Đại sứ truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và đạt được mục tiêu doanh số của tổ chức kinh doanh. Trong bài viết này, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu về vai trò quan trọng của vị trí này trong lĩnh vực truyền thông và quảng bá thương hiệu.
Đại sứ truyền thông (Brand Ambassador) là người được một thương hiệu hoặc tổ chức chọn để đại diện, quảng bá và nâng cao hình ảnh của thương hiệu đó đến với công chúng. Đại sứ truyền thông có thể là người nổi tiếng, chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc thậm chí là những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.
Họ sử dụng sức ảnh hưởng và uy tín cá nhân để tạo ấn tượng tích cực về thương hiệu và khuyến khích mọi người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Một ví dụ điển hình là việc Sơn Tùng M-TP được lựa chọn làm đại sứ truyền thông cho các thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm Heineken - một thương hiệu bia nổi tiếng và Samsung - một thương hiệu điện thoại di động hàng đầu.
Lý do Sơn Tùng được chọn làm đại sứ truyền thông là bởi sức ảnh hưởng của anh ta quá lớn tới các nền tảng truyền thông xã hội. Anh ta được khán giả yêu mến, có khả năng tiếp cận cũng như ảnh hưởng lớn tới khán giả, đặc biệt là giới trẻ.
Khi trở thành đại sứ truyền thông, Sơn Tùng đảm nhận các vai trò như quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, nâng cao nhận thức với cộng đồng về các vấn đề như giáo dục, sức khỏe hoặc kiến thức về chính các sản phẩm anh ta làm đại sứ cho truyền thông.
Cụ thể khi trở thành người đại sứ cho truyền thông của các nhãn hàng, Sơn Tùng tham gia vào các sự kiện, hội thảo, các chiến dịch quảng cáo truyền thông hay kêu gọi người hâm mộ tham khảo các sản phẩm.
Trong vai trò đại sứ truyền thông, Sơn Tùng M-TP thường tham gia vào các chiến dịch truyền thông, sự kiện và quảng cáo của các thương hiệu mà anh đại diện. Điều này đóng góp vào hiệu quả của các chiến lược marketing của các thương hiệu này và thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.
Đối với mỗi doanh nghiệp, họ là những người đại diện cho hình ảnh và giá trị của một tổ chức hoặc cá nhân. Công việc của họ bao gồm xây dựng và quản lý thương hiệu, tạo dựng nhận thức và uy tín trong mắt công chúng. Cụ thể, họ có những nhiệm vụ sau:
Ví dụ Sơn Tùng MTP đã xây dựng và quản lý hiệu quả thương hiệu của mình bằng nhiều cách khác nhau như: Có phong cách âm nhạc riêng, độc đáo, sử dụng mạng xã hội để tương tác với người hâm mộ, ra mắt nhiều thương hiệu của bản thân như nước hoa, tổ chức sự kiện,...
Khi nhắc đến công việc của đại sứ truyền thông, nhiều người thường nghĩ đến những nhiệm vụ như đóng quảng cáo, tham gia sự kiện truyền thông hoặc đăng bài giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng truyền thông xã hội. Tuy đúng, nhưng thật chưa đầy đủ.
Ngoài những công việc trên, đại sứ truyền thông còn có thể đảm nhận một số nhiệm vụ khác. Dưới đây là một số công việc mà một đại sứ truyền thông có thể thực hiện khi đại diện cho một tổ chức hoặc thương hiệu.
Đại sứ truyền thông tham gia vào việc chụp hình, quay video và viết bài để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm. Nội dung này cần phù hợp với sở thích và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Đại sứ truyền thông tham gia vào các sự kiện như triển lãm, hội nghị, giao lưu và thông cáo báo chí. Sự tham gia của họ thu hút sự chú ý từ giới báo chí và người hâm mộ, góp phần lan truyền hình ảnh của thương hiệu hoặc sản phẩm.
Đại sứ truyền thông xây dựng mạng lưới phân phối nội dung chất lượng cao, bao gồm fanpage với lượng người theo dõi đông đảo, các nhóm fan có số lượng thành viên lớn, các kênh TikTok phổ biến. Họ đăng tải và chia sẻ các nội dung liên quan đến tổ chức hoặc thương hiệu mà mình đại diện trên các nền tảng này.
Đại sứ truyền thông có trách nhiệm giải đáp các thắc mắc của khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm. Họ sử dụng nhiều hình thức như quay video, viết bài thông cáo báo chí và trả lời bình luận trên các mạng xã hội. Điều này giúp thương hiệu hoặc sản phẩm đến gần hơn với công chúng.
Đại sứ truyền thông là người thường xuyên tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng, qua đó họ có thể nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của họ. Dựa trên thông tin này, đại sứ truyền thông có thể đề xuất ý kiến và xây dựng các chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.
Các tiêu chí lựa chọn đại sứ truyền thông (hay còn gọi là đại sứ thương hiệu) phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lược cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số tiêu chí phổ biến mà nhiều tổ chức áp dụng để chọn ra người phù hợp nhất cho vai trò này:
Đại sứ truyền thông cần phải thể hiện và phản ánh được giá trị cốt lõi, sứ mệnh và hình ảnh của thương hiệu. Họ cần có sự đồng điệu với thương hiệu về mặt giá trị và lối sống.
Một đại sứ truyền thông hiệu quả thường có một lượng người theo dõi lớn hoặc độ nhận diện cao trong cộng đồng hoặc thị trường mục tiêu của thương hiệu.
Uy tín cá nhân và chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu là rất quan trọng. Điều này giúp tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Đại sứ thương hiệu cần có khả năng giao tiếp mạnh mẽ và có khả năng truyền đạt thông điệp một cách thuyết phục và sáng tạo.
Họ cần phải có kiến thức vững chắc về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu để có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác và thuyết phục.
Đại sứ truyền thông nên thực sự đam mê về thương hiệu và sản phẩm, từ đó có thể tạo ra những thông điệp truyền thông mạnh mẽ và thiết thực.
Tính chuyên nghiệp và đạo đức làm việc là yếu tố quan trọng, đảm bảo rằng đại sứ thương hiệu sẽ không gây ra bất kỳ hậu quả tiêu cực nào đối với hình ảnh của thương hiệu.
Một đại sứ truyền thông giỏi là người có khả năng tương tác hiệu quả với khán giả, khuyến khích sự tương tác và tạo ra cộng đồng xung quanh thương hiệu.
Thế giới truyền thông và thị trường luôn thay đổi, vì vậy đại sứ truyền thông cần phải linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với các xu hướng mới.
Kinh nghiệm và thành công trong các chiến dịch truyền thông trước đó cũng là một tiêu chí quan trọng khi lựa chọn đại sứ thương hiệu.
Hy vọng bài viết của Bizfly đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc, trách nhiệm và vai trò quan trọng của đại sứ truyền thông trong chiến lược truyền thông của bất kỳ thương hiệu/tổ chức nào.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại