không nên thực hiện tất cả công việc cùng một lúc mà hãy chia nhỏ chúng ra. Tập trung vào từng phần nhỏ sẽ giúp bạn thực hiện nhanh chóng, dễ hơn mà không bị uể oải, chán nản khi làm tất cả công việc cùng một lúc.

Ví dụ: Bạn muốn viết một cuốn sách, hãy chia nhỏ mục tiêu là hoàn thành một chương mỗi tuần. Việc này giúp bạn có động lực để hoàn thành tác phẩm và có nhiều cảm xúc viết sách.

Hiệu ứng Domino có phải là hiệu ứng cánh bướm không?

Muốn biết được hiệu ứng domino có phải là hiệu ứng cánh bướm không thì bạn phải hiểu rõ bản chất của hai loại này. Domino là hiệu ứng của một sự kiện ban đầu gây ra sẽ kéo theo các chuỗi sự kiện tiếp theo. Còn hiệu ứng cánh bướm là một sự kiện nhỏ không đáng kể xảy ra ban đầu có thể gây ra tác động lớn và không thể đo đạc trước được trong tương lai. 

Domino tập trung vào việc truyền dẫn sự kiện từ một cái đã xảy ra kéo sáng các sự kiện tiếp theo. Hiệu ứng này thường dựa trên quy luật tương quan giữa nguyên nhân - kết quả.

Hiệu ứng cánh bướm thường sẽ tập trung chủ yếu vào tác động không đo đạc trước được của sự kiện nhỏ lên hệ thống lớn hơn. 

Ứng dụng của hiệu ứng domino trong marketing doanh nghiệp

Trong marketing doanh nghiệp, hiệu ứng domino được sử dụng để tạo ra một dòng chảy liên tục của các hành động hoặc phản ứng từ khách hàng. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận hoặc lan tỏa thông điệp đến khách hàng một cách tự nhiên. 

Doanh nghiệp sử dụng hiệu ứng domino như là một chiến dịch tăng thu hút khách hàng

Ứng dụng:

  • Kích thích truyền miệng: Khi một khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp họ sẽ chia sẻ trải nghiệm dùng của mình với người khác. Đây là một chuỗi phản hồi tích cực giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
  • Chiến dịch virut: Khi tạo ra được nội dung quảng bá độc đáo, hấp dẫn, doanh nghiệp nên chia sẻ nội dung đó lên các trang mạng xã hội. Việc chia sẻ này sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền giúp thu hút sự chú ý và tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Yếu tố tác động đến quyết định mua hàng: Doanh nghiệp đưa ra các chiến lược khuyến mãi, giảm giá, tặng voucher để kích thích mua hàng đầu tiên. Họ thấy sản phẩm tốt sẽ lặp lại việc mua hàng hoặc mua thêm sản phẩm khác khi cảm nhận được điều tích cực.

Ví dụ về hiệu ứng domino trong doanh nghiệp

Trên thực tế bạn có thể thấy rõ được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiệu ứng domino trong chiến dịch quảng bá của mình. Ví dụ:

Chiến dịch "Pay it Forward" của Starbucks

Starbucks đã triển khai chiến dịch khuyến khích khách hàng mua cà phê cho người đứng sau họ trong hàng. Tạo sự văn minh khi mua hàng này thúc đẩy một chuỗi các hành động tương tự. Điều này không chỉ tạo ra sự hài lòng cho khách hàng mà còn lan tỏa hình ảnh thương hiệu tích cực.

Chiến dịch của Starbuck là điển hình trong hiệu ứng domino
Chiến dịch "Pay it Forward"

Chiến dịch #ShareACoke của hãng Coca-Cola

Coca Cola đã in tên riêng trên những chai nước của mình và khuyến khích mọi người chia sẻ đến người có cái tên đó. Khi người tiêu dùng chia sẻ sản phẩm của họ trên mạng xã hội thì hiệu ứng domino được kích hoạt. Những ai muốn tham gia sẽ chia sẻ những trải nghiệm riêng của họ. Đây là chiến dịch kích thích mua hàng hiệu quả mà hãng Coca Cola đã đưa ra.

Chiến dịch của Coca cola cũng là điển hình về hiệu ứng domino
Chiến dịch in tên chia sẻ trao Coca Cola kết nối bạn bè

Thông tin trên đây đã giải thích rõ về hiệu ứng domino. Nếu áp dụng hiệu ứng này trong chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp đúng cách sẽ kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Bạn hãy thử áp dụng hiệu ứng này để giúp doanh nghiệp của mình tăng độ nhận diện thương hiệu.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly