Trong nghiên cứu về quan hệ công chúng, mô hình truyền thông 2 chiều bao gồm đối xứng và không đối xứng, dựa trên nguyên tắc cân bằng trong mối tương tác giữa tổ chức và công chúng được được đề xuất bởi học giả J. Grunig. Cùng Bizfly nghiên cứu chi tiết để áp dụng PR cho doanh nghiệp.
Mô hình truyền thông hai chiều được nghiên cứu và phát triển bởi hai học giả nổi tiếng là Harold D. Lasswell và Wilbur Schramm vào giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên, trong việc cụ thể hóa và phổ biến mô hình truyền thông hai chiều, David K. Berlo, trong cuốn sách của mình "The Process of Communication" vào năm 1960, cũng đã đóng góp đáng kể. Mô hình này nhấn mạnh vào sự tương tác và phản hồi, làm cho quá trình truyền thông trở nên động và tương tác hơn.
Mô hình truyền thông 2 chiều không đối xứng của Grunig và Hunt là một phần trong lý thuyết quan hệ công chúng. Mô hình này tập trung vào việc sử dụng truyền thông thuyết phục để ảnh hưởng đến thái độ và hành động của các bên liên quan chính.
Mô hình truyền thông 2 chiều không đối xứng có thiết kế hai chiều, cho phép phản hồi và đánh giá hiệu quả thông điệp của tổ chức. Mô hình này đặt sự chú trọng vào lợi ích của tổ chức hơn là công chúng, nhưng vẫn đảm bảo sự đánh giá đạo đức liên quan đến công chúng.
Truyền thông 2 chiều không đối xứng sử dụng truyền thông thuyết phục để tạo lợi ích cho tổ chức nhiều hơn là cho công chúng
Mô hình truyền thông 2 chiều đối xứng trong quan hệ công chúng được Grunig xây dựng và phát triển tập trung vào việc tạo ra lợi ích tương hỗ cho cả tổ chức và công chúng. Mô hình này đặt hai mục tiêu chính: thỏa thuận giữa tổ chức và công chúng, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Thông qua việc sử dụng truyền thông để điều chỉnh ý tưởng và hành vi, mô hình này khuyến khích sự tương tác và đàm phán, thay vì kiểm soát. Việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo lòng tin.
Mô hình này cung cấp một sân chơi bình đẳng cho cả tổ chức và công chúng để đạt được lợi ích tốt nhất cho cả hai phía. Bằng cách sử dụng mô hình truyền thông 2 chiều đối xứng, tổ chức và công chúng có thể hợp tác và phát triển cùng nhau, tạo ra thành công lớn hơn.
Mục tiêu cao nhất của mô hình truyền thông 2 chiều đối xứng là thiết lập và duy trì mối quan hệ, giúp hai bên điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi để đạt được tình thế hai bên cùng thắng (win-win solution).
Truyền thông 2 chiều phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, nơi thông tin chỉ chảy một chiều từ nguồn đến người nhận. Những ví dụ điển hình sinh động về truyền thông 2 chiều trong thực tiễn đời sống:
Trong một ví dụ khác, nhà truyền thông đã phát hiện ra rằng người tiêu dùng có nỗi sợ ăn mì ăn liền vì lo lắng về việc nó sẽ nóng hoặc chứa phẩm màu gây hại. Để giải quyết vấn đề, họ tạo ra quảng cáo cho mì ăn liền với thông điệp "không sợ nóng" hoặc in thêm dòng chữ "không chứa phẩm màu E102" lên bao bì mì.
Nhà truyền thông cũng nhận thấy rằng người tiêu dùng lo lắng về hóa chất trong nước rửa bát, vì vậy họ đã đưa ra thông điệp rằng nước rửa bát có "tác dụng như 100 trái chanh" - tức là hoàn toàn tự nhiên, không chứa hóa chất công nghiệp.
Ở trường hợp này, bản chất của sản phẩm không thay đổi, mì ăn liền vẫn được sản xuất theo cách truyền thống và nước rửa bát vẫn chứa hóa chất như trước đây. Nhưng thay đổi là cách truyền thông, cách quảng cáo và cách in nhãn mác để thay đổi tâm lý của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
Mô hình truyền thông 2 chiều không đối xứng thường sử dụng các lập luận khoa học và thông tin chuyên ngành để thuyết phục công chúng.
Ví dụ, để giới thiệu sản phẩm sữa cho trẻ em, có thể tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về dinh dưỡng nhi khoa, với sự tham gia của các bác sĩ nhằm chứng minh chất lượng của sản phẩm.
Trong quảng cáo, có thể sử dụng các tuyên bố của các nhà khoa học như "được Viện Pasteur kiểm nghiệm", "nhãn hiệu nha sĩ tin dùng" hoặc "diệt được 99% vi khuẩn có hại".
Starbucks đã áp dụng mô hình truyền thông 2 chiều đối xứng một cách thành công thông qua chiến dịch "Ý tưởng Starbucks của tôi". Tổ chức này đã tạo ra một trang web để khuyến khích công chúng tham gia tích cực, chia sẻ ý tưởng và thảo luận.
Trang web mời gọi công chúng chia sẻ ý kiến của họ và lắng nghe ý tưởng của người khác. Bằng cách này, Starbucks không chỉ thúc đẩy mối quan hệ gắn bó với khách hàng, mà còn thu thập dữ liệu và ý kiến có giá trị từ khách hàng miễn phí.
Nhiều ý tưởng quan trọng đã được đề xuất và thực hiện, từ việc tái chế thẻ Starbucks đến sử dụng ly giấy thân thiện với môi trường.
Công chúng tham gia cảm thấy hài lòng vì ý kiến của họ được lắng nghe và kiến thức của họ về Starbucks được nâng cao. Điều này tạo ra một môi trường cùng thắng (win-win) giữa Starbucks và công chúng, tăng cường sự trung thành và tương tác tích cực hơn với thương hiệu.
Mô hình truyền thông 2 chiều rất quan trọng trong việc phát triển và triển khai các chiến dịch PR (Public Relations) cho doanh nghiệp. Ứng dụng mô hình này trong PR giúp tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và công chúng, thông qua sự tương tác và đối thoại mở. Dưới đây là cách ứng dụng mô hình truyền thông 2 chiều cho chiến dịch PR doanh nghiệp:
Bằng cách nghiên cứu lý thuyết về hai mô hình truyền thông 2 chiều của Grunig, có thể nhận thấy giá trị tích cực của mô hình này khi áp dụng vào thực tế công tác quan hệ công chúng (PR). Hi vọng qua bài viết của Bizfly, bạn đã trang bị được thêm nguồn kiến thức bổ ích nữa cho mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại