Brand loyalty là gì? Hướng dẫn cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

Thủy Nguyễn 24/12/2021

Trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, việc xây dựng brand loyalty đều vô cùng quan trọng và có tính quyết định tới sự thành công của thương hiệu đó. Vậy brand loyalty là gì và cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu như thế nào? Cùng Bizfly tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau.

Brand loyalty là gì? 

Trong tiếng Việt, brand loyalty là lòng trung thành của khách hàng với một thương hiệu. Lòng trung thành với thương hiệu được thể hiện ở sự ủng hộ, tiếp tục mua các sản phẩm của doanh nghiệp đó, bất kể những nỗ lực thu hút của đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế không có nhiều nhãn hàng làm được điều này và thường mất một khoảng thời gian dài cũng như chi phí rất lớn cho Marketing thương hiệu. 

Brand loyalty là gì

Brand loyalty là gì? 

Sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty

 Customer loyalty (sự trung thành của khách hàng) thể hiện mức độ mà khách hàng sẵn sàng quay lại mua sản phẩm. Nó thường bị nhầm với Brand Loyalty bởi mối liên kết chặt chẽ, nhưng bản chất của hai khái niệm này có những nét riêng biệt rõ ràng. 

1. Mục tiêu

  • Brand Loyalty: Xây dựng dựa trên hình ảnh thương hiệu 
  • Customer Loyalty: Xây dựng dựa trên chất lượng sản phẩm 

2. Sự quan tâm về giá

  • Brand Loyalty: Không quan tâm nhiều về giá
  • Customer Loyalty: Có mối quan tâm lớn về giá

3. Chiến lược marketing

  • Brand Loyalty: Đầu tư nguồn lực marketing lớn vào sản phẩm và dịch vụ 
  • Customer Loyalty: Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, thiết lập giá phải chăng với chất lượng sản phẩm. 

4. Duy trì mối quan hệ với khách hàng 

  • Brand Loyalty: Các chiến dịch duy trì mối quan hệ khách hàng dễ dàng hơn vì có sự đầu tư lớn từ đầu. 
  • Customer Loyalty: Mối quan hệ khách hàng khó thực hiện hơn vì phải chịu sức ép của các sản phẩm mới trên thị trường, nhu cầu khách hàng, ....

Tầm quan trọng của việc xây dựng lòng trung thành thương hiệu 

Như vậy, bài viết đã lý giải brand loyalty là gì. Trong kinh doanh, có vai trò rất quan trọng và quyết định tới doanh thu, mở rộng quy mô doanh nghiệp.

  • Brand loyalty giúp thương hiệu tiết kiệm tối đa chi phí cho Marketing sản phẩm: Theo một số phân tích thị trường, chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới gấp 3-5 lần so với duy trì chăm sóc khách hàng thân thiết. Do đó, nó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí dành cho tiếp thị sản phẩm mới. 
  • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Brand loyalty là một trong những “tài nguyên quý giá” mà bất cứ doanh nghiệp nào đều khao khát có được. Nó mở ra cơ hội thành công với các sản phẩm mới và thị phần khổng lồ trong bối cảnh nhiều cạnh tranh hiện nay. 
  • Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tuyệt vời: Xây dựng được Brand loyalty đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng được một thương hiệu “top-in-mind” trong lòng khách hàng. Bất cứ khi nào cần mua một sản phẩm nào đó, họ sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bạn. 

Các cấp độ của Brand Loyalty 

Vậy các cấp độ của Brand lohakty và tính chất của nó như thế nào? Theo Philip Kotler, lòng trung thành thương hiệu có 5 cấp độ và phân chia từ thấp đến cao: 

  • Cấp độ thấp nhất là khách hàng thay đổi thương hiệu mà không cần có lý do. 
  • Cấp độ thứ 2 là khách hàng cảm thấy thoải mái, không có lý do gì để thay đổi thương hiệu. 
  • Cấp độ thứ 3 là khách hàng thỏa mãn và có thể chi trả các chi phí bởi thay đổi thương hiệu. 
  • Cấp độ thứ 4 là khách hàng xem trọng thương hiệu và đồng hành với sự phát triển của nhãn hàng như một người bạn. 
  • Cấp độ cao nhất là khách hàng trung thành với thương hiệu và đây cũng là mục tiêu hướng tới của bất cứ doanh nghiệp nào. 

Các bước xây dựng lòng trung thành thương hiệu tối ưu 

Ở các phần trước đã giúp bạn hiểu rõ brand loyalty là gì cũng như các cấp độ và giá trị mà nó mang lại. Ở phần cuối này, bài viết sẽ hướng dẫn 6 bước trong quy trình xây dựng lòng trung thành thương hiệu tối ưu nhất. 

Các bước xây dựng lòng trung thành thương hiệu tối ưu

Các bước xây dựng lòng trung thành thương hiệu tối ưu 

Bước 1: Xây dựng chiến lược thương hiệu 

Để xây dựng chiến lược thương hiệu chất lượng, hãy định hình giá trị cốt lõi mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đang đại diện cho thương hiệu bởi điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hơn nữa việc nắm vững kiến thức và các cách xây dựng chiến lược thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp tạo cơ hội cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường và ghi dấu ấn với khách hàng tiềm năng. 

Xem thêm: Chiến lược thương hiệu: Tầm quan trọng và cách xây dựng

Bước 2: Định vị thương hiệu 

Định vị thương hiệu là việc bạn trả lời cho câu hỏi thị trường đang nghĩ về doanh nghiệp như thế nào. Hay các chiến lược Marketing, Sale trước đây có được khách hàng chấp nhận không. Thông qua các nghiên cứu và đánh giá thị trường, bạn sẽ xác định được mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Bước 3: Xác định tính cách thương hiệu 

Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện chính là xác định tính cách thương hiệu. Đó có thể là logo, tên thương hiệu hay là một slogan có ý nghĩa mà bất cứ khi nào đọc lên, khách hàng sẽ nhớ ngay tới hãn hàng. Trên thực tế, khách hàng có xu hướng cảm thấy thân thuộc hơn khi những thương hiệu có phẩm chất, tính cách rõ ràng. 

Bước 4: Đánh giá lại thương hiệu 

Đánh giá lại thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng brand loyalty. Tên thương hiệu luôn đóng vai trò chi phối và điều khiển cảm xúc, hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Lựa chọn tên thương hiệu vừa ý nghĩa, vừa gây ấn tượng mạnh với khách hàng không hề đơn giản. Chính vì vậy, việc đánh giá lại thương hiệu là cần thiết và giúp doanh nghiệp điều chỉnh tên nhãn hàng cho phù hợp. 

Bước 5: Xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng 

Bước tiếp theo mà bạn cần chú ý khi xây dựng brand loyalty đó chính là xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng, giúp thương hiệu được nhận diện và yêu thích trên thị trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng với nhãn hàng, giúp thu hút khách hàng mới hiệu quả, xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng mới. Đồng thời, các chiến lược này cũng giúp tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp so với các đối thủ khác. 

 Xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng

 Xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng 

Xem thêm: Cách giữ chân khách hàng trung thành giúp tăng doanh số

Bước 6: Xây dựng kiến trúc thương hiệu 

Kiến trúc thương hiệu hay brand architecture thể hiện sự kết nối giữa brand với các thương hiệu khác nhỏ hơn của doanh nghiệp. Nó giúp thúc đẩy sự nhận biết của khách hàng về các sản phẩm của cùng một thương hiệu.

Từ đó trở thành một kiến trúc vững chắc thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với một thương hiệu. Động thời tăng hiệu quả tiêu dùng ở hệ sinh thái các sản phẩm/dịch vụ đa dạng của doanh nghiệp.

Bizfly đã lý giải cho bạn đọc về brand loyalty là gì và những bước quan trọng để xây dựng lòng trung thành khách hàng tốt nhất. Với những chia sẻ trên sẽ là kinh nghiệm quý giá khi xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường mà bạn nên biết.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly