Định vị thương hiệu là gì? Các bước định vị thương hiệu cho doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 13/07/2021

Trong quá trình làm marketing và branding, thuật ngữ định vị thương hiệu đã quá quen thuộc với các marketer. Đây là kiến thức quan trọng để định hướng phát triển cho doanh nghiệp và đạt được sự chú ý tốt nhất từ khách hàng.

Các chuyên gia Bizfly sẽ giới thiệu tới bạn 9 phương pháp định vị thương hiệu cho doanh nghiệp mà mọi người nên biết. Tham khảo nội dung này tại đây.

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là những hoạt động nhằm xác định giá trị và vị trí của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng và thị trường. Quá trình marketing và xây dựng thương hiệu được định hướng bởi quá trình định vị thương hiệu, bao gồm các tuyên ngôn định vị, thông điệp quảng cáo, giá cả, xác định đối tượng khách hàng. 

Tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu 

Định vị thương hiệu luôn là hoạt động không thể nào thiếu trong việc kinh doanh của doanh nghiệp bởi nó nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng:

 

Tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu

Tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu 

  • Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh một cách rõ ràng để từ đó tạo được chiến lược tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và hoạt động truyền thông được đảm bảo diễn ra trơn tru.
  • Doanh nghiệp luôn có một lượng khách hàng ổn định và sẵn sàng trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến giá cả.
  • Định vị thương hiệu là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần tốn quá nhiều chi phí cho việc xây dựng chiến lược thương hiệu.
  • Doanh nghiệp có định vị tốt sẽ tạo ra chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nhận được lượng lớn khách hàng trung thành và nhận được những giá trị lợi nhuận lớn.

9 phương pháp định vị thương hiệu cho doanh nghiệp 

Để giúp bạn định hướng tốt các chiến lược thương hiệu và giành được vị trí bền vững trong tâm trí khách hàng thì những phương pháp định vị thương hiệu mà Bizfly giới thiệu dưới đây là dành cho bạn.

Dựa vào chất lượng sản phẩm 

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố cơ bản nhận được sự ưu ái của khách hàng. Đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và để lại được những ấn tượng tích cực trong tâm trí của khách hàng.

Dựa vào tính năng 

Tính năng luôn là yếu tố được sử dụng một cách triệt để trong định vị thương hiệu nhất là trong những lần trải nghiệm đầu tiên của khách hàng để giúp họ cảm nhận được những thông số thực tế. Từ đó, sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng chiếm được cảm tình và sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ mất tác dụng khi đối thủ có sản phẩm tương tự

Cách để định vị thương hiệu thành công là dựa vào tính năng của sản phẩm

Cách để định vị thương hiệu thành công là dựa vào tính năng của sản phẩm

Dựa trên công dụng 

Khác hẳn với giá trị mà khách hàng nhận được, dựa trên công dụng là một phương pháp định vị thương hiệu an toàn thể hiện được những lợi ích thương hiệu mang lại cho khách hàng, qua đó dễ dàng chiếm được lòng tin của họ.

Dựa vào mối quan hệ 

Việc thiết lập mối quan hệ lâu bền giữa doanh nghiệp và khách hàng có sự ảnh hưởng rất lớn tới định vị thương hiệu. Các chiến lược định vị đến từ mối quan hệ tốt sẽ xây dựng được một thương hiệu mạnh và dễ dàng được khách hàng đón nhận.

Dựa vào đối thủ trực tiếp 

Đây là phương pháp định vị thương hiệu được nhiều nhãn hàng, thương hiệu áp dụng dựa trên những so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để phát triển sản phẩm của mình.

Dựa trên cảm xúc khách hàng 

Có rất nhiều thương hiệu đã sử dụng phương pháp dựa trên cảm xúc của khách hàng để dẫn dắt họ đến với sản phẩm và ghi nhớ thương hiệu. Đây là phương pháp định vị thương hiệu để kích thích các cảm xúc của khách hàng từ nhu cầu, tình cảm, mong muốn, sở thích,...

Dựa vào giá trị thương hiệu 

Giá trị thương hiệu là những gì mà khách hàng mong muốn nhận được so với những chi phí mà họ đã phải bỏ ra. Đây được xem là giải pháp đang được phát huy tốt và mang lại sức mạnh bền vững cho thương hiệu đối với khách hàng.

Dựa vào giá trị mà thươnng hiệu mang lại là phương pháp định vị thương hiệu cho doanh nghiệp

Dựa vào giá trị mà thươnng hiệu mang lại là phương pháp định vị thương hiệu cho doanh nghiệp

Dựa vào mong muốn 

Sản phẩm có khả năng khơi gợi được những mong muốn của khách hàng sẽ tạo được những dấu ấn và động lực trong tâm trí của họ. Phương pháp định vị thương hiệu này giúp tạo niềm tin và cảm giác lớn cho khách hàng về những điều mà họ mong muốn.

Dựa vào giải pháp 

Với phương pháp định vị thương hiệu này, doanh nghiệp sẽ dựa trên những vấn đề mà khách hàng gặp phải để cho họ thấy rõ được thương hiệu có khả năng giải quyết và đưa ra những giải pháp giúp khách hàng xử lý được vấn đề mà mình đang gặp phải. Điều này giúp tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu 

Ngoài việc hiểu được các phương pháp định vị thương hiệu thì bạn cũng cần nắm rõ các bước giúp xây dựng chiến lược định vị dưới đây.

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện chính là xác định được các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình bằng cách phác thảo chi tiết nhất về các đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới để trong quá trình xây dựng định vị, doanh nghiệp không đi sai hướng.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh chính là bàn đạp giúp doanh nghiệp đạt được ưu thế và thành công trong định vị thương hiệu. Bạn cần xác định được những ưu điểm, mặt hạn chế cũng như những nguy cơ có thể xảy ra trên thị trường và đối thủ để tạo dấu ấn và phát triển rõ ràng hướng đi cho thương hiệu.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước xây dựng định vị thương hiệu quan trọng

Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước xây dựng định vị thương hiệu quan trọng

Bước 3: Xác định phương pháp phù hợp 

Bạn cần lựa chọn một trong chín phương pháp định vị thương hiệu phù hợp với thương hiệu đã được Bizfly giới thiệu ở phía trên và nhiệm vụ của bạn chính là triển khai và phát triển định vị một cách rõ ràng với mục đích cụ thể để đạt được hiệu quả mà mình mong đợi.

Bước 4: Xây dựng tính khác biệt 

Điểm khác biệt của doanh nghiệp sẽ là bàn đạp giúp thương hiệu được nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Bạn nên tận dụng tối đa những khuyết điểm của đối thủ để biến nó trở thành điểm mạnh của thương hiệu mình.

Xây dựng tính khác biệt là bước định vị thương hiệu mà doanh nghiệp cần quan tâm

Xây dựng tính khác biệt là bước định vị thương hiệu mà doanh nghiệp cần quan tâm

Bước 5: Tuyên ngôn định vị 

Tuyên ngôn định vị thương hiệu giữ vai trò quan trọng giúp truyền đạt những giá trị khác biệt của thương hiệu bạn so với các đối thủ đến với khách hàng. Vì vậy bạn cần xây dựng cho thương hiệu của mình một tuyên ngôn định vị hoàn hảo.

Bước 6: Kiểm tra tính hiệu quả 

Tại bước cuối cùng của quá trình định vị thương hiệu này, bạn nên dành một lượng thời gian để kiểm tra lại định vị của thương hiệu để đảm bảo tính hiệu quả và giúp thương hiệu của doanh nghiệp tiến xa hơn trên thị trường.

Một số ví dụ nổi tiếng về định vị thương hiệu 

Bạn cũng có thể tìm hiểu và tham khảo thêm về một số những ví dụ nổi tiếng có liên quan đến định vị thương hiệu sau.

Xây dựng tính mật thiết với khách hàng 

Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng chính là chiến lược định vị thương hiệu tối ưu và hiệu quả. Ví dụ, Coca Cola luôn chiếm ưu thế và dành được tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Lý do là vì các chiến dịch của coca cola luôn hướng đến các giá trị hạnh phúc, tình bạn, chia sẻ,.. để kết nối mọi người.

Chiến lược định vị thương hiệu của Coca Cola

Chiến lược định vị thương hiệu của Coca Cola

Trở thành số 1 trên thị trường 

Một chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp trở thành thương hiệu số 1 trên thị trường. Ví dụ, khi nhắc đến tờ báo tốt nhất và hữu ích nhất trong hoạt động kinh doanh tại Nhật, người ta sẽ nghĩ ngay đến Nikkei thay vì Asahi hoặc Yomiuri.

Định vị thương hiệu được xem là cú nổ lớn báo hiệu về sự bứt phá và hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường và nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của thương hiệu. Hy vọng, với bài viết mà Bizfly chia sẻ bạn đã có thêm được những kiến thức mới và nội dung quan trọng để hỗ trợ công việc của mình.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly