Thương hiệu là gì? Các yếu tố quan trọng tạo lên thương hiệu vững mạnh

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Trong những năm gần đây, những thuật ngữ về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng thương hiệu là gì, các biểu tượng cơ bản và tầm quan trọng của nó. Bài viết dưới đây của các chuyên gia Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và cách để phân biệt nó với nhãn hiệu. 

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một tập hợp các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, được khách hàng nhìn nhận về một công ty, dịch vụ hoặc sản phẩm. Đó có thể là mô tả nhận diện, giá trị, thuộc tính hay cá tính trong các sản phẩm của doanh nghiệp. Thương hiệu là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Thực tế, mức độ uy tín của thương hiệu ảnh hưởng khá lớn tới quyết định mua hàng của người dùng. 

Thương hiệu là gì

Thương hiệu là gì?

Tầm quan trọng của thương hiệu đối với một doanh nghiệp

Hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về giá trị mà việc xây dựng thương hiệu mang lại. Sau đây là nhũng giá trị to lớn của việc tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường:

  • Giúp người dùng nhận biết thương hiệu, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ khác. 
  • Kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo dựng niềm tin và lòng trung thành với sản phẩm. 
  • Tạo nên sức hút, thống nhất đồng bộ các chiến lược của một doanh nghiệp. 
  • Tạo tiền đề và thuận lợi cho các chiến lược mở rộng thị trường. 

Các thành phần cơ bản của một thương hiệu

Dưới đây là các thành phần cơ bản của một thương hiệu hiện nay: 

Tên gọi (name)

Tên gọi là yếu tố quan trọng, làm nên tên tuổi và thể hiện rõ nét văn hoá cũng như tính cách đặc thù của mọi thương hiệu. Muốn tạo được ấn tượng với các khách hàng mục tiêu, tên thương hiệu cần thể hiện rõ bản sắc thương hiệu, dễ nhớ và dễ đọc. 

Biểu tượng (logo) là hình ảnh đầu tiên để khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn. Logo đại diện cho thương hiệu về mặt hình ảnh, truyền đạt tính cách, văn hoá cũng như giá trị cốt lõi của thương hiệu thay mặt lãnh đạo. Thiết kế thương hiệu không chỉ đòi hỏi tính thẩm mỹ, hài hoà mà còn truyền tải được bản sắc của doanh nghiệp. 

Biểu tượng (logo) là thành phần không thể thiếu của một thương hiệu

Biểu tượng (logo) là thành phần không thể thiếu của một thương hiệu

Khẩu hiệu (Slogan)

Khẩu hiệu là yếu tố đại diện trực tiếp của thương hiệu với tần suất xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, Marketing. Vì vậy, slogan của doanh nghiệp cần chứa đựng đủ ý nghĩa, khác biệt và ấn tượng để khách hàng nhớ tới. Muốn xây dựng được slogan ấn tượng, bạn cần nghiên cứu sâu về thị trường, sàng lọc và tìm hiểu về đối thủ để có được ý tưởng mới. 

Màu sắc và thiết kế bao bì

Màu sắc và thiết kế bao bì cũng là điểm thu hút khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Thiết kế bao bì và màu sắc nên nhất quán với thông điệp, bộ nhận diện mà thương hiệu muốn truyền tải nhưng cũng cần sáng tạo để thu hút khách hàng. 

La bàn thương hiệu (Brand Compass)

La bàn thương hiệu là yếu tố được hình thành dưới dạng bản tóm tắt những điều cơ bản, định hướng, giới thiệu ban đầu của doanh nghiệp. Nó là công cụ soi sáng, dẫn lối và điều hướng mọi hoạt động mà các thương hiệu hướng tới trong tương lai. 

Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch cách tổ chức một thương hiệu khi hướng đến mở rộng và phát triển đa ngành. Bất cứ thương hiệu nào cũng đều phải chuẩn bị sẵn sàng, lên phương án tạo dựng kiến trúc. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro không cần thiết, tiếp cận và chinh phục nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu cần đảm bảo thể hiện tính cách, tầm nhìn cũng như sứ mệnh và định vị nó trên thị trường. Vì vậy, bộ nhận diện thương hiệu thường bao gồm những hình ảnh trực quan, sinh động, truyền tải thông điệp chiến dịch và định vị thương hiệu mọi lúc mọi nơi.

Bộ nhận diện thương hiệu là thành phần quan trọng của thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu là thành phần quan trọng của thương hiệu

Văn hóa công ty (Company Culture)

Muốn xây dựng và điều hành một thương hiệu hoạt động ổn định, bạn cần sở hữu văn hoá doanh nghiệp phù hợp và chỉn chu. Trước hết là xây dựng và ban hành các quy chuẩn trong văn hoá ứng xử doanh nghiệp. Văn hoá công ty tốt là cách tốt nhất để bạn truyền cảm hứng, tinh thần tập thể và động lực làm việc cho nhân viên. 

Tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Tính cách thương hiệu chính là những đặc điểm được nhận dạng và duy trì bởi các khách hàng trung thành. Nó là cơ sở vững chắc để các khách hàng hình thành mối quan hệ với doanh nghiệp sau khi trải nghiệm thương hiệu. 

Giọng nói thương hiệu (Brand Voice)

Giọng nói có vai trò quan trọng đối với sự tương tác của thương hiệu với thị trường, giúp khách hàng phân biệt doanh nghiệp của bạn với đối thủ cùng ngành hàng. Giọng nói thương hiệu nên có sự thống nhất với thông điệp mà doanh nghiệp đang truyền tải. Điều này giúp khách hàng của bạn khắc sâu thương hiệu một cách dễ dàng và tạo thiện cảm tốt.

Đọc thêm: Brand Voice là gì? Vai trò và cách xác định Brand Voice cho doanh nghiệp

Các yếu tố tạo nên một thương hiệu vững mạnh

Để xây dựng lên được một thương hiệu vững mạnh, mọi người cần lưu ý đến 6 yếu tố dưới đây:

Các yếu tố tạo nên một thương hiệu vững mạnh

Các yếu tố tạo nên một thương hiệu vững mạnh

  • Mục đích, bao gồm mục đích kinh doanh và khả năng giá trị của thương hiệu. 
  • Tính nhất quán thể hiện bản sắc, nâng cao giá trị thương hiệu. 
  • Cảm xúc giúp kết nối khách hàng với thương hiệu. 
  • Tính linh hoạt, sáng tạo trong các chiến dịch tiếp thị. 
  • Lòng trung thành thương hiệu của khách hàng thông qua các đánh giá về sản phẩm, dịch vụ. 
  • Nhận thức cạnh tranh, nỗ lực cải tiến và học hỏi kinh nghiệm. 

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu nhưng thực chất, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: 

  • Tính hữu hình: Nhãn hiệu có thể nhìn thấy được, thương hiệu khó nhận biết hơn, bao gồm cả hữu hình và vô hình. 
  • Cách tiếp cận và bảo hộ: Nhãn hiệu có thể được đăng ký và do pháp luật bảo hộ. Thương hiệu không phải đối tượng được pháp luật bảo hộ và điều chỉnh. 
  • Giá trị: Nhãn hiệu sau khi đăng ký có thể được định giá nhưng thương hiệu không thể định giá một cách dễ dàng. 
  • Hình thành: Nhãn hiệu được hình thành khi hoàn thành thủ tục đăng ký. Muốn hình thành thương hiệu cần thời gian, công sức, nguồn tài chính và nguồn lực. 
  • Tính lâu bền: Nhãn hiệu có thể dễ dàng thay đổi theo thị hiếu người dùng nhưng thương hiệu có thể tồn tại ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không tồn tại. 

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về thương hiệu là gì, các thành phần cơ bản và sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố thể hiện rõ nhất giá trị và văn hoá của một doanh nghiệp. Để tạo nên một thương hiệu bền vững, doanh nghiệp cần chú trọng vào các yếu tố cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly