Bản đồ chiến lược là gì? Hướng dẫn 5 bước tạo bản đồ chiến lược

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Bản đồ chiến lược giúp các doanh nghiệp có thể hoạch định tương lai, phát triển tầm nhìn và tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Thay vì phải sử dụng nhiều bản báo cáo phức tạp thì bản đồ chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp thấy được sự liên kết giữa các mục tiêu chung của toàn thể tổ chức một cách thống nhất.

Vậy, bản đồ chiến lược là gì? Những gì Bizfly sắp chia sẻ chính là câu trả lời dành cho bạn.

Bản đồ chiến lược là gì?

Bản đồ chiến lược (strategy map) là phương pháp lập kế hoạch thể hiện một cách tổng quan về bức tranh chiến lược và mục tiêu của tổ chức thông qua sơ đồ hoặc hình ảnh, giúp các doanh nghiệp có thể hình dung được toàn bộ chiến lược đó. Bằng cách áp dụng bản đồ chiến lược, lãnh đạo và nhân viên sẽ biết được cách mà công ty hoạt động để đạt được những mục tiêu đề ra trong kế hoạch trong khoảng thời gian ngắn nhất. 

Một bản đồ chiến lược cần đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu để việc xây dựng và hoạch định chiến lược của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.

Bản đồ chiến lược là gì

Bản đồ chiến lược là gì?

Vai trò của việc xây dựng bản đồ chiến lược

Bản đồ chiến lược đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận hành thành công của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Xác định các mục tiêu không rõ ràng: Những định hướng của các phòng ban có thể tương tự nhau ở một vài khía cạnh nên việc tối ưu hoá hoạt động, cắt bỏ các yếu tố thừa thãi bằng một bản đồ chiến lược để hiểu rõ tính chất công việc là điều cần thiết.
  • Hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc: Nhân sự khi nắm được những mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp họ xác định được cách để họ hoàn thành nhiệm vụ. Và bản đồ sẽ tiến hành chuyển đổi các báo cáo hoạt động thành hướng dẫn cụ thể để nhân viên hiểu rõ công việc và phát triển tầm nhìn.
  • Quản lý rủi ro: Khi nhìn vào bản đồ chiến lược, người quản lý có thể thấy được tổng thể cách mà chiến lược được vận hành, điểm yếu của các phòng ban và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Các yếu tố quan trọng trong bản đồ chiến lược

Xây dựng bản đồ chiến lược thường gắn với những yếu tố cụ thể như sau:

Yếu tố về tài chính 

Công thức tính lợi nhuận kinh doanh:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí = (Số lượng sản phẩm bán được x Giá trị sản phẩm x Số lần mua) - Chi phí

Mỗi doanh nghiệp đều cần đưa ra những giải pháp tối ưu để gia tăng lợi nhuận. Về yếu tố tài chính, hai nhóm chiến lược có thể giúp gia tăng lợi nhuận là tập trung vào năng suất (mục tiêu ngắn hạn) và tăng trưởng doanh thu (mục tiêu dài hạn). 

Trên thực tế có nhiều biện pháp gia tăng lợi nhuận từ việc kết hợp giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ như mục tiêu tăng hiệu suất nhân viên lến 30% trog thời gian ngắn, song song với đó các phương án đào tạo kỹ năng nhân sự lại có hiệu quả trong dài hạn.  

Yếu tố về xác định mục tiêu khách hàng

Giá trị cốt lõi của bản đồ chiến lược là định vị giá trị khách hàng, do đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Dẫn đầu sản phẩm: Các nhà kinh doanh cần đầu tư vào sản phẩm, nghiên cứu và thiết kế với tham vọng đứng đầu lĩnh vực.
  • Vận hành tối ưu: Nguyên tắc này giúp đảm bảo cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáng tin cậy với giá cả tương đối thấp cho khách hàng.
  • Mối quan hệ mật thiết với khách hàng: Đây chính là chiến lược kinh doanh được các doanh nghiệp áp dụng với mục đích cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ theo hướng cá nhân để thực hiện chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Mục tiêu khách hàng là một yếu tố quan trọng trong bản đồ chiến lược

Mục tiêu khách hàng là một yếu tố quan trọng trong bản đồ chiến lược

Đọc thêm: Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả

Yếu tố về quy trình

Yếu tố về quy trình được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp đạt được các mục đích về tài chính và khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải hoạch định và cải tiến quy trình cùng lúc với các hoạt động có liên quan đến khách hàng, đổi mới và xã hội.

Các nhóm quy trình chính trong hoạt động của doanh nghiệp

  • Nhóm quy trình quản lý vận hành cốt lõi
  • Nhóm quy trình đổi mới
  • Nhóm quy trình quản lý khách hàng
  • Nhóm quy trình xã hội, cải thiện cộng đồng. 

Yếu tố về học tập và phát triển

Nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao có vai trò không nhỏ đối với sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để họ được rèn luyện và phát triển thông qua văn hoá nội bộ, môi trường làm việc, tư duy lãnh đạo,...

Quy trình các bước tạo bản đồ chiến lược hiệu quả

Khi xây dựng bản đồ chiến lược, bạn cần áp dụng quy trình với đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Xác định sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp

Sứ mệnh chính là một tuyên bố tập trung vào nội  bộ mô tả hoạt động và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp hướng tới. Xác định tốt sứ mệnh và tầm nhìn, doanh nghiệp sẽ biết được điều mà công ty hướng tới để xây dựng nền tảng vững chắc cho bản đồ chiến lược.

Bước 2: Phân tích môi trường ngành

Trước khi đưa ra chiến lược, bạn cần hiểu rõ về bối cảnh, lĩnh vực hay ngành hoạt động của doanh nghiệp mình để xác định những vấn đề cần đưa vào bản đồ chiến lược. Khi phân tích môi trường ngành, bạn cần tập trung vào các bên liên quan như đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nhà đầu tư,..

Quy trình các bước tạo bản đồ chiến lược hiệu quả

Quy trình các bước tạo bản đồ chiến lược hiệu quả

Bước 3: Xác định chiến lược phát triển

Bạn cần xác định chiến lược phát triển để hoàn thành được mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Hãy đảm bảo rằng chiến lược của bạn tập hợp đầy đủ những hoạt động mà bạn cần thực hiện để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ khác trên thị trường. 

Bước 4: Thực hiện chiến lược

Sau khi xác định được chiến lược phát triển, doanh nghiệp cần tiến hành thực thi các chiến lược để hoàn thành mục tiêu chiến lược. Lúc này, bạn cần chỉ rõ cách mà các mục tiêu được kết nối với nhau thông qua mũi tên thể hiện góc nhìn.

Bước 5: Lập bản đồ chiến lược

Cuối cùng, bạn cần tiến hành thiết lập bản đồ chiến lược sao cho bản đồ đó thể hiện được giá trị của doanh nghiệp đối với quy trình nội bộ. Điều này giúp gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng đồng thời hoàn thành được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra.

Có thể thấy bản đồ chiến lược là một giải pháp tuyệt vời giúp thúc đẩy tư duy, truyền đạt chiến lược cho các doanh nghiệp đồng thời định hình mục tiêu hoạt động chính xác cho các nhân viên. Vì vậy, nếu bạn đang là một người quản trị tại một doanh nghiệp thì xây dựng bản đồ chiến lược chính là việc làm cần thiết để thể hiện một cách trực quan các mục tiêu chính của doanh nghiệp mình

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly