Đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp không chỉ dựa vào yếu tố tài sản sở hữu mà còn dựa vào brand value (giá trị thương hiệu). Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức và đầu tư lớn cho việc phát triển này. Bài viết sau sẽ giải thích cho bạn đọc brand value là gì, cùng Bizfly khám phá để hiểu hơn về cách đo lường giá trị thương hiệu.
Brand value hay còn được gọi là giá trị thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Đo lường giá trị thương hiệu cần trải qua một quá trình đánh giá phức tạp và dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Khái niệm Brand value là gì?
Nếu một công ty được hợp nhất hay được doanh nghiệp khác mua lại, họ sẽ trả tiền để được sử dụng tên, biểu tượng và đặc điểm nhận dạng thương hiệu của bạn. Hiểu theo một cách khác, giá trị thương hiệu là số tiền mà bạn bỏ ra để thiết kế, quảng bá và đầu tư để đẩy một thương hiệu mới lên thị trường.
Để đo lường giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần dựa trên 4 yếu tố cơ bản dưới đây.
Hình ảnh thương hiệu là những dấu ấn mà người tiêu dùng hay công chúng đến một hay một số đặc trưng của thương hiệu. Nó xuất phát từ cảm nhận, niềm tin và kiến thức mà khách hàng có được sau khi tiếp xúc với thương hiệu, cả hình ảnh tốt và hình ảnh xấu.
Hình ảnh này có liên quan trực tiếp tới lợi ích, công dụng và thuộc tính hữu ích trong sản phẩm của công ty. Hình ảnh tạo ra mối liên hệ tốt giúp người tiêu dùng khôi phục thông tin về thương hiệu đó. Hình ảnh thương hiệu càng khác biệt và tích cực càng giúp doanh nghiệp mở rộng thương hiệu.
Nhận biết thương hiệu là một thành phần quan trọng trong giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Nó được đề cập tới khả năng của một khách hàng để nhận dạng, phân biệt các đặc điểm của thương hiệu đó với các thương hiệu khác trên thị trường. Đồng thời giúp tăng tính gợi nhớ tới thương hiệu của người tiêu dùng. Nhận biết thương hiệu được xem như một yếu tố cấu thành của sản phẩm nhất định.
Để đo lường giá trị thương hiệu, doanh nghiệp cần chú ý vào lòng trung thành thương hiệu. Đây là một nhân tố cốt lõi của brand value và thể hiện sự gắn bó của khách hàng.
Lòng trung thành thương hiệu
Sự trung thành với doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất khi khách hàng tìm mua cho bằng được sản phẩm thuộc thương hiệu đó dù bị cạnh tranh bởi giá, chất lượng. Chỉ số lòng trung thành càng cao thì số lượng khách hàng gắn bó càng lớn và khả năng mở rộng tệp khách hàng càng cao.
Nếu duy trì được lòng trung thành của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được lợi nhuận, doanh số và nâng cao chiến lược phát triển trong tương lai. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn so với các thương hiệu khác trên thị trường. Bạn phải để người tiêu dùng cảm nhận được giá trị của sản phẩm và chất lượng dịch vụ, khách hàng mới quay trở lại ủng hộ cho thương hiệu.
Tham khảo chi tiết tại đây: Brand loyalty là gì? Hướng dẫn cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
Chất lượng cảm nhận của khách hàng là yếu tố đầu tiên mà khách hàng căn cứ vào đó để ra quyết định mua hàng. Các nghiên cứu của các nhà phân tích thị trường của Mỹ đã cho thấy các nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng là nhân tố quan trọng hàng đầu.
Yếu tố này được xếp trên các yếu tố khác như thị phần, hoạt động nghiên cứu, phát triển R&D hay chi phí cho Marketing của doanh nghiệp. Cảm nhận khách hàng tốt giúp doanh nghiệp gia tăng lượng lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Tiếp theo, hãy cùng Bizffly tìm hiểu về cách đo lường giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Cách đo lường giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
Giá trị vô hình của thương hiệu là một cách để đo lường giá trị thương hiệu. Nhiều khách hàng chịu chấp nhận mua sản phẩm của những thương hiệu có tiếng thay vì một sản phẩm cùng loại của hãng ít nổi tiếng hơn. Trên thực tế, rất khó để tách rời các giá trị vô hình ra khỏi giá trị thương hiệu.
Một khảo sát đã được tiến hành yêu cầu khách hàng định giá cho xe hơi khi chỉ nhìn vào hình ảnh của nó. Chiếc xe được giữ nguyên nhưng phù hiệu mang tên thương hiệu được thay đổi sau mỗi lần khảo sát. Kết quả là nếu chiếc xe được gắn một phù hiệu của hãng nổi tiếng, giá của nó liên tục được đẩy lên cao. Trong tình huống này, giá trị vô hình của thương hiệu đóng góp tới 10% tổng giá trị bán lẻ sản phẩm.
Cách thứ hai để đo lường giá trị thương hiệu là lợi thế thương mại. Nó dựa trên năng suất, chất lượng của đội ngũ nhân viên doanh nghiệp và bí quyết kinh doanh, hợp đồng,... Giá trị này bao gồm các yếu tố quan trọng sau:
Trong những năm gần đây, các tổ chức kinh tế toàn cầu thường đưa ra xếp hạng về đo lường giá trị thương hiệu. Một trong những tổ chức uy tín nhất hiện nay là Interbrand, đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Các tiêu chí từ chiến lược mở rộng thương hiệu, phân bổ chi phí Marketing đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp,...
Tuy nhiên cũng không nên quá phụ thuộc vào xếp hạng này bởi nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Bởi các chuyên gia khẳng định rằng thương hiệu là tài sản có giá trị và nên được đưa vào bảng cân đối kế toán.
Sản phẩm và dịch vụ không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến sự thành công của một thương hiệu. Doanh nghiệp cần đo lường giá trị thương hiệu và đầu tư xây dựng thương hiệu bằng một chiến lược mạnh mẽ. Có như vậy, doanh nghiệp mới đạt được những mục tiêu dài hạn và bứt phá doanh thu trong quá trình kinh doanh.
>>Xem thêm: Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Gồm những gì và 9 yếu tố quan trọng
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại