Xây dựng hình ảnh thương hiệu để ghi lại dấu ấn trong lòng khách hàng là nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời buổi công nghệ 4.0 tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Doanh nghiệp nào làm tốt nhiệm vụ này sẽ tạo ra được cơ hội để phát triển kinh doanh hiệu quả cho tổ chức của mình.
Vậy làm cách nào để xây dựng được hình ảnh thương hiệu nổi bật? Hãy cùng Bizfly đi tìm câu trả lời cho vấn đề này theo nội dung được chia sẻ ngay sau đây.
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là ấn tượng của mỗi khách hàng về thương hiệu doanh nghiệp. Tùy vào sự trải nghiệm của mỗi người mà khách hàng sẽ có những cảm nhận riêng khác nhau. Hình ảnh thương hiệu được đánh giá là hoàn thiện khi đạt được sự nhất quán trong các khía cạnh (slogan, bảng hiệu quảng cáo, logo, phong cách,…) và được khách hàng đón nhận khi ra mắt trên thị trường.
Ngoài ra, qua nhiều cuộc khảo sát cho thấy đây là chất xúc tác trong việc khách hàng quyết định có sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu hay không. Ví dụ như, cùng một sản phẩm trên thị trường nhưng thương hiệu A có hình ảnh tích cực tới công chúng hơn thương hiệu B thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm của thương hiệu A. Vì vậy, các doanh nghiệp nên đầu tư cải thiện hình ảnh tích cực, độc đáo và phù hợp với thời đại để đến gần với khách hàng hơn.
Hình ảnh thương hiệu là gì?
Bizfly xin giới thiệu một số thương hiệu thành công trong việc xây dựng hình ảnh với khách hàng của mình để độc giả hiểu rõ hơn về brand image:
Phần lớn các thương hiệu đều mong muốn khách hàng có những ấn tượng tích cực về hình ảnh của mình, do đó ưu tiên lựa chọn tên, slogan đều mang ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, Ugly Drinks Inc (Đồ uống xấu xí) đã lựa chọn đi ngược lại với xu hướng, kết quả là để lại nhận thức tiêu cực và đánh đổi bằng chính lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sau này, thương hiệu đã phải cải tiến cả về slogan, phông chữ tên thương hiệu và cách tuyên truyền để lấy lại hình ảnh thương hiệu từ người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm: Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Gồm những gì và 9 yếu tố quan trọng
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và quan điểm mà hình ảnh thương hiệu có thể phân chia thành nhiều các yếu tố khác nhau.
Các yếu tố tạo nên hình ảnh thương hiệu
Theo Plummer có hai nhóm yếu tố để tạo nên một Brand image:
Theo Keller, hình ảnh thương hiệu cũng được tạo nên bởi hai yếu tố:
Không thể phụ nhận mức độ quan trọng của chúng trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ có xu hướng xây dựng hình ảnh khác nhau. Một hình ảnh thành công tạo ra nhiều giá trị to lớn với doanh nghiệp, bao gồm:
Tầm quan trọng của hình ảnh thương hiệu
Ngược lại, một hình ảnh tiêu cực sẽ khiến khách hàng ra đi nhanh chóng, dẫn đến sự sụp đổ của một thương hiệu và cần nhiều chi phí và thời gian nếu muốn cải thiện. Vì vậy, doanh nghiệp nên có những định hướng phù hợp từ ban đầu để thuận lợi trong quá trình quảng bá sau này.
Tham khảo: Xây dựng thương hiệu là gì? Quy trình xây dựng thương hiệu tối ưu
Sau đây là một số cách giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt đẹp và ấn tượng trong lòng khách hàng.
Để xây dựng hình ảnh thương hiệu đều cần xác định được nhóm khách hàng mục tiêu. Vậy, xây dựng chân dung nhóm khách hàng này như thế nào? Độ tuổi, Ngành nghề, mức thu nhập, Nhu cầu sử dụng và Tính cách, quan điểm, sở thích... Thu thập được bộ dữ liệu câu hỏi trên sẽ giúp marketer có cái nhìn rõ hơn và cụ thể hơn trong nghiên cứu xây dựng brand image.
Tuyên bố định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement) như một lời tuyên ngôn của thương hiệu về giá trị đối với khách hàng với mong muốn được công nhận trên thị trường. Tuyên bố định vị thương hiệu cũng chính là điểm khác biệt nhất giữa thương hiệu của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng cách tuyên bố định vị thương hiệu
Đầu tư xây dựng một tuyên bố định vị thương hiệu độc đáo, phù hợp, tích cực sẽ giúp thu hút và gây ấn tượng với khách hàng, dựa trên các yếu tố:
Như vậy, tuyên bố định vị là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực. Mọi người có thể tham khảo nội dung bài viết "Định vị thương hiệu là gì? 9 phương pháp giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu" để hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Giá trị cốt lõi và sứ mệnh là cần thiết để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu phù hợp, nhất quán, mang ý nghĩa tích cực. Trong đó:
Khách hàng sẽ chỉ nhớ tới thương hiệu khi có một chuỗi ấn tượng liên tiếp tác động tới họ. Chuỗi sự việc này cần có sự nhất quán trong nội dung, màu sắc, tinh thần mà nó hướng tới. Ví dụ như logo và slogan của thương hiệu được phối màu sắc phù hợp sẽ tạo ra thiện cảm đối với khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ có mong muốn tìm hiểu và trải nghiệm về sản phẩm/ dịch vụ.
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) vừa là cảm nhận của khách hàng sau khi tiếp xúc với thương hiệu, vừa là những gì mà doanh nghiệp muốn hướng tới khách hàng. Phần lớn các doanh nghiệp mong muốn xây dựng tính cách uy tín, thân thiện, trung thực,… cho thương hiệu quả mình.
Xây dựng tính cách thương hiệu là cách xây dựng hình ảnh thương hiệu tối ưu
Xây dựng được tính cách phù hợp với khách hàng giúp kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và thương hiệu. Các bước cần thực hiện để tạo dựng một tính cách cá tính, độc đáo nhưng gần gũi với người tiêu dùng:
Sau khi xây dựng hình ảnh , doanh nghiệp cần đo lường chúng để đánh giá cảm nhận về hình ảnh của khách hàng như thế nào. Kế hoạch khảo sát có thể thực hiện online hoặc thông qua những buổi gặp gỡ trực tiếp với người tiêu dùng. Kết quả thu được là cơ sở để doanh nghiệp có thể điều chỉnh hình ảnh gần gũi với khách hàng hơn.
Kết luận, hình ảnh thương hiệu là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết có thể giúp độc giả hiểu được cách xây dựng và tầm quan trọng của nó, áp dụng trong đời sống và tạo nên sự thành công cho chính doanh nghiệp của mình
Có thể bạn quan tâm: Quảng bá thương hiệu là gì và 9 phương pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại