Top 5 phương pháp mở rộng kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Mở rộng kinh doanh chính là một trong những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hữu hiệu nhưng tồn tại không ít những rủi ro phát triển mà các doanh nghiệp cần cân nhắc. Một kế hoạch mở rộng kinh doanh hiệu quả sẽ giúp cải thiện hiệu suất và nâng cao doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp.

Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để mở rộng kinh doanh hiệu quả? Hãy tiếp tục theo dõi những thông tin Bizfly chia sẻ dưới đây để tìm hiểu các chiến lược triển khai hữu ích nhất nhé!

Các phương pháp mở rộng kinh doanh phổ biến

Khi đưa ra quyết định mở rộng kinh doanh, bạn có thể áp dụng các phương pháp phổ biến dưới đây:

Mở rộng thêm thật nhiều chi nhánh

Mở rộng thêm nhiều chi nhánh là chiến lược mở rộng kinh doanh phổ biến thường được các cửa hàng bán lẻ áp dụng. Điều bạn cần làm chỉ là thiết lập cửa hàng tại nhiều vị trí khác nhau và thương hiệu của bạn sẽ được mở rộng sự hiện diện với quy mô lớn hơn và tiếp cận được nhiều khách hàng mới hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, bạn cần cân nhắc các yếu tố về địa lý, đặc điểm dân cư, khả năng chi tiêu, khả năng phát triển doanh nghiệp,...  

Phát triển thêm các kênh bán hàng

Bạn có thể không mở thêm cửa hàng mới nhưng bạn có thể xem xét đa dạng hoá kênh bán hàng của mình để mở rộng kinh doanh. Bạn có thể áp dụng hình thức bán hàng trên các kênh trực tuyến như Facebook, Zalo, Instagram,... Bởi các kênh này không chỉ giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn mà còn giúp quản lý chặt chẽ dữ liệu khách hàng và phát triển cơ sở khách hàng một cách bao quát. Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp một công cụ quản lý bán hàng đa kênh, giúp bạn tối ưu quy trình xử lý sản phẩm, khách hàng và chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả nhất.

Các phương pháp mở rộng kinh doanh phổ biến

Các phương pháp mở rộng kinh doanh phổ biến

Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

Mở rộng kinh doanh bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ hiện có cũng là chiến lược hiệu quả giúp các nhà bán lẻ phát triển công việc kinh doanh. Bạn không cần thiết phải chạy theo những sản phẩm hay dịch vụ được coi là “hot” trên thị trường. Việc bạn cần làm chỉ là lắng nghe khách hàng, nhìn nhận lại về sản phẩm, dịch vụ của mình để tiến hành việc cải tiến, khắc phục hoặc bổ sung.

Mở rộng các thị trường khác

Một số nhà bán lẻ có những quyết định mở rộng kinh doanh táo bạo bằng việc mở rộng kinh doanh vào các thị trường khác. Đây được xem là phương pháp mở rộng có thể gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu áp dụng, bạn hãy chắc chắn rằng mình đã nghiên cứu kỹ và tiến hành thử nghiệm thông qua các ý tưởng. Điều này sẽ giúp bạn xác định chính xác, cụ thể các nhu cầu của thị trường và người dùng.

Phát triển từ vốn có sẵn

Nếu bạn muốn mở rộng thị trường địa lý khác nhưng không đủ chi phí để xây dựng một cửa hàng hoàn chỉnh thì bạn có thể sử dụng chính cửa hàng hiện tại của mình. Điều bạn cần làm chỉ là thiết kế lại hay mở rộng thêm cửa hàng ngay tại địa điểm đó. Ngoài việc giúp giảm thiểu chi phí thì giải pháp này còn giúp bạn đo lường mức độ hiệu quả thiết thực và đi đến quyết định thiết lập một cửa hàng lâu dài.

Quy trình các bước mở rộng kinh doanh hiệu quả

Để có thể mở rộng kinh doanh một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng quy trình các bước mở rộng đơn giản sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bán hàng

Khi thiết lập các mục tiêu bán hàng, nhà quản trị cần thiết phải tìm ra được chính xác mục đích doanh nghiệp cần xây dựng các khu vực kinh doanh song song với những mục tiêu được đưa ra. Để có được một bức tranh rõ ràng về cách triển khai hoạt động kinh doanh của từng khu vực, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

Xác định mục tiêu bán hàng là bước đầu tiên để mở rộng kinh doanh hiệu quả

Xác định mục tiêu bán hàng là bước đầu tiên để mở rộng kinh doanh hiệu quả

  • Doanh số bán hàng mà một khu vực bán hàng cần tạo ra là bao nhiêu?
  • Doanh nghiệp mong đợi hiệu quả tại mỗi khu vực kinh doanh ra sao?
  • Những việc nhà quản trị cần làm để thiết lập các khu vực kinh doanh hiệu quả là gì?
  • Mỗi đại diện bán hàng sẽ có cơ hội đạt được mục tiêu như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Cách thiết lập mục tiêu bán hàng cho doanh nghiệp nên biết

Bước 2: Phân tích khách hàng mục tiêu

Nhà quản trị cần phân tích hiệu suất làm việc của doanh nghiệp trước đây để đánh giá và xem xét xu hướng kinh doanh cần điều chỉnh khi tiến hành phân chia khu vực kinh doanh. Để mở rộng kinh doanh và dự đoán tốt nơi mang lại doanh số bán hàng tiềm năng, nhà quản trị cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Hồ sơ các đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là gì?
  • Khu vực mà khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang sinh sống là ở đâu?
  • Khu vực và địa điểm bán hàng nào đang đạt được mức doanh thu tốt nhất?
  • Khu vực và địa điểm bán hàng nào đang đạt được mức doanh thu kém hiệu quả nhất? 
  • Đâu là cơ hội để mở rộng cơ sở khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp?

Bước 3: Xác định quy mô thị trường

Việc xác định quy mô thị trường là cần thiết để giúp nhà quản trị xác định chính xác cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp và khu vực phân khúc khách hàng tiềm năng trong kế hoạch tương lai. Bạn có thể xác định và mở rộng kinh doanh và quy mô thị trường bằng các cách sau:

  • Top-Down: Ước tính nhu cầu tiềm năng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các nghiên cứu ngành của các chuyên gia đáng tin cậy.
  • Bottom-Up: Lấy doanh số bán hàng hiện tại của doanh nghiệp để thực thi cho toàn bộ cơ sở khách hàng của ngành hoặc thị trường.
  • Giá trị-Lý thuyết: Ước tính giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng đồng thời xác định khả năng nắm bắt hiệu quả giá trị thông qua định giá sản phẩm của doanh nghiệp.

Bước 4: Phân tích mô hình SWOT

Sự hiểu biết vững chắc tất cả những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chính là chìa khoá quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển kế hoạch mở rộng kinh doanh thành công. Cách tốt nhất để có được sự hiểu biết này chính là phân tích mô hình SWOT. Sau khi hoàn thành phân tích, người quản trị sẽ biết được đâu là khu vực cần chú trọng để kế hoạch tạo dựng điểm bán được thực hiện hiệu quả.

Phân tích mô hình SWOT là bước quan trọng trong mở rộng kinh doanh

Phân tích mô hình SWOT là bước quan trọng trong mở rộng kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Cách phân tích chiến lược ma trận SWOT chi tiết

Bước 5: Xác định đại diện bán hàng

Sự thành công của kế hoạch phân phối điểm bán phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhà quản trị có xác định được đại diện bán hàng cho từng khu vực hay là không. Các nhân viên bán hàng có kỹ năng và kinh nghiệm sẽ quản lý cùng lúc lượng doanh thu lớn và xử lý các giao dịch phức tạp. Trong khi đó, các đại diện bán hàng có ít kinh nghiệm hơn sẽ chịu trách nhiệm cho những công việc nhẹ hơn để họ phát triển kỹ năng làm việc của mình.

Bước 6: Theo dõi và phân tích chiến lược

Khi mở rộng kinh doanh, nhà quản trị cần đảm bảo khu vực kinh doanh của mình đạt được hiệu quả bằng cách theo dõi, phân tích và tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh một cách liên tục. Trong khi thực hiện theo dõi và phân tích chiến lược, bạn cần xem xét cẩn thận các yếu tố sau:

  • Khi triển khai chiến lược, doanh số bán hàng tăng hay giảm?
  • Doanh số bán hàng có sự tăng hoặc giảm trong một khu vực cụ thể nào không?
  • Địa điểm nào đạt được hiệu quả như chiến lược và địa điểm nào cần có phương pháp cải thiện? 

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh phát triển tốt đến một thời điểm nhất định đều sẽ cân nhắc đến quyết định mở rộng kinh doanh. Nếu bạn có dự định mở thêm các cơ sở kinh doanh mới thì chắc chắn bài viết mà Bizfly chia sẻ sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly