Theo Luật doanh nghiệp số 59/2020 ban hành ngày 17/6/2020 thì hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình kinh doanh. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có một loại hình kinh doanh phù hợp với các điều kiện, nhu cầu và lĩnh vực của họ. Cùng Bizfly tìm hiểu các loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt nam hiện nay trong nội dung bài viết được chia sẻ dưới đây!
Một trong các loại hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam là hình thức Công ty cổ phần. Với loại hình này, vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là các cá nhân hay tổ chức.
Để thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp cần phải có tối thiểu 03 cổ đông và không có giới hạn tối đa, có 3 loại cổ công chính là: Cổ đông sáng lập; Cổ đông phổ thông; Cổ đông ưu đãi. Trong đó
Loại hình kinh doanh hình thức công ty cổ phần
>> Xem thêm: Tư duy kinh doanh là gì? Top 4 tư duy kinh doanh của người thành công
Theo điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định. Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên (cá nhân) là chủ sở hữu chung của công ty và cùng kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng tất cả số tài sản của mình.
Ngoài hai thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn và thành viên góp vốn chỉ cần chịu trách nhiệm với công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Cũng giống các loại hình khác, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký tuy nhiên, công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán. Đây là một loại hình kinh doanh khá đặc biệt trong các loại hình kinh doanh hiện nay.
Công ty tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng ra xây dựng, có trách nhiệm pháp luật về tình hình hoạt động của công ty cũng như các tài sản của doanh nghiệp đó. Điều đặc biệt của công ty tư nhân với các loại hình kinh doanh khác là mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 01 công ty tư nhân và chủ công ty tư nhân sẽ không được đồng thời làm chủ của các công ty hay mô hình kinh doanh khác.
Công ty tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân và không được tham gia trên sàn chứng khoán. Chủ sở hữu được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của công ty cũng như quyết định sử dụng khoản lợi nhuận đó như thế nào. Toàn bộ số vốn, tài sản, lợi nhuận của công ty tư nhân sẽ được kiểm kê đầy đủ trong báo cáo tài chính.
Loại hình kinh doanh hình thức công ty tư nhân
Nếu trong quá trình hoạt động của công ty tư nhân, chủ sở hữu có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào công ty, với trường hợp giảm thì cần khai báo với cơ quan đăng ký doanh. Chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty bằng tất cả số tài sản của mình kể cả tài sản không gắn liền với hoạt động kinh doanh của công ty.
Tai điều 79 khoản 1 trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP có ghi thì đây là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ do một cá nhân hoặc các thành viên trong một hộ gia đình đăng ký thành lập và có trách nhiệm vô hạn với nó bằng tất cả số tài sản của mình. Trong các loại hình kinh doanh thì đây là hình thức có quy mô nhỏ nhất. Chủ sở hữu có quyền quyết định tất cả mọi thứ về công việc kinh doanh của mình từ địa điểm, lợi nhuận, cách thức vận hành,...
Có thể mọi người quan tâm: Top 10 bí quyết kinh doanh thành công từ các thương hiệu lớn
Đây cũng là một trong các loại hình kinh doanh được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên loại hình này lại có hai hình thức kinh doanh đó là:
Hình thức công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong các loại hình kinh doanh nói chung, Công ty TNHH sẽ do cá nhân hoặc một tổ chức đứng ra là chủ sở hữu và góp vốn để thành lập. Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp thì vốn điều lệ của doanh nghiệp chính là tổng giá trị tài sản, do chủ sở hữu cam kết góp và được ghi trong Điều lệ của công ty.
Dựa vào đó, chủ sở hữu phải đóng góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu như không góp đủ vốn điều lệ như đã cam kết thì chủ sở hữu cần đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ thực trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn điều lệ.
Loại hình kinh doanh hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
Bên cạnh đó, Công ty cũng có quyền giảm vốn điều lệ nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong 02 năm và đảm bảo không có các khoản nợ. Còn khi công ty muốn tăng vốn điều lệ thì cần thực hiện chuyển sang mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần. Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ khi công ty cần chuyển sang mô hình công ty Cổ phần, tuy nhiên vẫn được phát hành trái phiếu.
Công ty TNHH 02 thành viên là doanh nghiệp có từ 02 không quá 50 thành viên là tổ chức, cá nhân để góp vốn thành lập. Đây cũng là dấu hiệu để nhận biết loại hình kinh doanh này với các loại hình kinh doanh khác. Các thành viên sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ hay các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp, trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp.
Nghĩa là khi công ty có vấn đề mà phải tuyên bố phá sản, tài sản của công ty không đủ để đền bù thiệt hại thì các thành viên của công ty sẽ chỉ mất số tiền tương đương số vốn đã đóng góp vào công ty và không bị mất thêm tài sản gì khác. Điều này đã được quy định rõ trong điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
Cũng giống như các loại hình kinh doanh khác Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên với loại hình kinh doanh này thì doanh nghiệp sẽ không được phát hành cổ phần trừ khi công ty chuyển đổi mô hình sang Công ty cổ phần.
Các loại hình kinh doanh tại Việt Nam khá phong phú và đa dạng, với mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Là chủ đầu tư nếu muốn tham gia bất cứ hình thức kinh doanh nào cần tìm hiểu thật kỹ các loại hình kinh doanh để lựa chọn một loại hình phù hợp với tiêu chí cũng như nhu cầu để phát triển doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: BizShop - Giải pháp bán hàng online đa kênh toàn diện
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp