Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò, phân biệt SME và Startup

Nhật Lệ 01/05/2024

Những năm gần đây, doanh nghiệp SME xuất hiện tương đối phổ và đạt được những thành tựu nhất định tại Việt Nam Trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ và xuất khẩu. Mô hình doanh nghiệp này tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển với sự hỗ trợ của chính phủ và các doanh nghiệp lớn khác. Vậy đặc điểm, vai trò và phân loại doanh nghiệp này được hiểu như thế nào?

Doanh nghiệp SME là gì? 

SME là cách viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise, được hiểu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi đó, doanh nghiệp SME là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, nhân công lao động và cả doanh thu. 

Trên thực tế, loại hình doanh nghiệp SME chiếm khoảng 95% trong số tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nhìn chung, SME sẽ thường bị nhầm lẫn với Startup mặc dù 2 mô hình này hoàn toàn khác biệt.

SME là gì
Doanh nghiệp SME là gì? 

Tầm quan trọng của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, các doanh nghiệp SME có vai trò: 

Giảm tỷ lệ thất nghiệp - Tăng cơ hội việc làm 

Quy mô doanh nghiệp SME có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động có trình độ và kinh nghiệm thấp, vì thế góp phần gia giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế

SME cũng linh hoạt và thích ứng hơn với những thay đổi của thị trường, để có thể đáp ứng nhu cầu của các thị trường ngách. Nhờ việc kích thích sự sáng tạo và đổi mới, doanh nghiệp SME có thể đưa ra các ý tưởng mới, sản phẩm - dịch vụ tiên tiến, góp phần tăng cường sự cạnh tranh và đổi mới chung theo hướng tích cực cho nền kinh tế.

SME còn giúp phân phối tài nguyên kinh tế một công bằng hơn do họ thường hoạt động tại các khu vực nông thôn nghèo. Từ đó, tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển cho các vùng này, giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực.

Đa dạng các loại hàng hóa - dịch vụ 

Doanh nghiệp SME có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm các thị trường mới hoặc các phân khúc thị trường chưa được khai thác. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bằng cách nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trong các thị trường này tạo ra lợi ích kinh tế cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Phát triển, hòa nhập vào kinh tế khu vực

SME thường có mối hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng và khách hàng địa phương. Việc tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ kinh tế trong khu vực, tạo ra sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp để lan tỏa hiệu ứng tích cực.

Vai trò của doanh nghiệp SME
Vai trò của doanh nghiệp SME

Nâng cao chỉ số GDP quốc gia

SME góp phần vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia nhờ đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ. Theo thống kê của Bộ Tài Chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là lực lượng quan trọng đóng góp khoảng 40% GDP và giải quyết việc làm cho hơn 60% lao động trên cả nước.

Phân loại doanh nghiệp SME hiện nay

Lĩnh vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Nông - Lâm - Thủy sản & công nghiệp, xây dựng

Số lao động đóng BHXH trung bình 1 năm

Tổng doanh thu/năm

Số lao động đóng BHXH trung bình 1 năm

Tổng doanh thu/ năm

Không thuộc loại doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định

Số lao động đóng BHXH trung bình 1 năm

Tổng doanh thu/ năm

Không thuộc loại doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định trên

Ngành thương mại - dịch vụ

Số lao động đóng BHXH trung bình 1 năm

Tổng doanh thu một năm

Số lao động đóng BHXH trung bình 1 năm

Tổng doanh thu/năm

Không thuộc loại doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Số lao động đóng BHXH trung bình 1 năm

Tổng doanh thu/ năm

Không thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Phân biệt doanh nghiệp SME & Startup

Trên thực tế, ranh giới phân biệt giữa doanh nghiệp SME và Startup dường như rất mỏng manh, vì thế để phân biệt hai mô hình này bạn có thể dựa vào bảng so sánh dưới đây: 

Đặc điểm

Doanh nghiệp SME

Startup

Kích thước

Nhỏ & vừa

Nhỏ

Tuổi đời

Đã chính thức hoạt động một thời gian trên thị trường

Vừa mới thành lập

Mô hình kinh doanh

Là mô hình tương đối mới mẻ hoặc đã được chứng minh

Đa phần là mô hình mới, sáng tạo

Mục tiêu

Phát triển tương đối bền vững, ổn định

Tăng trưởng nhanh và có sự đột phá

Lợi nhuận

Thông thường sẽ có lãi ngay từ đầu

Có thể lỗ trong giai đoạn đầu

Khả năng cạnh tranh

Tương đối cao

Cao

Nguồn vốn yêu cầu

Ít hơn

Nhiều hơn

Sự hỗ trợ

Nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ & các tổ chức

Có sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư dám mạo hiểm

Việc ứng dụng công nghệ

Ưu tiên áp dụng khoa học công nghệ thông thường và chỉ nâng cấp khi muốn đạt hiệu quả cao hơn

Thiết bị phải tiên tiến hơn những gì đã có sẵn để đạt được mục tiêu cốt lõi đề ra

Cơ hội & thách thức của doanh nghiệp SME tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp SME bên cạnh những thời cơ phát triển cũng gặp nhiều thách thức như: 

Cơ hội phát triển

  • Thị trường & nguồn nhân lực phong phú: Việt Nam là quốc gia có dân số đông và trẻ, vì vậy  lực lượng lao động khá dồi dào và chi phí nhân công tương đối thấp tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp SME thu hút và sử dụng nhân tài.
  • Ứng dụng công nghệ số: Trong thời đại chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp SME sẽ dễ dàng tiếp cận và ứng dụng các phần mềm tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Năng lực sáng tạo, đổi mới: Doanh nghiệp SME sẽ có nhiều khả năng đổi mới và thích ứng nhanh với thị trường từ đó giúp họ có thể tận dụng thời cơ mới và vượt qua các thách thức dễ dàng hơn.
  • Thị trường nội địa phát triển: Thị trường nội địa Việt Nam đang ngày càng phát triển với thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp SME cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước.
  • Sự hỗ trợ từ Chính phủ: Chính phủ Việt Nam luôn có nhiều chính sách hỗ trợ cho các SME về vốn, thuế, đào tạo và phát triển thị trường.
Cơ hội của SME
Thời cơ phát triển cho các doanh nghiệp SME tận dụng

Thách thức phải đối mặt

  • Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng: Doanh nghiệp SME với quy mô nhỏ, tài sản thế chấp hạn chế nên khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng.
  • Trình độ quản lý nhân lực hạn chế:  Khá nhiều các SME còn hạn chế về trình độ quản lý và nguồn nhân lực dẫn đến các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
  • Sự cạnh tranh gay gắt: Đối thủ cạnh tranh của các SME là các doanh nghiệp lớn, có nguồn lực mạnh khiến họ gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường.
  • Thay đổi nhanh chóng của  khoa học & công nghệ: Điều này đòi hỏi các SME cần phải liên tục cập nhật để không bị tụt hậu so với các đối thủ.
  • Khó tiếp cận chuỗi cung ứng trên toàn cầu: Tuy hòa nhập chung vào chuỗi cung ứng toàn cầu để mang lại lợi ích quản lý cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro nhưng việc tiếp cận công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp SME vẫn gặp nhiều hạn chế, khiến năng suất thấp và thiếu hụt nhân lực.
  • Lỗ hổng trong cách quản lý: Nhà lãnh đạo của công ty SME  chưa đầu tư đủ kinh phí để triển khai các chiến lược Marketing cho thương hiệu nhằm cải thiện doanh số. 
Thách thức SME
Thách thức mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt hiện nay

Q&A: Doanh nghiệp SME

Q&A: Doanh nghiệp SME
Q&A: Doanh nghiệp SME

Nhóm ngành/nghề phổ biến theo dạng doanh nghiệp SME

- Nếu xét theo loại hình kinh doanh, gồm có:

  • Thương mại: Bán lẻ, đại lý,phân phối, ...
  • Dịch vụ: Du lịch, vận tải, logistics, chăm sóc sức khỏe,...
  • Sản xuất: Chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng,...
  • Xây dựng: Xây dựng dân dụng - công nghiệp -  hạ tầng,...

- Nếu xét theo ngành nghề sản xuất cụ thể: 

  • Công nghệ thông tin: thiết kế website, dịch vụ IT,...
  • Giáo dục: Trường mầm non, tiểu học,THCS, Đại học,..
  • FnB: Sản xuất thực phẩm, nhà hàng, khách sạn,..
  • Logistics: Vận tải hàng hóa, kho bãi,...
  • Du lịch: Khách sạn, nhà hàng, Lữ hành..

Tại sao doanh nghiệp SME thất bại?

Doanh nghiệp SME thất bại có thể do nguyên nhân sau: 

  • Không hiểu nhu cầu thị trường: SME không hiểu nhu cầu của khách hàng, không đáp ứng được các sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với thị trường.
  • Quản lý kém hiệu quả: Do không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, quản lý tài chính, nhân sự kém dẫn đến thua lỗ.
  • Thiếu nguồn vốn: SME thường có quy mô nhỏ nên nguồn vốn khá hạn chế để đầu tư cho sản xuất, marketing,... nên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. 
  • Rủi ro xuất phát rừ thị trường: Doanh nghiệp SME thường có sức chống chịu kém nên dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro thị trường như biến động kinh tế, thiên tai, dịch bệnh,...

Theo nội dung trên đây, chắc chắn bạn đã hiểu được hết về bản chất, phân loại và các vấn đề khác của doanh nghiệp SME. Để vận hành một mô hình SME hiệu quả bạn phải nắm được các thời cơ và thách thức kể trên mà đưa ra các định hướng phù hợp bạn nhé! 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly