Quản trị chiến lược là gì? Tầm quan trọng của quản trị chiến lược

Thủy Nguyễn 30/05/2022

Quản trị chiến lược là một trong những phương pháp được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nhằm mục đích thiết lập, quản lý và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Vậy quản trị chiến lược là gì?Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu tầm quan trọng cũng như cách để quản trị chiến lược một cách hiệu quả.

Quản trị chiến lược là gì?

Quản trị chiến lược (strategic management) là quá trình quản lý tổng thể các hoạt động của một doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được mục tiêu dài hạn của tổ chức. Hoạt động quản trị chiến lược bao gồm việc lên kế hoạch, triển khai, theo dõi và đánh giá chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp có thể đáp ứng được những thay đổi trong môi trường kinh doanh từ đó đạt mục tiêu mà chiến lược đề ra.

Quản trị chiến lược liên quan mật thiết đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên của tổ chức để tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng doanh số, tăng cường thị phần hoặc đạt giá trị thương hiệu...Nó đòi hỏi các quyết định quan trọng liên quan đến việc phân tích và đánh giá dữ liệu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố về kinh tế, văn hóa, chính trị để phục vụ vào các hoạt động phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, nghiên cứu và phát triển...

Đối với doanh nghiệp thì quản trị chiến lược có vai trò cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của tổ chức trong thị trường cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Quản trị chiến lược là quá trình lên kế hoạch, triển khai và theo dõi để đạt mục tiêu của tổ chức

Quản trị chiến lược là quá trình lên kế hoạch, triển khai và theo dõi để đạt mục tiêu của tổ chức

Quy trình quản trị chiến lược hiệu quả

Để quản trị chiến lược một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai quy trình với các 4 bước như sau.

Bước 1: Phân tích

Đây là bước đầu tiên trong quy trình mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp từ các yếu tố tồn tại bên trọng cho đến các tác động từ bên ngoài từ đó dễ dàng đưa ra đánh giá về tiềm năng phát triển cũng như các rào cản trong tương lai. Các yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng đến là yếu tố về chính trị, môi trường, khoa học - công nghệ hay pháp luật…

Khi tiến hành phân tích, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra số liệu chính xác và cụ thể về tình hình hoạt động của công ty. Việc phân tích cặn kẽ các vấn đề tồn đọng, yếu kém trong doanh nghiệp sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về khả năng phát triển trong tương lai.

Bước 2: Xây dựng chiến lược

Sau khi đã có dữ liệu thống kê và phân tích, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra được những chiến lược dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cao cấp nhất của tổ chức để hướng đến việc tạo ra giá trị tốt đẹp hơn trong tương lai. Ngoài ra. việc đưa ra chiến lược cũng cần phải đảm bảo tính khả thi của dự án cũng như bám sát vào xu hướng kinh doanh của thị trường.

Quy trình quản trị chiến lược hiệu quả với 4 bước cơ bản

Quy trình quản trị chiến lược hiệu quả với 4 bước cơ bản

Bước 3: Triển khai chiến lược

Giai đoạn này sẽ bao gồm các hành động triển khai trực tiếp từ doanh nghiệp. Ví dụ như các quy trình, ngân sách, chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đưa ra.

Bước 4: Theo dõi và kiểm soát

Đưa ra những đánh giá về kết quả triển khai chiến lược và đưa ra phương án hiệu chỉnh cần thiết khi dự án gặp vấn đề, phát sinh ngoài ý muốn.

Tầm quan trọng của quản trị chiến lược

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên càng ngày càng khốc liệt hơn. Một trong những thách thức đối với bất kỳ một nhà quản trị nào đó là làm cách nào để sản phẩm, dịch vụ mà minh cung cấp có thể đến được tay của nhiều người dùng và có được chỗ đứng vững mạnh trên thị trường. Và lúc này chính là lúc mà quản trị chiến lược phát huy được hiệu quả mà nó mang lại.

Với quản trị chiến lược, doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng về sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu từ đó hoàn thiện hệ thống quản trị của mình. Nếu không có một định hướng, con đường cụ thể hay mô hình quản lý chặt chẽ, doanh nghiệp sẽ thiếu đi sự linh hoạt, thích ứng đối với sự thay đổi của bối cảnh thị trường từ đó ảnh hưởng lớn đến khả năng tồn tại lâu dài của tổ chức.

Ngoài ra, tầm quan trọng của quản trị chiến lược còn được thể hiện qua những giá trị như sau:

  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Quản trị chiến lược bắt doanh nghiệp phải triển khai phân tích, dự báo các vấn đề xảy ra trong tương lai từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động trong các cơ hội cũng như thách thức từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
  • Tăng trưởng bền vững: Theo số liệu thống kê thì doanh nghiệp nào quản trị chiến lược hiệu quả sẽ có sự tăng trưởng tốt và trở nên vững mạnh hơn.
  • Tạo ra sự gắn kết: Để có thể đạt được mục tiêu chung của tổ chức đòi hỏi tất cả các bộ phận trong công ty phải phối hợp, gắn kết và hoàn thành tốt công việc được giao. Điều này sẽ tạo ra một hệ thống gắn kết với nhau từ đó phát triển mạnh mẽ.
  • Nâng cao nhận thức cho nhà quản trị: Khi quản trị chiến lược, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn sâu và dài hơn về tương lai của doanh nghiệp. Họ có thể nhận thức một cách rõ ràng về các xu hướng, cơ hội và thách thức của ngành và bằng vào tư duy chiến lược, họ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn trước những thách thức ở tương lai.

Quản trị chiến lược giữ vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của tổ chức

Quản trị chiến lược giữ vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của tổ chức

Các cấp quản lý trong hệ thống quản trị chiến lược

Mỗi một bộ máy hay hệ thống nào cũng sẽ cần có sự phân cấp để thực hiện các công việc tương ứng với những vị trí, trách nhiệm của các cấp đó. Với hệ thống quản trị chiến lược thường được phân chia theo các cấp như sau:

Quản trị cấp công ty

Ở cấp này, vị trí quản lý bao gồm Tổng giám đốc, các nhà quản trị cấp cao, ban giám đốc và các nhân sự thuộc cấp công ty. Trong đó Tổng giám đốc có vai trò theo dõi toàn bộ hoạt động diễn ra của chiến lược bao gồm đưa ra sứ mệnh, tầm nhìn, chỉ đạo thực hiện, phân bổ nguồn lực...các vị trí khác thì đảm bảo chiến lược của công ty được triển khai phù hợp với giá trị của toàn bộ ban lãnh đạo.

Quản trị cấp kinh doanh

Ở cấp kinh doanh, chúng ta có các trưởng dự án kinh doanh và các nhân sự thuộc bộ phận này. Vai trò quản trị chiến lược sẽ nằm trong tay của các trưởng dự án và nhiệm vụ của họ là triển khai mục tiêu từ cấp công ty thành mục tiêu kinh doanh của bộ phận. 

Quản trị cấp chức năng

Với các nhà quản trị cấp chức năng, họ sẽ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động cụ thể trong một đơn vị kinh doanh ví dụ như là marketing, nhân sự hay vận hành...nhằm đạt được mục tiêu mà cấp công ty và cấp kinh doanh đề ra.

Các công cụ hỗ trợ quản trị chiến lược

Sau đây là những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động quản trị chiến lược được sử dụng phổ biến hiện nay:

Quản trị chiến lược theo mô hình SWOT

SWOT là một trong những mô hình được áp dụng vô cùng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của cuộc sống. Mô hình này cho phép mọi người có thể điều tra tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài tồn tại và gây ảnh hưởng cho tổ chức.

Các yếu tố bên trong bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu còn tồn đọng trong tổ chức và có thể bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Yếu tố bên ngoài đề cập đến các cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp không thể thay đổi hoặc bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau.

SWOT là một mô hình được sử dụng phổ biến trong quản trị chiến lược

SWOT là một mô hình được sử dụng phổ biến trong quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược theo thẻ điểm cân bằng BSC

BSC là một phương pháp quản lý hiện đại dựa trên các mục tiêu, từ đó định hướng phát triển theo các chỉ tiêu mà doanh nghiệp xây dựng một cách cân đối và hài hòa theo mục tiêu quan trọng của tổ chức. Áp dụng phương pháp này vào trong quản trị chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tìm thấy các khía cạnh cần cải thiện dựa vào cách chia nhỏ quy trình đánh giá hiệu suất theo 4 hướng như sau: học hỏi và trưởng thành, quan điểm khách hàng, quy trình kinh doanh và dữ liệu tài chính.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp tạo ra các cơ chế báo cáo kịp thời. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt toàn bộ các số liệu, thông tin liên quan đến sự phát triển của công ty.

Với kiến thức mà Bizfly chia sẻ trên đây về khái niệm, tầm quan trọng và các hình thức triển khai cũng như quy trình quản trị chiến lược hiệu quả. Để quản trị chiến lược tốt nhất và mang về giá trị, các nhà quản trị cần trau dồi kinh nghiệm và nắm bắt các phương pháp để mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp của mình.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly