Công cụ truyền thông là yếu tố cần thiết quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu và giúp gia tăng doanh số. Trước hàng loạt những công cụ quảng bá thì nên dùng loại nào cho hiệu quả tốt nhất. Dưới bài viết là tổng hợp các công cụ hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng được Bizfly tổng hợp. Bạn đọc tìm hiểu, tham khảo và áp dụng!
Công cụ truyền thông có tên tiếng Anh là Communication tool, chúng được sử dụng trong các chiến dịch marketing. Các công cụ này gồm những truyền tải về thông điệp của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hướng đến khách hàng mục tiêu.
Công cụ truyền thông có vai trò quan trọng trong marketing và được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Sử dụng tốt các công cụ quảng bá này sẽ giúp thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng hiệu suất doanh thu của doanh nghiệp tốt hơn.
Có rất nhiều công cụ truyền thông được các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng. Thông thường sẽ có 7 công cụ phổ biến với hiệu quả mang lại rất cao, đó là:
Quảng cáo là công cụ truyền thông được trả tiền để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nào đó. Các quảng cáo chứa đựng thông tin về sản phẩm, công dụng, cách sử dụng, thương hiệu sản phẩm,... Điểm mạnh của quảng cáo đó chính là tạo ra hình ảnh, giới thiệu về sản phẩm một cách nhanh chóng và giúp thuyết phục khách hàng hành động.
Mạng xã hội là công cụ truyền thông rất hiệu quả được đa số các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nhiều trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển. Mạng xã hội là nơi có lượng người truy cập lớn, nhiều người chia sẻ, kết nối, trao đổi với nhau. Đây chính là thị trường đầy tiềm năng để thu hút một lượng lớn khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp.
Mạng xã hội cung cấp nhiều tính năng như: like, comment, share, vote, discussion,... Các tính năng này sẽ giúp bán hàng trực tuyến tốt hơn, thực hiện các chiến dịch PR marketing hiệu quả hơn và là cầu nối gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng đến gần nhau hơn. Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến dịch truyền thông của mình qua các kênh Facebook, Zalo, Tik Tok, Instagram,...
Trade marketing thời gian trước được coi như là hoạt động hỗ trợ bán hàng. Tuy nhiên về sau khi doanh nghiệp nhận ra đến 80% quyết định mua hàng được thực hiện tại điểm mua. Điều này khiến các doanh nghiệp dần quan tâm để tạo ra bộ phận marketing bán hàng trực tiếp.
Trade marketing đảm nhiệm các công việc là đảm bảo sản phẩm/dịch vụ được cung cấp từ công ty đến điểm bán thuận lợi nhất. Ngoài ra họ còn phải đảm bảo xây dựng mối quan hệ bền vững với các điểm bán lẻ để giúp tối ưu hiệu suất bán hàng, gia tăng sức cạnh tranh với đối thủ.
Direct marketing là kênh bán hàng trực tiếp với khách hàng. Khi doanh nghiệp sử dụng công cụ truyền thông quảng bá sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp thúc đẩy phản ứng của khách hàng, gây chú ý với họ. Việc này cũng giúp tạo lập duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng qua các kênh như: Email Marketing, Direct Email, Telemarketing, Marketing tại nhà,...
Sử dụng Direct marketing sẽ tạo ra được tương tác với khách hàng và có thể giải đáp được những thắc mắc của họ về sản phẩm, về doanh nghiệp. Công cụ này dễ tiếp cận, dễ đo lường hiệu quả công việc nên sẽ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ.
Public Relations là một công cụ truyền thông rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Public Relations có cách tiếp cận hoàn toàn khác so với các công cụ kể trên khi giúp bán hàng gián tiếp.
Để xây dựng niềm tin với khách hàng, PR sử dụng một số phương tiện truyền thông như: báo chí, radio, sự kiện, mạng xã hội,... Điều này sẽ giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra PR còn đảm nhiệm xử lý các vấn đề gây bất lợi cho doanh nghiệp từ nội bộ công ty hoặc bên ngoài.
Một số hình thức PR:
Bán hàng cá nhân là một công cụ truyền thông quan trọng được sử dụng ở bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào. Cách này sẽ thông qua các nhân viên bán hàng tư vấn sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho khách hàng.
Bán hàng cá nhân sẽ giúp khách hàng cảm nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Qua đó doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tâm lý khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp thúc đẩy họ mua hàng. Tùy vào sự khéo léo, kỹ năng bán hàng của từng nhân viên mà công cụ truyền thông này sẽ giúp nắm bắt nhu cầu khách hàng nhanh chóng nhất.
Công cụ truyền thông cuối cùng được nhắc đến ở đây là các khuyến mại mà doanh nghiệp đưa ra. Các khuyến mại này sẽ thu hút khách hàng và thúc đẩy họ hành động mua hàng để mua sản phẩm/dịch vụ với giá thấp, nhận được nhiều quà tặng,...
Ví dụ: Vào năm 2018, Adidas và BVG đã hợp tác đưa ra một đợt khuyến mại lớn khiến người dân Berlin phải xếp hàng dài trong nhiều ngày dưới trời tuyết để mua sản phẩm. Họ đã tung ra sản phẩm giày EQT Support 93/Berlin phiên bản giới hạn với mức giá thấp hơn bình thường chỉ 153 USD (giá trước đó bán 619 USD).
Trên bài viết là 7 công cụ truyền thông hiệu quả được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã áp dụng thành công. Bạn có thể áp dụng các công cụ kể trên để nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing của mình. Theo dõi, đồng hành cùng Bizfly để xem thêm nhiều bài viết hay liên quan cùng chủ đề.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại