Bán hàng
13 Thg 05 2025

Chiến lược kinh doanh là gì? 8 nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh

Thủy Nguyễn Thủy Nguyễn
Chia sẻ bài viết

Chiến lược kinh doanh luôn cần cho mọi doanh nghiệp. Bởi trong hoàn cảnh thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, việc có chiến lược kinh doanh rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận, xử lý và phát triển. Hãy cùng Bizfly theo dõi bài viết dưới đây "Chiến lược kinh doanh là gì?  Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả"

Chiến lược kinh doanh là gì?

Khái niệm chiến lược kinh doanh được định nghĩa là bản kế hoạch tổng thể mà doanh nghiệp xây dựng với các tiêu dài hạn và định hướng các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu nào đó của doanh nghiệp. Kế hoạch này bao gồm phân tích thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng lợi thế cạnh tranh,... 

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp định hình vị thế trên thị trường, chủ động và thích ứng nhanh trước biến động môi trường. Dù ở bất kỳ quy mô nào, việc có một chiến lược kinh doanh bài bản sẽ giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là bản kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp

Vai trò của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh giữ vai trò trung tâm trong việc định hướng sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Cụ thể vai trò đó là:

  • Xác định rõ mục tiêu dài hạn và cách thức đạt được mục tiêu đó, từ đó tránh việc hoạt động thiếu định hướng hoặc đầu tư nguồn lực lãng phí.
  • Xây dựng lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp nổi bật giữa thị trường đầy đối thủ cạnh tranh khốc liệt.
  • Tăng khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường kinh doanh, từ biến động thị trường đến sự thay đổi hành vi tiêu dùng.
  • Trở thành công cụ giúp bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp nhịp nhàng hơn, đảm bảo mọi nguồn lực đều được sử dụng hiệu quả, hướng đến một mục tiêu chung. 

Việc triển khai chiến lược kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi doanh nghiệp sở hữu nền tảng như BizCRM – công cụ giúp đồng bộ dữ liệu, phân tích hành vi khách hàng và tự động hóa quy trình bán hàng.

Các thành phần chính của chiến lược kinh doanh

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả được cấu thành từ nhiều yếu tố cốt lõi, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm định hướng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bất kỳ chiến lược kinh doanh nào cũng cần có:

Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh là một thành phần thiết yếu trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nhu cầu khách hàng, mức độ tiềm năng của từng phân khúc. 

Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược tiếp cận thị trường và các cơ hội hoặc nguy cơ từ đối thủ. Thông qua việc thu thập và xử lý các thông tin này, doanh nghiệp có thể xác định rõ vị thế hiện tại của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra những cơ hội chưa được khai thác và xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.

Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh quan trọng trong bản chiến lược kinh doanh

 

 

Xác định mục tiêu doanh nghiệp

Xác định mục tiêu doanh nghiệp là một bước quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Mục tiêu doanh nghiệp giúp định hướng mọi hoạt động, tạo ra động lực và sự rõ ràng trong quá trình thực hiện. Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được và phải có thời gian thực hiện (SMART - Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).

Khi các mục tiêu được xác định cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi tiến trình và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Ngoài ra, mục tiêu doanh nghiệp còn giúp tất cả các bộ phận trong công ty phối hợp nhịp nhàng, từ bộ phận marketing đến bộ phận bán hàng. Điều này đảm bảo rằng mọi hoạt động đều đóng góp vào sự phát triển chung.

Phát triển lợi thế cạnh tranh

Bên cạnh những yếu tố trên, phát triển lợi thế cạnh tranh cũng là một thành phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh, giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và nổi bật so với các đối thủ trên thị trường. Lợi thế cạnh tranh có thể đến từ nhiều yếu tố, như chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ khách hàng, công nghệ tiên tiến, hoặc một thương hiệu mạnh.

Để phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến và đổi mới, đồng thời tận dụng các yếu tố độc đáo mà mình sở hữu. Một lợi thế mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng, bảo vệ thị phần và gia tăng lợi nhuận dài hạn. 

Bản chiến lược kinh doanh cần phát triển được lợi thế cạnh tranh

Phân bổ nguồn lực

Phân bổ nguồn lực góp phần quyết định sự hiệu quả của quá trình thực thi chiến lược. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tài chính, nhân lực, công nghệ, cơ sở vật chất và thời gian. Để chiến lược kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, đảm bảo rằng các nguồn lực này được sử dụng tối ưu nhất cho các hoạt động quan trọng. 

Nếu mục tiêu là mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần đầu tư vào marketing, nghiên cứu thị trường mục tiêu và đội ngũ bán hàng. Nếu chiến lược tập trung vào đổi mới sản phẩm, nguồn lực cần được phân bổ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra sản phẩm mới. Việc phân bổ nguồn lực đúng đắn giúp tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo mọi hoạt động đều đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Để kiểm soát tốt dữ liệu đối tác, tối ưu chuỗi cung ứng và quản lý quan hệ khách hàng trong bối cảnh bị đe dọa cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã tin dùng phần mềm CRM của Bizfly nhằm nâng cao hiệu quả vận hành toàn diện.

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong thời đại số hiệu quả không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Để tạo ra một bản chiến lược thành công, doanh nghiệp cần tuân theo một quy trình bài bản, bao gồm các bước dưới đây. 

Phân tích SWOT

Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh. 

  • Điểm mạnh (Strengths): Doanh nghiệp cần nhận diện các lợi thế cạnh tranh, tài sản, kỹ năng, hoặc nguồn lực mà mình có. Chẳng hạn như định vị thương hiệu mạnh, đội ngũ nhân viên tài năng, hoặc quy trình sản xuất hiệu quả.
  • Điểm yếu (Weaknesses): Đây là các yếu tố mà doanh nghiệp cần cải thiện, như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, hoặc chiến lược marketing chưa hiệu quả.
  • Cơ hội (Opportunities): Phân tích các xu hướng thị trường, thay đổi trong nhu cầu khách hàng, công nghệ mới, hoặc các cơ hội mở rộng thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng.
  • Mối đe dọa (Threats): Doanh nghiệp cần nhận diện những nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh, thay đổi trong môi trường pháp lý, sự biến động của nền kinh tế hoặc bất kỳ yếu tố nào có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của mình.
Phân tích SWOT là bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

 

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là một bước quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Mô hình kinh doanh sẽ quyết định cách thức mà doanh nghiệp tạo ra giá trị, vận hành và kiếm tiền. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp định hình các chiến lược marketing, bán hàng và phát triển sản phẩm. 

Các mô hình phổ biến hiện nay bao gồm: B2C (Business to Consumer), B2B (Business to Business), C2C (Consumer to Consumer), Subscription Model (Mô hình đăng ký). Khi lựa chọn mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh, nguồn lực có sẵn và mục tiêu dài hạn của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình hoạt động, phát huy điểm mạnh và tạo ra giá trị lâu dài. 

Xây dựng kế hoạch hành động 

Sau khi đã hoàn thành các bước phân tích và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch hành động để đưa chiến lược kinh doanh và thực tế. Kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ các bước cụ thể cần thực hiện, ai sẽ là người chịu trách nhiệm,... Từ đó, bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp đơn vị quản lý, tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh và đạt được kết quả như mong đợi.

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể

Đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh

Bước cuối cùng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là đánh giá và điều chỉnh. Đây là một phần không thể thiếu, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ và đảm bảo rằng chiến lược đang được triển khai đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt và khả năng thích ứng với môi trường thay đổi, tối ưu hóa các hoạt động, từ đó đạt được thành công bền vững trong dài hạn.

Ví dụ thực tế về các chiến lược kinh doanh thành công

Việc nghiên cứu các chiến lược kinh doanh thành công sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức triển khai chiến lược hiệu quả và những yếu tố tạo nên sự phát triển vững bền. Dưới đây là một số ví dụ về các chiến lược kinh doanh đã được áp dụng, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức và đạt được mục tiêu dài hạn. 

Vinamilk 

Vinamilk là một trong những công ty kinh doanh các sản phẩm từ sữa hàng đầu tại Việt Nam. Sự thành công này một phần nhờ chiến lược kinh doanh bài bản và dài hạn hiệu quả của Vinamilk. Doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Công ty không tập trung vào các sản phẩm sữa truyền thống mà còn mở rộng sang các dòng sản phẩm khác như sữa chua, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng và thậm chí là các sản phẩm hữu cơ. Điều này giúp Vinamilk giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Vinamilk chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất. Công ty đã xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất. Điều này giúp sản phẩm sữa của Vinamilk không chỉ có chất lượng cao mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Vinamilk là ví dụ điển hình cho việc sử dụng chiến lược kinh doanh thành công

 

Pepsi

PepsiCo, với sản phẩm chủ lực là Pepsi, đã áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh sáng tạo và hiệu quả để giữ vững vị thế trong thị trường nước giải khát cạnh tranh khốc liệt. Pepsi nổi bật trong ngành nước giải khát nhờ vào các chiến dịch marketing mạnh mẽ và sáng tạo. Một trong những chiến lược nổi bật của Pepsi là tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi, sử dụng các gương mặt nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo. 

Pepsi cũng đã hợp tác với các ngôi sao quốc tế như Michael Jackson, Beyoncé, Britney Spears và nhiều nghệ sĩ khác để xây dựng hình ảnh tươi trẻ, năng động. Các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn và đầy tính sáng tạo đã giúp doanh nghiệp nổi bật trong mắt người tiêu dùng, xây dựng được một thương hiệu gắn liền với âm nhạc. 

Kết luận

Như vậy, chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới trong sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc hiểu rõ khái niệm và áp dụng các nguyên lý của chiến lược kinh doanh là chìa khóa để doanh nghiệp vươn tới thành công và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết "Chiến lược kinh doanh là gì? Quy trình xây dựng hiệu quả " sẽ hữu ích cho bạn.

Bán hàng
Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Leads là gì
Bán hàng
26 Thg 04 2024

Leads là gì? Bí quyết thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Leads là gì? Bạn có biết bí quyết để thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng chưa? Hãy tham khảo ngay bài viết này cùng Bizfly nhé!