Mô hình truyền thông của Lasswell và 5 yếu tố cơ bản Marketer cần biết

Thủy Nguyễn 16/04/2024

Mô hình truyền thông của Lasswell giúp nhà quản trị đưa ra những phân tích, đánh giá hiệu quả tiếp thị quảng bá của mình. Mô hình này được nhiều doanh nghiệp sử dụng và cho về những hiệu quả tích cực. Cùng phân tích mô hình này với Bizfly khi bạn đang muốn xây dựng một chiến lược quảng bá chất lượng.

Mô hình truyền thông của Lasswell là gì?

Mô hình truyền thông của Lasswell là một mô hình được phát triển bởi Harold Lasswell - Một nhà chính trị học nổi tiếng đến từ nước Mỹ. Mô hình này được xuất bản lần đầu tiên năm 1948 trong cuốn sách “The Structure and Function of Communication in Society”. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Cấu trúc và chức năng của giao tiếp trong xã hội. 

Mô hình Lasswell tăng sự kết nối giao tiếp
Mô hình Lasswell tăng sự kết nối giao tiếp

Mô hình truyền thông của Lasswell sẽ giúp các nhà quản trị marketing có thể phân tích, đánh giá quá trình phát triển của thành phần truyền thông. Trong mô hình này có 5 yếu tố công cụ được đề cập đến. Các yếu tố này là những câu hỏi đặt ra để nhận được sự trả lời và duy trì hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả.

Các thành phần gồm: 

  • S (Source, Sender): Nghĩa là chỉ về nguồn cung cấp hoặc ai là người đã khởi xướng.
  • M là Message: Thông điệp sẽ được sử dụng để truyền thông.
  • C - Channel nghĩa là kênh được sử dụng để làm truyền thông.
  • R - receiver: Đối tượng sẽ tiếp nhận truyền thông là ai.
  • E - Effect: Chỉ hiệu quả của chiến dịch truyền thông.

Các yếu tố cơ bản trong mô hình truyền thông của Lasswell

Mô hình truyền thông của Lasswell có 5 yếu tố cơ bản chính được nhắc đến. Cụ thể như sau:

Ai là người tổ chức truyền thông - S

Yếu tố đầu tiên trong mô hình truyền thông của Lasswell đó là đặt ra câu hỏi ai là người tổ chức truyền thông. Người tổ chức ở đây có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hoặc chính phủ,... Đặt ra câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp phân rõ công việc cho từng vị trí và giúp gia tăng hiệu suất truyền thông tiếp thị.

Mô hình truyền thông của Lasswell có tính phân tích cao
Mô hình truyền thông của Lasswell có tính phân tích cao

Nội dung truyền thông nói gì?

Muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến khách hàng thì bạn phải xây dựng được nội dung truyền thông phù hợp. Trong nội dung phải nêu rõ đối tượng truyền thông muốn hướng đến để giúp doanh nghiệp vạch ra những kế hoạch chiến lược cụ thể, chi tiết nhất.

Thực hiện truyền thông thông qua kênh nào?

Mô hình truyền thông của Lasswell cho các nhà quản trị biết được hình thức tiếp thị truyền thông nên thực hiện thông qua kênh nào hiệu quả nhất. Chọn được kênh phương tiện tiếp thị phù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Bạn có thể chọn tiếp thị qua truyền hình tivi, radio, mạng xã hội, báo chí, email, điện thoại,...

Mô hình truyền thông của Lasswell cho biết khán giả mục tiêu hướng đến

Cũng thông qua mô hình Lasswell sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được khách hàng mục tiêu của mình là ai? Khán giả mà thông điệp muốn hướng đến là ai? Có thể người nhận sẽ là các cá nhân, một nhóm, tổ chức hoặc công chúng,...

Tác động như thế nào?

Yếu tố cuối cùng mà mô hình Lasswell hướng đến đó là các tác động mà thông điệp truyền thông có thể gây ra đối với người nhận. Chẳng hạn thông điệp đưa ra sẽ giúp người nhận có thêm các hiểu biết hoặc thay đổi ý thức, hành vi về sản phẩm/dịch vụ đang nhắc đến.

Nhà quản trị sẽ đánh giá được các hiệu quả truyền thông với mô hình Lasswell
Nhà quản trị sẽ đánh giá được các hiệu quả truyền thông với mô hình Lasswell

Đánh giá ưu điểm, nhược điểm mô hình truyền thông của Lasswell

Để thấy rõ được hiệu quả của mô hình Lasswell, bạn hãy xem những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm chi tiết dưới đây. Cụ thể:

Ưu điểm

Mô hình truyền thông Lasswell được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng bởi các ưu điểm sau:

  • Mô hình này thực hiện đơn giản, dễ hiểu giúp nhà quản trị hoạch định được các nội dung tiếp thị được hướng đến.
  • Sử dụng phù hợp cho bất kỳ phương tiện truyền thông nào, bất kỳ giao tiếp nào.
  • Đây là mô hình tạo ra những hiệu ứng cao của kết quả truyền thông.
Xây dựng chiến lược tiếp thị chất lượng khi sử dụng mô hình Lasswell
Xây dựng chiến lược tiếp thị chất lượng khi sử dụng mô hình Lasswell

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì mô hình này cũng có một số nhược điểm đáng kể đến như sau:

  • Sử dụng mô hình này sẽ không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía người nhận.
  • Không đề cập đến nhiễu, là yếu tố có thể cản trở quá trình truyền tải thông tin.
  • Các nội dung đưa ra từ một phía nên có thể không chính xác, thiếu khách quan.

Ví dụ thực tế về mô hình truyền thông của Lasswell

Một số ví dụ dưới đây sẽ diễn tả một cách chi tiết về mô hình truyền thông của Lasswell. Cụ thể:

Ví dụ 1: Một chiến dịch truyền thông được Coca Cola triển khai thực hiện đó là “Share A Coke”. Chiến dịch này cho biết:

  • Người gửi (Ai?): Coca Cola là người chịu trách nhiệm tạo ra và gửi thông điệp quảng cáo đến cộng đồng.
  • Nội dung (Nói gì?): Thông điệp Coca Cola muốn chia sẻ ở đây là hãy chia sẻ Coca Cola đến bạn bè xung quanh. Thông điệp này gợi tính liên kết cảm xúc giúp người tiêu dùng có những cảm giác vui vẻ, tích cực cùng với người thân, bạn bè.
  • Kênh truyền thông (Qua kênh nào?): Chiến dịch quảng cáo này được phát triển đăng tải trên nhiều kênh truyền thông khác nhau gồm: truyền hình, mạng xã hội, Poster, website, tạp chí,...
  • Người nhận (Đến ai?): Đối tượng mục tiêu hướng đến của nhãn hàng là những người tiêu dùng trẻ tuổi, các gia đình. Bên cạnh đó còn phù hợp cho những người đang tìm kiếm một đồ uống giải khát thích hợp cho những dịp tụ tập.
  • Hiệu ứng (Hiệu quả gì?): Kết quả nhận được là tăng độ nhận thức về thương hiệu, khuyến khích mua hàng, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa mọi người khi chia sẻ Coca Cola với nhau. Thương hiệu Coca Cola có thể tăng doanh số, tăng lượng người theo dõi, nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng.

Ví dụ 2: Theo kênh tin tức CNN (truyền hình địa phương): Một vụ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản do sóng thần càn quét đã dẫn đến một lượng phóng xạ lớn chảy ra biển. Mức phóng xạ này vượt ngưỡng 100 lần cho phép - nhà điều hành Tokyo Electric Power Co cho biết. Phân tích theo mô hình truyền thông của Lasswell cho biết:

  • Ai: Nhà điều hành Tokyo Electric Power Co  (TEPC).
  • Cái gì: Chất phóng xạ chảy ra biển gây độc hại.
  • Kênh truyền thông: Tin tức CNN (phương tiện truyền hình).
  • Tới ai: Công khai cho tất cả mọi người.
  • Tác dụng: Cảnh báo người dân Nhật Bản và những người khác tránh khỏi nguy cơ nhiễm phóng xạ.

Mô hình truyền thông của Lasswell nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc hiểu rõ từng yếu tố trong quá trình truyền thông. Từ đó để tối ưu hóa hiệu quả của thông điệp được truyền đạt. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích để giúp bạn phân tích mô hình chiến dịch truyền thông của mình hiệu quả.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly