Bất kỳ hoạt động nào muốn thành công cũng cần có nghệ thuật và kinh doanh cũng không ngoại trừ. Nghệ thuật kinh doanh là một sự kết hợp hài hoà giữa phong cách giao dịch và ngôn ngữ giao tiếp giúp tạo ra sức hút cho người bán hàng và lôi cuốn khách hàng hiệu quả.
Vậy cụ thể, nghệ thuật kinh doanh là gì? Bạn muốn biết thêm thông tin và lợi ích của loại nghệ thuật này thì không thể bỏ qua bài viết được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ ngay sau đây
Nghệ thuật kinh doanh (Art of business) có thể hiểu một cách đơn giản đó là khả năng điều hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức đạt mức điêu luyện, sáng tạo và có hiệu quả hơn so với phương pháp thông thường. Nhắc đến nghệ thuật kinh doanh có nghĩa là nói đến nghệ thuật trong nghề nghiệp khi được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện.
Nghệ thuật kinh doanh là gì?
Nghệ thuật kinh doanh được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, và các phương diện có thể dễ dàng thấy được đó là:
Thời cơ là các cơ hội có thể mang đến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp những hiệu quả cao nếu doanh nghiệp biết các tiếp nhận và khai thác nó. Doanh nghiệp phải thật sự nhạy bén và có khả năng phân loại thời cơ để nhận được thành công bởi chỉ cần thời cơ qua đi thì dù có muốn cũng không có cơ hội để có thể thực hiện được.
Nghệ thuật kinh doanh được thể hiện ở phương diện nào?
Trong kinh doanh, sự lan toả cảm hứng sẽ giúp khơi gợi trong mỗi nhân viên những động lực tiết bộ, phát triển để vượt lên chính mình và hoàn thiện bản thân. Và doanh nhân phải đóng vai trò là người giúp nhân viên của mình có được tầm nhìn tươi sáng và tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp và bản thân nhân viên trong tương lai.
Đàm phán trong kinh doanh là một kỹ năng quan trọng và có ý nghĩa quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Các bên tham gia đàm phán cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung như xây dựng hình ảnh ban đầu, tìm hiểu đối tác, phân tích thái độ của đối tác, bám sát mục tiêu đàm phán,... Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh sẽ được thể hiện nhiều hơn trong việc sử dụng câu hỏi và ngôn từ khéo léo để lắng nghe, thăm dò và phán đoán mục đích của đối tác.
Xem thêm bài viết "Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh giúp doanh nghiệp chiến thắng" để nắm bắt ngay 8 kỹ năng đàm phán giúp doanh nghiệp chiến thắng trong các cuộc trao đổi với khách hàng và đối tác.
Trong nghệ thuật kinh doanh, bạn cần lưu ý 5 điều cơ bản sau đây.
Nụ cười đối với người bán hàng là công cụ giao tiếp hiệu quả và giúp gây được ấn tượng tốt với khách hàng. Người bán hàng biết cách cười duyên dáng và giữ được thái độ niềm nở chắc chắn sẽ gây được thiện cảm và thúc đẩy khách hàng quay trở lại khách hàng trong lần tiếp theo. Tuy nhiên, bạn nên tuỳ theo đối tượng khách hàng để có cách thể hiện thái độ niềm nở phù hợp và tránh gây khó chịu cho khách hàng.
Bất kỳ khách hàng nào cũng trông đợi vào sự trung thực của nhân viên bán hàng. Vì vậy, cho dù bạn là một người khéo léo trong việc tán dương sản phẩm thì bạn cũng cần đảm bảo yếu tố trung thực với khách hàng. Tuy nhiên, nghệ thuật kinh doanh được thể hiện qua cách bạn vận dụng sự trung thực. Trung thực không phải là phản ánh nguyên trạng của sản phẩm mà là khả năng khen ngợi sản phẩm khéo léo và đúng thời điểm.
5 điều cần lưu ý trong nghệ thuật kinh doanh
Để dành được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tiến hành đa dạng hoá sản phẩm hoặc là khác biệt hoá các sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, dù bạn thực hiện bất kỳ phương án nào hay cung cấp sản phẩm nào ra thị trường thì bạn cũng cần thiết phải xem xét đến những rủi ro khách hàng có thể gặp phải. Điều này giúp bạn đưa ra được những giải pháp hợp lý để đề phòng và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.
Mọi người có thể xm thêm bài viết "Chiến lược khác biệt hóa là gì? Tầm quan trọng và ưu nhược điểm" để bổ sung cho doanh nghiệp mình kiến thức về việc xây dựng chiến lược khác biệt hóa cho sản phẩm và dịch vụ của mình so với đối thủ trên thị trường.
Tìm kiếm lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng mà mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới. Do đó, người sở hữu được nghệ thuật kinh doanh sẽ là người biết cách khiến cho lợi nhuận được tối đa hoá. Và tiết kiệm chi phí một cách thấp nhất cho cả doanh nghiệp và khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi ích cho cả hai bên chính là nghệ thuật kinh doanh.
Trong kinh doanh, chữ tín là cơ sở quan trọng để xây dựng thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Để xây dựng được chữ tín, doanh nghiệp nên tập trung vào đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, quảng cáo tiếp thị,... hay những người đóng vai trò quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp.
Một nghệ thuật kinh doanh đỉnh cao sẽ giúp doanh số của doanh nghiệp được nâng cao hiệu quả. Để đạt được hiệu quả doanh số, bạn cần.
Muốn đạt được kết quả tốt, doanh thu cao thì bạn cần phải biết ơn và thể hiện được sự tôn trọng của mình dành cho khách hàng. Khi kinh doanh, bạn cần đứng trên lập trường của khách hàng để hiểu về mong muốn, nhu cầu của khách hàng, từ đó họ sẽ thêm tin tưởng và tín nhiệm doanh nghiệp của bạn.
Nghệ thuật kinh doanh đỉnh cao giúp nâng cao doanh số hiệu quả
Dù là bất kỳ việc gì thì bạn cũng cần phải hết mình với công việc, đề cao trách nhiệm cá nhân của mình vào công việc. Mỗi sản phẩm khi được sản xuất và đưa đến tay người tiêu dùng sẽ được xem là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, khắt khe và hết mình. Tất cả mọi việc bạn phải nghĩ đến khách hàng của mình thì mới đạt được nghệ thuật kinh doanh đỉnh cao.
Hầu hết khách hàng ở mọi thời đại đều có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa trên tiêu chí “hàng tốt giá rẻ" cho dù nhu cầu của khách hàng và thị trường luôn có sự biến đổi theo từng ngày. Tuy nhiên, nghệ thuật kinh doanh với hệ thống quản lý chất lượng, khả năng quản trị giá thành tận dụng và cung cấp sản phẩm chất lượng giá tốt luôn là chân lý bất biến của các doanh nghiệp.
Định nghĩa dịch vụ trong nghệ thuật kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc mang đến sự tiện lợi cho khách hàng mà còn có nghĩa khác chính là thái độ ứng xử. Dịch vụ sẽ được biểu diễn thông qua cách xử lý khéo léo những khiếu nại hay sự không hài lòng của khách hàng một cách thoả đáng mà không tồn tại sự miễn cưỡng.
Kinh doanh chính là nghệ thuật và doanh nghiệp nào cũng cần củng cố nghệ thuật kinh doanh cho nhân viên mình để doanh nghiệp có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và tồn tại, phát triển bền vững trong thời buổi hiện nay. Ngoài những kiến thức cơ bản về nghệ thuật kinh doanh mà Bizfly đã chia sẻ, bạn cũng cần phải vận hành chúng một cách nhuần nhuyễn trong thực tiễn.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp