Emotional Branding là gì? Cách xây dựng Emotional Branding hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhật Lệ 01/04/2024

Emotional Branding được các nhà quản lý tiếp thị, người phát triển ứng dụng phần mềm sử dụng rất nhiều. Sử dụng đúng cách công cụ này sẽ giúp tạo ra hiệu quả tốt trong chiến dịch quảng bá và giúp khách hàng có thiện cảm tốt với thương hiệu doanh nghiệp. Vậy đây là chiến dịch marketing gì? Bạn đọc cùng Bizfly tìm hiểu để nhìn nhận rõ về chiến dịch này.

Emotional Branding là gì?

Emotional Branding theo cách hiểu đơn giản đó là việc xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nói ngắn gọn hơn đó là thương hiệu cảm xúc. Tạo dựng thương hiệu cảm xúc trong khách hàng thông qua logo, UI design hoặc trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp,...

Emotional Branding là gì
Emotional Branding là chiến dịch xây dựng thương hiệu cảm xúc

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng Emotional Branding để gây thiện cảm với khách hàng, người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ khơi gợi cảm xúc của khách hàng bằng việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng và biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình.

Lợi ích của xây dựng thương hiệu cảm xúc

Sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu cảm xúc doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích như sau:

  • Tạo ra chiến lược khác biệt, mới lạ tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
  • Tạo tính kết nối chặt chẽ giữa thương hiệu với người tiêu dùng khi đem lại cho họ các cảm giác tích cực về thương hiệu.
  • Cải thiện được chỉ số đo lường sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp có thể xác định được đúng đối tượng hướng tới trong chiến dịch quảng cáo của mình để tăng chỉ số ROI.

Cách thức sử dụng hiệu quả Emotional Branding

Sử dụng Emotional Branding sẽ giúp khơi gợi được cảm xúc mãnh liệt nhất của người dùng và kích thích họ thực hiện hành động mua hàng, sử dụng sản phẩm. Dưới đây là một số cách hiệu quả để khơi gợi cảm xúc của người dùng. Cụ thể:

Tạo sự tin tưởng

Điều đầu tiên khi sử dụng Emotional Branding đó là bạn phải tạo được sự tin tưởng cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Chắc chắn bạn đã từng nghe những mẫu quảng cáo của một doanh nghiệp nào đó là sản phẩm của họ được các chuyên gia từ Bộ Y tế khuyên dùng. Những lời khẳng định này sẽ tạo được sự tin tưởng cho người dùng bởi sản phẩm đó đã được kiểm định, cấp phép.

Một cách tạo dựng sự tin tưởng khác mà các doanh nghiệp đang sử dụng đó là lựa chọn người nổi tiếng là đại sứ thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Đây là một phương thức hiệu quả để làm tăng sự tin tưởng trong mắt khách hàng mục tiêu.

Tạo sự tin tưởng là cách dùng emotional branding hiệu quả
Tạo sự tin tưởng, cảm thông, tính lý trí khi sử dụng Emotional Branding

Tạo sự cảm thông

Thêm một yếu tố nữa sử dụng Emotional Branding hiệu quả đó là tạo sự cảm thông hướng đến khách hàng mục tiêu. Đây là kỹ thuật thuyết phục, kích thích người tiêu dùng hành động bằng cách tạo ra cảm giác thân thuộc, nỗi sợ bị bỏ lỡ, cảm giác cấp bách,...

Tuy nhiên để sử dụng cách này hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải chú ý lồng ghép các yếu tố cảm xúc một cách thật cẩn thận. Làm tốt sẽ khiến người tiêu dùng không cảm thấy mình bị thao túng tâm lý, cảm xúc.

Một số tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện tạo sự cảm thông cho người xem bằng cách đăng tải những hình ảnh, video có chứa nội dung đau buồn. Hình ảnh này có thể là những em bé mồ côi, gầy gò, ốm yếu, không có cơm ăn, quần áo mặc, trẻ em ở các khu vực chiến sự,... 

Việc đưa ra những hình ảnh này là tạo sự đồng cảm, xót thương từ cộng đồng người xem. Từ đó sẽ có nhiều nhà hảo tâm đứng lên kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. 

Tính lý trí

Một ví dụ cụ thể thể hiện được tính lý trí khi thực hiện chiến dịch tạo thương hiệu cảm xúc Emotional Branding đó là quảng cáo Lifebuoy. Câu thông điệp thương hiệu tất cả các khách hàng của Lifebuoy đều ghim sâu vào đầu “Lifebuoy có thể diệt sạch 99,9% vi khuẩn gây bệnh”.

Hiệu ứng từ chiến dịch này cho thấy sự thành công khi áp dụng câu thông điệp đánh vào lý trí khách hàng. Những câu thông điệp khẳng định hiệu quả của sản phẩm luôn mang tới sự yên tâm cho người tiêu dùng. Vì vậy doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng phương thức này để thực hiện trong chiến dịch quảng cáo của mình.

Tính lý trí trong emotional branding
Tạo tính tương tác với khách hàng mục tiêu để gây thiện cảm

Dựa vào ba yếu tố sự tin tưởng, sự cảm thông, tính lý trí sẽ giúp bạn khơi gợi được cảm xúc đối với khách hàng. Muốn sử dụng chiến dịch này hiệu quả bạn có thể làm như sau:

  • Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu hướng đến để đưa ra chiến lược phù hợp. Mỗi người nên sử dụng cách tương tác khác nhau và thể hiện cảm xúc phải thật tinh tế, chân thật.
  • Tương tác thường xuyên với khách hàng trên các nền tảng xã hội, gọi điện, nhắn tin, email,... Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, thấy thoải mái, an toàn khi tương tác với bạn.
  • Sử dụng thêm các dữ liệu hình ảnh, video trực quan để khơi gợi cảm xúc khách hàng.

Một số ví dụ về thương hiệu cảm xúc thành công

Để hiểu rõ hơn về Emotional Branding, bạn hãy xem và tham khảo các ví dụ nêu dưới đây. Cụ thể:

Chiến dịch #LikeAGirl của nhãn hàng Always

Có lẽ phụ nữ Hoa Kỳ không còn xa lạ gì với nhãn hàng Always chuyên về băng vệ sinh. Chiến dịch mang tên “LikeAGirl” được triển khai với mục đích giúp phụ nữ trẻ tại đất nước này nâng cao nhận thức. Chiến dịch này thực sự thành công và tạo ra tiếng vang cho Always.

Chiến dịch này đã mang lại vô số những giải thưởng ấn tượng cho Always, đặc biệt phải kể tới giải Emmy.

Chiến dịch Public Lands của nhãn hàng Patagonia

Patagonia đã tung ra chiến dịch truyền thông này với mong muốn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm với môi trường. Việc thực hiện chiến dịch Publics Lands thành công đã tạo ấn tượng với những khách hàng yêu môi trường. Nhờ vậy danh tiếng của nhãn hàng thời trang này cũng vang xa hơn.

Chiến dịch Pet Parents của Petcube

Chiến dịch này của Petcube nhằm mục đích tạo trải nghiệm và tăng trách nhiệm, nghĩa vụ của những người chủ vật nuôi. Pet Parents giúp khách hàng của họ có cảm giác như bản thân trở thành những ông bố, bà mẹ thật sự. Chiến dịch này đánh vào cảm xúc và giúp thú cưng được nuôi dưỡng tốt hơn.

Lưu ý khi áp dụng thương hiệu cảm xúc để đạt hiệu quả cao

Muốn áp dụng Emotional Branding thành công cho thương hiệu của mình, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên sử dụng hình ảnh trực quan, video để khơi gợi cảm xúc khách hàng.
  • Mỗi một khách hàng sử dụng một phương thức tương tác phù hợp để khiến họ tin tưởng.
  • Tương tác, thiết lập mối quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội thường xuyên.
  • Các thắc mắc của khách hàng cần được phản hồi, giải đáp nhanh chóng.

Emotional Branding và Emotional Advertising có gì giống và khác nhau?

Emotional Branding và Emotional Advertising đều là những chiến lược tiếp thị quan trọng trong marketing. Chúng dùng để tạo mối quan hệ, kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Tuy nhiên chúng vẫn có sự khác biệt về cách tiếp cận, mục tiêu hướng đến và các kỳ vọng về kết quả. Cụ thể:

Điểm giống nhau

Emotional Branding và Emotional Advertising có điểm giống nhau về việc tập trung vào khơi gợi cảm xúc, tăng liên kết cảm xúc với người dùng. Ngoài ra cả hai chiến lược này đều có mục tiêu tạo dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng. Việc này thực hiện bằng cách gây ấn tượng và tạo ra một cảm nhận tích cực về thương hiệu.

Phân biệt emotional branding và emotional advertising
Emotional Branding cần thực hiện đúng trọng tâm

 Điểm khác nhau

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau nhưng Emotional Branding và Emotional Advertising lại khác về phạm vi áp dụng, cách thực hiện, mục tiêu cụ thể. Chi tiết:

  • Phạm vi áp dụng

Emotional Branding là chiến lược thực hiện dài hạn bao quát toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu. Còn Emotional Advertising lại tập trung vào các chiến dịch quảng cáo cụ thể nào đó. Chúng sử dụng hình ảnh, kịch bản đặc biệt để gây ấn tượng, kích thích cảm xúc cho khán giả trong khoảng thời gian ngắn hơn.

  • Cách thực hiện

Emotional Branding khi thực hiện đòi hỏi một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, sâu rộng về đối tượng khách hàng. Chiến lược phát triển toàn bộ mọi khía cạnh vấn đề. Còn Emotional Advertising chỉ tập trung vào việc sáng tạo nội dung quảng cáo trên tivi, online, in ấn để khơi gợi cảm xúc người xem.

  • Mục tiêu cụ thể

Emotional Branding hoạt động theo mục tiêu là xây dựng lòng trung thành và thu thập cảm nhận tích cực về thương hiệu trên phạm vị rộng lớn, dài hạn. Emotional Advertising sẽ tập trung vào một mục tiêu cụ thể như: tăng độ nhận thức về sản phẩm, dịch vụ hoặc khuyến khích hành động mua hàng ngay.

Emotional Branding sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh cao khi khơi gợi cảm xúc của khách hàng đúng cách. Khi hiểu rõ về chiến dịch này rồi bạn hãy áp dụng một cách hiệu quả nhé. Đón đọc thêm các bài viết về chủ đề Marketing được Bizfly cập nhật mỗi ngày tại đây.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly