Swot được sử dụng khá nhiều và phổ biến trong kinh doanh giúp doanh nghiệp phân tích các yếu tố thiết lập kinh doanh một cách đơn giản và vô cùng hữu ích. Tuy nhiên để áp dụng và triển khai mô hình này thành công thì không phải ai cũng làm được.
Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay các chuyên gia của Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn đọc khái niệm SWOT là gì? Cách phân tích và lập chiến lược SWOT hiệu quả cho doanh nghiệp chi tiết và đầy đủ.
Mô hình SWOT (hay ma trận SWOT) là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng được cấu thành từ 4 yếu tố bao gồm Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Trong đó:
Mô hình SWOT là gì?
Để tìm hiểu kỹ hơn về ma trận SWOT này, Bizfly sẽ cung cấp thêm đến bạn đọc những kiến thức về lịch sử hình thành của nó:
Phía dưới là một vài lý do lý giải vì sao các doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SWOT:
S (điểm mạnh) và W (điểm yếu) trong ma trận SWOT liên quan mật thiết đến các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Biết được điểm mạnh, doanh nghiệp có thể tiếp tục phát huy và duy trì nó. Còn với điểm yếu cần được khắc phục và loại bỏ càng sớm càng tốt.
O (cơ hội) và T (thách thức) là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp ít khi kiểm soát được.
Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SWOT?
Vì vậy, khi phân tích kỹ 2 yếu tố này trong mô hình SWOT sẽ giúp doanh nghiệp tự tin hơn, sớm có các phương án để phòng ngừa những thách thức hoặc sớm chuẩn bị các yếu tố cần thiết để nắm bắt thời cơ khi cơ hội tới.
Kết hợp 2 trong số 4 thành tố của ma trận SWOT sẽ đưa ra được các chiến lược kinh doanh khác nhau như tấn công, tự vệ, phòng thủ hay chiến lược "lội ngược dòng".
Khi phân tích SWOT mọi người sẽ nhận ra những ưu điểm và nhược điểm khi triển khai mô hình này vào trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Ưu điểm và nhược điểm khi phân tích mô hình SWOT
Để có thể ứng dụng mô hình SWOT vào hoạt động phân tích kinh doanh hiệu quả thì ngoài tìm hiểu khách niệm SWOT là gì mọi người cần phải nghiên cứu cách phân tích SWOT và lập kế hoạch kinh doanh dựa trên ma trậ SWOT tối ưu như sau:
Phân tích SWOT là bước tạo chiến lược sản xuất kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến để hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một tổ chức. Trên thực tế, công việc phân tích SWOT là phân tích các thành phần chính có trong ma trận SOWT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức).
S: Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh trong mô hình SWOT là những điểm nổi trội mà doanh nghiệp hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nhưng thông thường chúng sẽ bao gồm sức mạnh thương hiệu, mức độ trung thành của khách hàng, khả năng ứng dụng công nghệ, bảng cân đối kế toán.
W: Weaknesses - Điểm yếu
Là thực hiện phân tích những khía cạnh hay chuyên môn mà doanh nghiệp làm chưa tốt, những yếu điểm, việc làm và nguồn lực bị giới hạn so với đối thủ cần được cải thiện.
Một số câu hỏi giúp bạn đánh giá những điểm yếu hiệu quả
O: Opportunities - Cơ hội
Xem xét những thành tố tác động từ bên ngoài vào và hỗ trợ cho việc kinh doanh của bạn diễn ra được thuận lợi. Các tác nhân này có thể là sự phát triển của thị trường, sự yếu kém của đối thủ, xu hướng toàn cầu,...
Để nắm bắt cơ hội kinh doanh hay cơ hội thúc đấy thương hiệu, người phân thích mô hình SWOT phải hiểu được sự liên kết của thị trường, dòng tiền và dự đoán xu hướng kinh tế trong tương lai. Có thể tìm hiểu và phân tích thông tin trên các chuyên trang kinh tế, báo cáo tài chính và thông qua các nghiên cứu về cung - cầu của thị trường.
T: Threats - Thách thức
Đánh giá yếu tố bên ngoài gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp trong việc đi đến thành công. Một số nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải như phải đối phó với đối thủ cạnh tranh, mức giá hợp lý cho những nguyên vật liệu được cung ứng,...
Hướng dẫn cách phân tích SWOT và lập kế hoạch chi tiết
Việc phân tích swot sẽ mang mục đích nâng cao điểm mạnh, cải thiện điểm yếu, hạn chế thách thức và tận dụng cơ hội.
Nếu bạn chỉ làm rõ được 4 yếu tố nói trên mà không hành động gì tiếp theo thì việc phân tích SWOT này là vô nghĩa. Một chiến lược SWOT hiệu quả phải được kết hợp từ cả 4 yếu tố nói trên:
Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được SWOT là gì rồi. Vậy, câuy hỏi đặt ra là những loại hình lĩnh vực nào nên áp dụng mô hình SWOT này trong hoạt động phân tích kinh doanh?
Như vậy, bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản và hữu ích nhất để giúp bạn hiểu được SWOT là gì cũng như những kiến thức có liên quan như lịch sử, lợi ích, hạn chế, tầm quan trọng và cách phân tích SWOT và lập kế hoạch chi tiết hiệu quả tối ưu.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại