Kinh nghiệm kinh doanh luôn là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực giúp ý tưởng mà bạn đưa ra có thể đạt được thành công nhanh chóng. Dù công việc kinh doanh của bạn theo hình thức online hay offline, bạn là người mới bắt đầu hay đã sở hữu một cửa hàng thì bạn cũng cần trang bị cho mình một số kinh nghiệm cần thiết trước sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới của đất nước.
Các chuyên gia Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm kinh doanh quý báu để bạn bước vào thương trường một cách hiệu quả. Theo dõi nội dung dưới đây.
Khi bắt đầu kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm, cạnh tranh hay tiếp cận thị trường,... Nếu bạn là người mới bắt đầu thì bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm sau.
Kinh nghiệm kinh doanh cho người mới bắt đầu
Nếu bạn chọn sai lĩnh vực kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ thất bại ngay từ bước đầu và không thể cạnh tranh được với những thương hiệu đã có tên tuổi, vị trí nhất định trên thị trường. Do đó, bạn hãy bắt đầu đầu tư tiền bạc và công sức kinh doanh của mình bằng kinh nghiệm kinh doanh và sở trường của mình.
Khi kết hợp giữa sở trường với việc phân tích và đánh giá tình hình thị trường, bạn sẽ dễ dàng đưa ra cho mình một phương án kinh doanh phù hợp và tốt nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn cần đưa ra các quyết định quan trọng như xác định mô hình kinh doanh, kinh doanh độc lập hay tìm kiếm cộng sự, sản phẩm kinh doanh, nơi phân phối sản phẩm,...
Bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức, khó khăn và sự thất bại. Vì vậy, thay vì chán nản hay từ bỏ thì bạn nên trau dồi thêm kinh nghiệm kinh doanh của mình từ những người hoạt động cùng lĩnh vực và nhận lời khuyên hữu ích của họ.
Những thử thách chỉ là một phần nhỏ trong việc kinh doanh của bạn. Bạn và doanh nghiệp chắc chắn sẽ đạt được những thành công, thành tích và sự tin tưởng từ khách hàng. Vì vậy, khi bạn đã quyết tâm vào việc kinh doanh thì bạn hãy giữ vững động lực để tiếp tục công việc kinh doanh.
Với số vốn ban đầu có được, bạn cần tính toán một cách cẩn thận tình hình tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo nó luôn luôn đạt được mức an toàn, thấp nhất dừng lại ở mức hòa vốn. Sau khi công việc kinh doanh đã đến giai đoạn ổn định thì bạn có thể nghĩ đến việc tái đầu tư hoặc mở rộng thị trường để sinh lời.
Phát triển vốn kinh doanh
Có nhiều cách khác nhau để tăng trưởng và phát triển vốn kinh doanh hiện có như mở rộng thị trường, đầu tư gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ hiện tại, đầu tư hoặc cổ phần với các hoạt động thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà mình liên kết,... Trong quá trình này, bạn cần học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và lường trước những rủi ro mà mình có thể gặp phải và đưa ra phương án giải quyết.
Rất nhiều người khi bắt tay vào kinh doanh thường hy vọng thu hồi vốn nhanh chóng hoặc suy nghĩ tới những khoản thu khổng lồ đến từ việc kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế việc chăm sóc và phát triển doanh nghiệp sẽ tương đương với việc nuôi dưỡng một chiếc cây.
Để doanh nghiệp có thể lớn mạnh, đạt được hiệu quả doanh thu thì bạn cần phải tỉ mỉ chăm sóc, vun đắp và cải thiện dần qua nhiều bước, nhiều giai đoạn. Vì vậy, để thành công, bạn không nên nóng vội, nên làm chậm nhưng chắc, đừng quá tham vọng, nên vừa làm vừa tích vốn thay vì đầu tư lớn khi khởi nghiệp kinh doanh nhỏ để tránh được rủi ro.
Khi bắt đầu tập kinh doanh, bạn nên bắt đầu bằng một ý tưởng độc đáo và sáng tạo của riêng bạn, tốt nhất là kinh doanh những sản phẩm chưa từng có mặt trên thị trường. Nhiều người cho rằng việc bắt đầu bằng một ý tưởng mới là rủi ro hơn so với việc kinh doanh những sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường.
Tuy nhiên, thực tế kinh doanh được xem như một trò chơi sáng tạo và ai sáng tạo hơn thì người đó sẽ giành chiến thắng. Có rất nhiều cách đơn giản để tạo sự sáng tạo trong kinh doanh. Bạn có thể quan sát thị trường, phân tích nhu cầu của thị trường và xã hội để đưa ra ý tưởng cho một sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đó.
Xem thêm: 35+ ý tưởng kinh doanh online độc đáo tại nhà
Khi bạn đã có cho mình một cửa hàng nhỏ lẻ, bạn vẫn cần tiếp tục trau dồi thêm cho mình những kinh nghiệm kinh doanh cụ thể như sau.
Kinh nghiệm kinh doanh cho cửa hàng nhỏ lẻ
Xác định được chính xác khách hàng mục tiêu và hành vi mua sắm của họ được xem là chiến lược quan trọng nhất giúp bạn đạt được thành công mong muốn trong lĩnh vực bán lẻ. Khi đã nắm vững được những điều nói trên, bạn cũng cần hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu để mang đến sản phẩm phù hợp và thay đổi tính năng, chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Đọc thêm: Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả
Theo kinh nghiệm kinh doanh, việc đưa ra quá nhiều lựa chọn chưa chắc đã là điều tốt. Bởi khách hàng thường mong muốn nhận được những sản phẩm tốt nhất. Vì vậy, điều bạn cần thực hiện là tiến hành sắp xếp và trình bày các mặt hàng chất lượng nhất có trong cửa hàng một cách khoa học và dễ dàng nhìn thấy nhất để khách hàng lựa chọn. Làm tốt điều này đồng nghĩa với việc bạn đã thành công trong bước đầu bán hàng.
Một doanh nghiệp được xem là thành công khi doanh nghiệp đó xây dựng được niềm tin và thu hút được khách hàng. Có rất nhiều cửa hàng không chào đón khách hàng hoặc nói quá nhiều thứ khiến họ cảm thấy phiền phức. Để có thể thu hút được khách hàng, bạn cần phải tạo được sự thoải mái cho khách hàng, cho họ thấy rằng bạn đang quan tâm đến nhu cầu của họ thông qua cuộc trò chuyện hay tư vấn ngắn trong việc mua hàng hay đơn giản là để họ tự lựa chọn sản phẩm.
Không một khách hàng nào muốn ở lại lâu hơn trong cửa hàng nếu họ cảm thấy mình không được chào đón và tôn trọng. Do đó, để việc mua sắm được hoàn tất và nâng cao khả năng giữ chân khách hàng thì bạn cần phải gửi đến họ một lời chào và mời họ tiếp tục quay lại cửa hàng vào lần sau. Đi kèm với lời cảm ơn, bạn phải có thái độ thân thiện, gần gũi để tạo sự thiện cảm và khách hàng sẽ tiếp tục trở lại cửa hàng.
Giữ chân khách hàng
Khi quyết định bước chân vào việc kinh doanh, bạn cần nghiên cứu rõ ràng mục tiêu đối tượng khách hàng mà mình hướng tới là ai, xác định rõ phân khúc khách hàng mà bạn muốn phục vụ và phân bố hợp lý những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng muốn có được. Tất cả mọi thứ cần phải có một chính sách rõ ràng và cụ thể để tránh việc “chạy theo đồng xu để mất đồng bạc".
Xem thêm Chính sách bán hàng là gì? Tầm quan trọng và các chính sách bán hàng đỉnh cao
Với những kinh nghiệm kinh doanh được Bizfly chia sẻ trong bài viết, chắc chắn công việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên đơn giản và thành công hơn. Nếu bạn là người mới vào nghề thì cũng đừng quá lo lắng bởi ai cũng phải trải qua điểm xuất phát. Khi đã vượt qua, những bước đi mạnh mẽ tiếp theo sẽ mang đến sự thành công cho bạn.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp