Phân tích kinh doanh là gì? Vai trò và các kỹ thuật phân tích tối ưu

Thủy Nguyễn 04/07/2024

Phân tích kinh doanh là khái niệm dùng để chỉ việc sử dụng các dữ liệu với nhiều mục đích khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời mọi người tìm hiểu trong bài viết chi tiết dưới đây.

Phân tích kinh doanh là gì?

Phân tích kinh doanh (tiếng Anh: Business Intelligence, viết tắt là BI) hay còn được biết đến với tên gọi là phân tích doanh nghiệp. Khái niệm này được hiểu là việc phân tích dữ liệu, đưa ra các phương tiện thông tin, thu thập, lưu trữ dữ liệu để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Tất cả các khía cạnh liên quan đến kinh doanh đều cần phân tích dữ liệu trước khi đưa ra một chính sách hay quyết định thay đổi bất kỳ.

Phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp

Phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp

Ngày nay, việc phân tích kinh doanh thường được thực hiện thông qua công nghệ có khả năng xử lý khối lượng con số khổng lồ. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại giúp công việc này trở nên nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất.

Đây cũng có thể được coi là một chuyên ngành nhằm đưa ra các giải pháp cho vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, đáp ứng được nhu cầu của con người về thời gian, chi phí, hiệu quả, quy trình và kế hoạch phát triển công ty.

Đọc thêm: Nghệ thuật kinh doanh đỉnh cao giúp nâng cao doanh số hiệu quả 

Phân biệt phân tích kinh doanh và phân tích dữ liệu

Phân tích kinh doanh và phân tích dữ liệu đều là những khía cạnh quan trọng trong kinh doanh. Nhìn chung, để phân biệt 2 khái niệm này không khó bởi chúng có những đặc điểm riêng biệt:

Chức năng chủ yếu liên quan đến việc giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp trong hiện tại hoặc tương lai. Các số liệu của việc này thường sử dụng công nghệ và ứng dụng vào một dự án cụ thể.

Để làm được điều đó, cần thu thập đủ số liệu, căn cứ toàn diện liên quan đến doanh nghiệp thì mới có thể đưa ra phương án phù hợp nhất. Các bước làm cụ thể như sau: thu thập số liệu, đánh giá quy trình, mô hình hóa mô hình kinh doanh, xác định rủi ro cùng lợi ích, đưa ra chiến lược để triển khai và thử nghiệm các giải pháp.

Phân tích dữ liệu là khái niệm tìm ra ‘’tiếng nói’’ của những con số bằng cách kết hợp nhiều công cụ khác nhau với mục đích giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Phân tích dữ liệu cũng cần thu thập những con số, loại bỏ những thông tin dư thừa và xử lý để định hình nên xu hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Các bước phân tích dữ liệu bao gồm: Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu, xác định quy trình, phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả cuối cùng.

Sự khác nhau giữa người phân tích dữ liệu và kinh doanh

Sự khác nhau giữa người phân tích dữ liệu và kinh doanh

Tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ thiết kế và triển khai các hệ thống công nghệ hiện đại còn phân tích dữ liệu sẽ diễn giải ý nghĩa từ các chỉ số mang lại. Vai trò của phân tích kinh doanh phụ thuộc vào phân tích số liệu và cả 2 công việc này đều là một phần quan trọng khi vận hành doanh nghiệp.

Đọc thêm: 11 phần mềm phân tích dữ liệu tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp

 

Vai trò của việc phân tích kinh doanh 

Không thể phủ nhận vai trò của phân tích kinh doanh đối với doanh nghiệp bởi nó là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động quản lý và tăng trưởng doanh số đạt đúng mục tiêu mong đợi. Cụ thể:

Quản lý kinh tế phản ánh những vấn đề chung của doanh nghiệp khi xây dựng một chiến lược bất kỳ. Hoạt động này đảm bảo những chiến lược đạt hiệu quả tốt và hạn chế được những rủi ro không mong muốn.

Qua quá trình đó, sẽ hình thành nên quy luật, bước đi đúng cho doanh nghiệp trong tương lai. Để làm được điều này, phân tích kinh doanh sẽ sử dụng và sắp xếp các dữ liệu quan trọng, thể hiện trên bảng điều khiển số bằng phần mềm đặc thù.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của phân tích kinh doanh là mang đến doanh thu cho doanh nghiệp nhờ việc sở hữu thông tin và những con số. Khi chất lượng con số được cải thiện, nhân viên sẽ chăm chỉ hơn, giảm chi phí bỏ ra và tăng doanh thu theo từng giai đoạn đã dự báo trước đó.

Các kỹ thuật phân tích kinh doanh áp dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 9 kỹ thuật phân tích kinh doanh phổ biến nhất thường được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng:

Phân tích SWOT

SWOT viết tắt của Điểm mạnh (Strength), Điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunities) và Đe dọa (Threats).

Phân tích SWOT được tiến hành bởi 1 nhóm người có tư duy và quan điểm hoàn toàn khác biệt để có cái nhìn đa chiều, trong đó:

  • Điểm mạnh: Bao gồm những yếu tố mang lại lợi thế cho doanh nghiệp để cạnh tranh với đối thủ.
  • Điểm yếu: Là những vấn đề cần khắc phục, cần cải thiện giúp công ty phát triển hơn.
  • Cơ hội: Là những yếu tố khách quan có khả năng mang lại lợi thế cho doanh nghiệp.
  • Đe dọa: Bao gồm những vấn đề có thể gây ra rủi ro cho doanh nghiệp.

Phân tích PESTLE

Phân tích PESTLE còn được biết đến với tên gọi là phân tích PEST, nghĩa là những cơ hội hoặc rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. PESTLE bao gồm olitical (Chính trị), Economical (Kinh tế), Social (Xã hội), Technological (Công nghệ), Legal (Pháp lý) and Environmental (Môi trường). Trong đó:

  • Chính trị: Bao gồm luật pháp, quy định, chính sách của chính phủ.
  • Kinh tế: Gồm các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ lệ lạm phát…
  • Xã hội: Gồm văn hóa, sức khỏe, tỷ lệ gia tăng dân số…
  • Công nghệ: Đổi mới, tự động hóa, phát minh công nghệ…
  • Pháp lý: Luật bản quyền, luật bảo hiểm…
  • Môi trường: Thời tiết, khí hậu, mức độ ô nhiễm…

Phân tích MOST

MOST là viết tắt của Mission (Nhiệm vụ), Objective (Mục tiêu), Strategy (Chiến lược) và Tactics (Chiến thuật). Cụ thể:

  • Nhiệm vụ: Là quá trình lâu dài của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu: Là công đoạn tiếp theo sau khi phân tích nhiệm vụ.
  • Chiến lược: Bao gồm những hành động để hoàn thành mục tiêu đưa ra.
  • Chiến thuật: Là những cách để thực hiện chiến lược.

Phân tích kinh doanh hệ thống (System Analysis)

Đây là phương pháp sử dụng các dữ liệu nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro khi điều hành doanh nghiệp. Càng hiểu rõ hệ thống thì phân tích kinh doanh này càng hạn chế được những lỗi dù là nhỏ nhất.

Bản đồ tư duy (Mind mapping)

Bản đồ tư duy giúp doanh nghiệp hiểu rõ các vấn đề từ bao quát đến nhỏ nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Freemind, Xmind, Mindmap…

Bản đồ tư duy cơ bản

Bản đồ tư duy cơ bản

Thiết kế quy trình

Thiết kế quy trình yêu cầu người phân tích kinh doanh phải có các thiết kế quy trình của tổ chức và những đặc điểm cần thiết của nó. Điều này giúp đo lường hiệu quả kinh doanh chính xác nhất.

Phân tích Mô hình Kinh doanh BPM (Business Process Modelling)

Phân tích mô hình kinh doanh sẽ giúp mọi người hiểu hơn về chính sách, phương pháp và kỹ thuật tiếp cận khách hàng. Nhờ đó, mọi vấn đề liên quan đến chi phí, ảnh hưởng của công ty cũng được làm rõ hơn.

6 chiếc mũ tư duy

6 chiếc mũ tư duy được coi là công cụ khá phổ biến giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh và chính xác. Cụ thể:

  • Màu xanh lá cây: tư duy sáng tạo.
  • Xanh lam: thảo luận tổng quan
  • Trắng: tư duy logic
  • Vàng: suy nghĩ tích cực
  • Đỏ: phản ứng dựa trên cảm xúc.
  • Đen: suy nghĩ đối lập.

Sử dụng brainstorming

Đây là một kỹ thuật dùng để đưa ra những ý tưởng mới lạ nhằm giải quyết vấn đề đang tồn đọng của doanh nghiệp. Brainstorming không chỉ do một cá nhân mà là sức mạnh của cả nhóm người.

Kỹ năng cần có của một nhà phân tích kinh doanh

Các nhà phân tích kinh doanh cần có quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng dưới đây:

  • Kỹ thuật: Hiểu rõ nguyên tắc của hệ thống kỹ thuật và đọc hiểu các văn bản kỹ thuật.
  • Phân tích: Có đủ chuyên môn để phân tích khái niệm, đối tượng từ đó đánh giá rủi ro có thể gặp phải.
  • Kinh doanh: Có kiến thức và định hướng kinh doanh.
  • Quản lý: Có tính quyết đoán, biết quản lý thời gian của từng cá nhân, có mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Giao tiếp: Có khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu.

Đọc thêm: 10 kinh nghiệm kinh doanh thành công được chia sẻ từ chuyên gia

Như vậy, phân tích kinh doanh đóng vai trò quan trọng với tương lai của tổ chức, công ty. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mọi người kiến thức đang tìm kiếm, chúc doanh nghiệp sẽ gặt hái được thành công trong tương lai.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly