Một trong những yếu tố khiến cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn được nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác chính là sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt quá mức, thì một số ngành mà bạn kinh doanh sẽ mất đi tiêu chuẩn đồng thời làm giảm lượng khách hàng trung thành.
Vì vậy, cần phải có chiến lược khác biệt hoá hiệu quả. Vậy cụ thể, chiến lược khác biệt hóa là gì và tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa trong bán hàng là như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Bizfly trong bài viết dưới đây.
Chiến lược khác biệt hóa (differentiation strategy) hay điểm khác biệt là một chiến lược về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mục đích tạo ra các yếu tố khác biệt từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực đồng thời tạo được ấn tượng cho khách hàng, khiến họ nhớ hơn đến thương hiệu của mình.
Những chỉ số về sự thành công của điểm khác biệt này sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích nhất định và mang lại cho thương hiệu của doanh nghiệp sự trung thành của khách hàng. Điều này là hoàn toàn có lợi.
Chiến lược khác biệt hóa là gì?
Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn thương hiệu của mình được nổi bật và được khách hàng biết đến nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính những mong muốn của doanh nghiệp đã tạo nên những quan trọng của chiến lược khác biệt hóa, cụ thể:
Nhờ có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp nhận được vô vàn những lợi thế nhất định như sự khác biệt về dịch vụ, khác biệt hoá để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm theo mong muốn của họ. Ngoài ra, khi tạo được sự khác biệt, doanh nghiệp của bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về các mối đe dọa đến từ đối thủ. Từ đó, nguồn thu của doanh nghiệp cũng lớn hơn.
Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trực tiếp
Sự trung thành của khách hàng chính là rào cản khiến họ không thể chấp nhận sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác nếu như họ không bị thuyết phục. Chính vì vậy mà bạn nên tận dụng những điểm khác biệt để tác động đến lòng trung thành của họ, hướng họ tới doanh nghiệp của bạn và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Điều này sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
Như đã nói ở trên, tạo ra sự khác biệt hóa trong hoạt động bán hàng và marketing sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bạn lạm dụng và tạo quá nhiều điểm khác biệt sẽ làm mất đi những tiêu chuẩn nhất định của sản phẩm, từ đó sẽ làm mất đi một lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng.
Chính bởi vậy mà bạn phải có một vài chiến lược tạo khác biệt cơ bản trong bán hàng và marketing dưới đây.
Tạo ra sự khác biệt về giá bằng cách đưa ra một mức giá thấp hơn hoặc cao hơn vượt trội so với đối thủ là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng. Việc đưa ra mức giá thấp sẽ thu hút được nhiều người mua hàng. Còn đưa ra mức giá cao hơn cũng gây thu hút và hấp dẫn khách hàng nhất là các đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu.
Chiến lược khác biệt hóa trong giá sản phẩm/dịch vụ
Tương tự như các chiến lược khác biệt khác, những nguyên tắc về sự khác biệt tập trung sẽ phân biệt một số tính năng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ chỉ tập trung vào một phân đoạn cụ thể nhất định thuộc lĩnh vực nào đó của thị trường.
Chính vì vậy mà trải nghiệm của người dùng thuộc phân đoạn này sẽ được cụ thể hơn và tốt hơn.
Để có được sự khác biệt trong sản phẩm thì đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp bạn phải có những tính năng nổi bật và độc đáo hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hoặc là sản phẩm duy nhất có tính năng đặc biệt đối với người sử dụng.
Đây là một trong những chiến lược khác biệt hoá hiệu quả có thể biến doanh nghiệp của bạn trở thành doanh nghiệp đi đầu trên thị trường.
Khác biệt hóa trong sản phẩm
Việc áp dụng những chiến lược khác biệt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhưng sự khác biệt cũng có những ưu, nhược điểm dưới đây:
Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa
Áp dụng chiến lược khác biệt hoá là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp giúp đổi mới sản phẩm cũng như thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hy vọng, với bài viết này, bạn đã có cho mình những thông tin, kiến thức thú vị và hữu ích có liên quan đến POD.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại