OKR và KPI: Sự khác biệt giữa 2 chỉ số đo lường hiệu suất công việc

Thủy Nguyễn 08/02/2022

OKR và KPI là những cụm từ đã quá quen thuộc và được sử dụng như một chỉ số đo lường quan trọng bởi mọi doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người lại không thể phân định rõ ràng về sự khác biệt của hai thuật ngữ này đặc biệt là khi KPI sẽ có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào định hướng cũng như điều kiện của các tổ chức đó.

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ này, Bizfly sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa OKR và KPI. Bạn có thể tham khảo phần kiến thức được Bizfly chia sẻ trong bài viết sau.

Khái niệm về KPI 

KPI (Key Performance Indicators) là một tập hợp các tiêu chí đo lường và đánh giá hiệu suất làm việc cũng như mức độ làm việc hiệu quả để hoàn thành được mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định của một tổ chức, một doanh nghiệp hay một cá nhân. KPI được thể hiện thông qua các số liệu, chỉ tiêu định lượng, tỷ lệ cụ thể và được thiết kế chi tiết để có thể linh hoạt thực hiện và phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân mỗi ngày.

Mỗi một tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân khác nhau sẽ có cách thiết lập KPI khác nhau để đánh giá tốt nhất hiệu quả công việc của chính mình.

Khái niệm về KPI

Khái niệm về KPI 

Khái niệm về OKR 

OKR và KPI luôn là hai thuật ngữ gắn liền nhau. Do đó, để so sánh chính xác hai chỉ số này, việc tìm hiểu khái niệm OKR là điều cần thiết. OKR (Objective & Key Result) hay kết quả và mục tiêu then chốt được hiểu một cách đơn giản là phương pháp quản trị dựa trên một mục tiêu cụ thể và mục tiêu cụ thể đó sẽ được đo lường bằng những kết quả mang tính then chốt nhất.

Đây là hệ thống bắt buộc bạn phải biết cách tách biệt những điểm mấu chốt thật sự quan trọng với các thành phần còn lại và đặt được một cách rõ ràng những ưu tiên cần thiết. Để thực hiện được điều đó, bạn cần học được cách loại bỏ những thứ gây phiền nhiễu nếu bạn không thể xác định được đích đến của mình.

So sánh chỉ số OKR và KPI 

Như đã nói ở trên, chỉ số OKR và chỉ số KPI tuy là hai thuật ngữ riêng biệt, tồn tại nhiều điểm khác biệt nhưng vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn chỉ bởi chúng đều là công cụ đo lường được nhiều người dùng. Do đó, để thực sự có thể phân biệt được hai chỉ số này, bạn cần xác định được điểm giống và khác nhau của chúng.

Giống nhau 

Điểm giống đầu tiên giữa hai chỉ số này là chữ “key" (then chốt, chìa khoá) tồn tại trong tên của chúng. Việc sử dụng từ “key" đối với hai chỉ số này cho thấy bạn bắt buộc phải tách biệt các chỉ số chính thực sự quan trọng ra khỏi những thành phần còn lại. Đây được xem là kết quả quan trọng để thể hiện cho một mục tiêu cụ thể chứ không phải là những cách làm để hoàn thành mục tiêu.

Sự giống nhau tiếp theo dễ gây nhầm lẫn nhất trong khái niệm của hai chỉ số này là chúng đều là công cụ được sử dụng để phục vụ cho việc đo lường hiệu suất công việc. Dù là OKR hay KPI thì các chỉ số này đều phải đo lường được và là chỉ số thể hiện cụ thể hoặc phân định được ranh giới của điều đúng và điều sai. 

Một điểm giống nhau khác nữa giữa chỉ số OKR và KPI nữa đó là khi áp dụng hai chỉ số đo lường này, người dùng phải thường xuyên kiểm soát và đánh giá chúng. Bên cạnh đó, các chỉ số này có thể được áp dụng cho nhiều cấp độ khác nhau từ nhỏ đến lớn của một tổ chức.

So sánh chỉ số OKR và KPI

So sánh chỉ số OKR và KPI 

Khác nhau 

Bên cạnh những điểm giống nhau dễ gây nhầm lẫn thì bạn có thể dễ dàng phân biệt hai chỉ số OKR và chỉ số KPI với một vài điểm khác biệt như:

  • Trọng tâm: Trọng tâm của chỉ số OKR chính là O(Objective) hay mục tiêu nghĩa là bạn cần phải xác định được các hoạt động mình cần thực hiện trước khi đưa ra các kết quả then chốt. Trọng tâm của chỉ số KPI là I (Indicator) với mục tiêu hướng đến là kết quả then chốt được đưa ra. 
  • KPI là công việc hàng ngày còn OKR thì không như thế: OKR là đích đến chứ không phải là việc mà bạn có thể theo dõi mỗi ngày. Để làm được điều đó thì bạn luôn phải theo sát chỉ số KPI. Điều này có nghĩa là KPI là chỉ số phục vụ cho chỉ số OKR. Bạn có thể điều chỉnh KPI hàng ngày còn OKR thì hoàn toàn không thể. 
  • Mục đích sử dụng: KPI thường được sử dụng trong quá trình vận hành một tổ chức đang hoạt động ổn định. Với các kết cấu được thiết kế để tập trung đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên, KPI phát huy tác dụng của mình đó đưa ra những đánh giá công bằng nhất bằng cách tách bạch giữa số liệu và cảm tính. Còn với OKR, các tổ chức có thể ứng dụng nó để đặt ra những mục tiêu mang tính tham vọng đồng thời xác định được cơ sở và kết quả cần đạt được đối với mục tiêu đó. Do đó, OKR thường được dùng khi tổ chức cần hoạch định một kế hoạch cụ thể trong khoảng thời gian xác định.

Doanh nghiệp nên sử dụng OKR hay KPI?

Qua sự so sánh giữa OKR và KPI, rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng thường tập trung vào việc nên áp dụng chỉ số nào vào các hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường tập trung đầu tư chi phí xây dựng chỉ số KPI để tiến hành đo lường và nâng cao hiệu suất làm việc của các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp nhưng lại không thể đạt được kết quả như mong đợi.

Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến thất bại của họ có lẽ là thiếu đi chỉ số OKR để xác định được chính xác các mục tiêu khác nhau của tổ chức trong từng giai đoạn khác nhau. 

Doanh nghiệp nên sử dụng OKR hay KPI

Doanh nghiệp nên sử dụng OKR hay KPI?

Thực tế, chỉ tiêu OKR ngắn hạn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho các doanh nghiệp hay tổ chức cần có sự thay đổi phạm vi kinh doanh nhanh chóng. Còn các doanh nghiệp có định hướng lâu dài, cần phải đo lường hiệu quả công việc mỗi ngày thì KPI là chỉ số thích hợp không thể bỏ qua. Tuy nhiên, để đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên đạt được hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp nên kết hợp cả hai chỉ số này.

Việc nhiều người hiểu nhầm giữa hai chỉ số OKR và KPI luôn là điều dễ hiểu bởi chúng tồn tại khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, việc phân biệt hai chỉ số này cũng không phải là điều quá phức tạp. Với những chia sẻ của Bizfly về khái niệm, so sánh giữa OKR và KPI giúp bạn trong việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng.

Quản lý đội ngũ bán hàng - Bứt phá doanh thu cùng BizCRM
"Đo lường KPI chính xác 100% - nhanh chóng - đầy đủ - minh bạch"

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly