Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh trên một hay nhiều lĩnh vực cụ thể đều cần phải xây dựng cho mình chiến lược marketing hoàn hảo và tối ưu nhất. Và hoạch định chiến lược tiếp thị chính là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Bizfly sẽ giúp bạn nắm rõ được tầm quan trọng cũng quy trình hoạch định chiến lược marketing thành công trong bài viết sau.
Hoạch định chiến lược marketing hay Planning marketing strategies là cách mà doanh nghiệp xây dựng các chiến lược Marketing và xác định cụ thể các biện pháp marketing để tiến vào các thị trường mục tiêu đã được đưa ra trong kế hoạch. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện hoạch định chiến lược tiếp thị để đáp ứng được nhu cầu của từng đoạn thị trường mục tiêu mà mình lựa chọn.
Hoạch định chiến lược marketing là gì?
Hoạch định chiến lược tiếp thị luôn là việc làm cần thiết được thực hiện bởi bất kỳ doanh nghiệp nào đang hoạt động kinh doanh trên thị trường. Điều này giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, cụ thể:
Để hoạch định chiến lược tiếp thị mang lại lợi ích và khả năng thành công cao cho công việc kinh doanh thì bạn nên thực hiện theo quy trình các bước sau.
Quy trình hoạch định chiến lược marketing
Việc mà các doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện đầu tiên chính là xác định được chiến lược marketing cho từng phân đoạn thị trường. Đặc biệt nên tập trung vào xác định chiến lược định vị thương hiệu cho thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
Định vị vừa là một mục tiêu vừa là một định hướng hiệu quả cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Thực hiện định vị thương hiệu sẽ giúp tạo ra sự khác biệt và hình ảnh riêng cho các sản phẩm. Đây cũng là kiến thức quan trọng để doanh nghiệp gây sự chú ý đến với khách hàng.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm tầm quan trọng của Định vị thương hiệu trong bài viết mà Bizfly chia sẻ tại đây: Định vị thương hiệu là gì và các bước xây dựng chiến lược
Quá trình hình thành và phát triển chiến lược Marketing là một tiến trình tuần hoàn của việc thiết lập mục tiêu và đưa ra những đánh giá chiến lược tiếp thị với mục đích thực hiện các mục tiêu đã được đưa ra trong chiến lược. Mục tiêu tiếp thị của từng doanh nghiệp là khác nhau nhưng nhìn chung các mục tiêu có thể là tăng doanh số, nâng cao nhận thức thương hiệu hay định vị thương hiệu.
Các chiến lược tiếp thị chính là giải pháp để đưa ra các đề xuất phân bổ nguồn lực hỗ trợ hoạt động kinh doanh của SBU lên cấp lãnh đạo của doanh nghiệp. Trong tiến trình hoạch định chiến lược marketing, doanh nghiệp cần cung cấp một cách chi tiết nhất các thông tin về nguồn lực cũng như ngân sách liên quan đến các dự đoán về doanh thu, thị trường, vốn đầu tư hay lợi nhuận.
Thực hiện đánh giá hoạch định chiến lược tiếp thị là điều cần thiết bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp thấy được sự sai lệch trong quá trình thực hiện công việc hay các vấn đề phát sinh khác. Để từ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi mục tiêu đồng thời đưa ra được các biện pháp điều chỉnh và sửa đổi chiến lược một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khi thực hiện hoạch định chiến lược tiếp thị, bạn cần lưu ý một số yếu tố dưới đây để đạt được hiệu quả công việc cao nhất và tránh được những sai sót không mong muốn.
Các yếu tố cần lưu ý khi hoạch định chiến lược marketing
Xây dựng hoạch định chiến lược tiếp thị không chỉ dừng lại là một chuỗi các công việc được thực hiện theo thứ tự đã được vạch sẵn mà nó còn là một chuỗi hoạt động cần thể hiện được tính sáng tạo. Hầu hết mọi người đều phải thử nghiệm, thích nghi và thay đổi chiến lược trong quy trình hoạch định từ việc đúc kết và sửa chữa sai lầm để có được một chiến lược đúng đắn nhất.
Chiến lược phát sinh là một loại chiến lược được hiển thị ra trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi không thể đảm bảo được rằng, những chiến lược đã được hoạch định thực hiện được mọi hoạt động theo đúng trình tự ban đầu. Vậy nên, các chiến lược phát sinh là điều cần thiết phải có được từ các ý tưởng sáng tạo trong tổ chức.
Bên cạnh sự tham gia của người quản lý cấp cao nhất thì việc hoạch định chiến lược tiếp thị cần thiết phải có sự liên kết giữa các bộ phận khác có liên quan đến chiến lược. Sự kết nối này sẽ mở ra khả năng thấu hiểu thách thức của các thành viên trong tổ chức đồng thời tăng tính liên kết cho các bộ phận thuộc doanh nghiệp.
Có thể thấy, hoạch định chiến lược Marketing là việc làm quan trọng cần thiết nên thực hiện để đảm bảo khả năng mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Qua bài viết mà Bizfly chia sẻ bạn đã hiểu một cách tổng quan nhất về các kiến thức liên quan để xây dựng và phát triển được một chiến lược tiếp thị toàn diện.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại