Hiệu quả kinh doanh là gì? Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất kinh doanh

Thủy Nguyễn 27/09/2021

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của một doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng mạnh mẽ hiện nay. Và để đo lường hiệu quả kinh doanh, không ít doanh nghiệp đã sử dụng rất nhiều phương pháp cũng như cách để nâng cao hiệu quả trong hoạt động này.

Trong bài viết hôm nay, Bizfly sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc các chỉ tiêu đánh giá cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) là một phạm trù có khả năng phản ánh được cách mà doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực. Để từ đó đạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xác định. Cụ thể, doanh nghiệp có thể so sánh sự chênh lệch giữa kết quả đầu ra và kết quả đầu vào, giữa chi phí đầu tư và doanh thu nhận được. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới cần đánh giá chỉ số này bởi mục tiêu mà họ hướng đến chính là tối đa hoá lợi nhuận.

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp 

Hiệu quả kinh doanh có sự liên quan mật thiết đến quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất hàng hoá. Vì vậy, khi thực hiện phân tích, những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được bao gồm:

  • Với các nhà quản trị doanh nghiệp, việc tiếp nhận các thông tin từ phân tích hiệu quả sẽ giúp họ có thể nhanh chóng nắm bắt và đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó, các mặt tích cực sẽ được phát huy, còn các mặt tiêu cực sẽ được hạn chế để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tốt hơn.
  • Với các nhà đầu tư, việc phân tích hiệu quả kinh doanh giúp họ nắm bắt nhanh chóng hiệu quả sử dụng vốn và mức độ lợi nhuận thu vào. Từ đó, có thể đưa ra quyết định thu hồi vốn hoặc tiếp tục đầu tư một cách chính xác.
  • Với các cơ quan chức năng Nhà nước, họ có thể biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân sách và đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
  • Với các cơ quan, tổ chức cho vay, họ có thể dựa trên kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh để dễ dàng đưa ra quyết định cho doanh nghiệp tiếp tục vay nữa hay không để đảm bảo có thể thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

Xem thêm: Top 10 bí quyết kinh doanh thành công từ các thương hiệu lớn

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Để có thể thực hiện việc đánh giá hiệu quả trong kinh doanh một cách chính xác nhất, bạn cần áp dụng các chỉ tiêu được Bizfly chia sẻ sau đây.

Hiệu quả trong sử dụng tài sản 

Mục đích cuối cùng mà hầu hết các doanh nghiệp khi đánh giá hiệu quả kinh doanh đều hướng tới chính là lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ khi họ biết cách sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả thì hoạt động kinh doanh mới đạt được những thành tựu tốt nhất.

Cụ thể, hiệu quả trong sử dụng tài sản sẽ được thể hiện thông qua nhiều lợi ích hay giảm bớt thời gian của một vòng quay tài sản mà chỉ cần sử dụng lượng tài sản ít nhất. Các chỉ tiêu này bao gồm:

  • Số vòng quay tài sản = doanh thu thuần/tài sản bình quân (trong cùng thời kỳ).
  • Sức sản xuất của tài sản = doanh thu thuần/tài sản cố định bình quân.
  • Số vòng quay ngắn hạn = doanh thu thuần/tài sản ngắn hạn bình quân.
  • Số vòng quay hàng tồn = doanh thu thuần/lượng hàng tồn kho bình quân.
  • Thời gian vòng quay tài sản ngắn hạn = thời gian kỳ phân tích/số vòng quay tài sản ngắn hạn (trong cùng thời kỳ).

Hiệu suất sử dụng lao động 

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, một trong ba yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chính là nguồn lao động. Vì vậy, dù là chất lượng hay số lượng thì nguồn lao động đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu cụ thể này bao gồm:

  • Lợi nhuận bình quân của một lao động = lợi nhuận ròng/số lượng lao động bình quân (trong cùng thời kỳ).
  • Doanh thu trung bình của một lao động = doanh thu/số lượng lao động bình quân (trong cùng thời kỳ).

Hiệu suất sử dụng lao động - chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Hiệu suất sử dụng lao động - chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 

Khả năng sinh lời 

Hầu hết để đánh giá hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng và quan tâm đến nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời bởi mục tiêu mà họ hướng tới chính là lợi nhuận. Các chỉ tiêu này bao gồm:

  • Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ phần trăm một đồng doanh thu chiếm được trong tổng số lợi nhuận. Kết quả này càng cao thì hiệu quả càng lớn.
  • Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản: Chỉ tiêu này thể hiện lượng đơn vị lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu về từ một đơn vị tài sản trung bình. Nếu kết quả này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn.
  • Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc ướ lượng lợi nhuận mà mình sẽ nhận được sau khi đã trừ thuế. Kết quả này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn.

Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) là gì và công thức tính

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tổ chức 

Mục tiêu cuối cùng và cao nhất mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tổ chức. Và bạn có thể áp dụng một vài biện pháp như sau:

  • Tăng doanh thu: Doanh nghiệp cần phải tìm được cách tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm một cách nhanh chóng bằng cách sản xuất ra những mặt hàng chất lượng hơn, đảm bảo hơn và đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách chính xác hơn để họ tin tưởng lựa chọn và mua sản phẩm.
  • Giảm bớt các chi phí: Khi doanh nghiệp bán các sản phẩm với mức giá thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm hơn. Điều này giúp gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
  • Sử dụng phần mềm: Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng online để tối ưu hóa quy trình bán hàng và vận đơn.

Ngoài ra với các mô hình kinh doanh có quy mô lớn, rất khó để có thể giảm bớt được tổng chi phí cho doanh nghiệp bởi điều kiện sản xuất cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đảm báo tốc độ doanh thu tăng nhanh hơn với tốc độ chi phí sản xuất để tạo ra mối tương quan giữa lợi nhuận và chi phí sao cho doanh nghiệp có lợi.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tổ chức

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tổ chức 

Như vậy, bài viết mà Bizfly chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, lợi ích phân tích, các tiêu chí đánh giá cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua những thông tin hữu ích được đề cập trong bài, bạn đã tìm ra được những cách hiệu quả để doanh nghiệp thu được nguồn lợi lớn.

Đọc thêm: Top 15 mô hình kinh doanh hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly