Một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu về chiến lược Marketing hay những cách để xây dựng chiến lược? Bài viết dưới đây của Bizfly sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc.
Chiến lược Marketing là chiến lược tiếp thị tổng thể của công ty nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng mục tiêu và phát triển thương hiệu.
Các chiến lược này sẽ cung cấp tầm nhìn dài hạn cho các nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp, xác định cách tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thực sự.
Quyết định mua của khách hàng bị chi phối rất nhiều bởi nhận thức của họ về thương hiệu. Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra bản sắc thương hiệu nhất quán và khác biệt. Từ đó truyền tải thông điệp, tiếp cận khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu.
Marketing là một trong những hoạt động chính, diễn ra thường xuyên và liên tục trong quá trình hoạt động của mọi doanh nghiệp kinh doanh. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngoài hình thức offline, các hoạt động Marketing còn diễn ra sôi nổi trên các nền tảng online.
Điều này đồng nghĩa với việc chi phí Marketing của doanh nghiệp cũng ngày một tăng lên. Việc áp dụng một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được ngân sách, đầu tư đúng chỗ và cắt giảm khi không cần thiết.
Chiến lược Marketing sẽ là câu trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp phải làm cách nào để thu hút, giữ chân người tiêu dùng và biến họ thành khách hàng trung thành.
Nói cách khác, đây là một công cụ để doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp càng nhiều thì chiến lược Marketing của doanh nghiệp càng thành công.
Chiến lược Marketing hiệu quả sẽ đánh vào tâm lý, kích thích ý định mua của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng tiêu thụ, cải thiện doanh thu và lợi nhuận.
Chiến lược Marketing đại trà hay Marketing đại chúng (Undifferentiated Marketing) là chiến lược tiếp thị hướng đến phạm vi thị trường rộng lớn. Do tính chất bao phủ thị trường, chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra được một thông điệp hướng tới toàn bộ khách hàng và phù hợp với thị hiếu chung.
Việc hướng tới đối tượng công chúng rộng lớn có thể giúp doanh nghiệp tăng cường độ nhận diện thương hiệu mà không cần tốn quá nhiều công sức để nghiên cứu thị trường hay tốn quá nhiều chi phí để quảng bá.
Một trong những ví dụ nổi bật về chiến lược này là các hãng nước giải khát, các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi và không phân biệt về đối tượng sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này thường xuyên áp dụng Marketing đại trà trong hoạt động của mình.
Marketing phân biệt hay Differentiated marketing là chiến lược mà doanh nghiệp cần tạo ra các hoạt động nhằm thu hút hai hoặc nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu.
Sử dụng chiến lược này giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện thương hiệu và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của nhiều tệp khách hàng khác nhau, nhờ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc nghiên cứu thị trường vì ở mỗi phân đoạn, doanh nghiệp lại cần áp dụng chiến lược khác nhau.
Đối với những doanh nghiệp cung cấp đa dạng các loại sản phẩm, đây hoàn toàn là một chiến lược phù hợp. Bởi những doanh nghiệp này có thể đủ khả năng và nguồn lực để đáp ứng các đoạn thị trường khác nhau.
Centralized Marketing Strategy hay Marketing tập trung là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực vào một phân khúc đối tượng mục tiêu cụ thể.
Thực hiện chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được vị trí vững chắc trong phân khúc khách hàng mục tiêu. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, làm hài lòng và tăng lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi nhu cầu của một phân khúc thị trường bị suy giảm hoặc không còn nhu cầu, doanh nghiệp khó lòng có thể trụ lại trên thị trường.
Xem thêm: Chiến lược Marketing cho 4 giai đoạn khách hàng của doanh nghiệp chi tiết nhất
Bước đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị là làm rõ mục tiêu của chiến lược. Mục tiêu này sẽ phản ánh, định hướng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bạn muốn đạt được điều gì thông qua nỗ lực tiếp thị của mình? Nâng cao nhận thức về thương hiệu hay thúc đẩy doanh số hay mở rộng tệp khách hàng,... mục tiêu nên được xác định rõ ràng để chiến lược tiếp thị của bạn được đảm bảo đang đi đúng hướng.
Sau khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu về thị trường để đưa ra các quyết định Marketing sáng suốt. Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, bạn có thể xem xét các yếu tố sau:
Khi hiểu rõ hơn về thị trường, doanh nghiệp sẽ tìm được cách thích nghi và phát triển trong đó.
Mục đích của mọi chiến lược tiếp thị là kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Do đó, để xây dựng được chiến lược trước hết phải xác định được khách hàng mục tiêu. Một số câu hỏi dưới đây có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình xác định tệp khách hàng này:
Việc xem xét và nghiên cứu những câu hỏi này giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng nhất về tệp khách hàng của mình, từ đó tạo ra chiến lược có tác động tối đa.
Dựa trên những mục tiêu, nghiên cứu và chân dung khách hàng, doanh nghiệp đã có thể tiến hành xây dựng chiến lược Marketing. Một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh nên gồm những mục sau:
Sau khi đã có một chiến lược hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai để theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp. Ở bước này, doanh nghiệp có thể chia nhỏ mục tiêu lớn của chiến lược để dễ dàng thực hiện và giám sát, mang lại hiệu suất hoạt động tối đa.
Cuối cùng, hãy xây dựng các chỉ số, tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc đo lường, đánh giá hiệu quả của chiến lược. Điều này có thể giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh chiến lược hoặc xử lý những rủi ro phát sinh.
Cocoon là một trong những thương hiệu mỹ phẩm thuần chay hiện đang tạo được tiếng vang lớn, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới trẻ hiện nay. Vậy Cocoon đã áp dụng những chiến lược Marketing nào để trở thành thương hiệu thành công như ngày hôm nay, hãy cũng phân tích trong phần dưới đây.
Nhóm khách hàng mục tiêu mà Cocoon hướng đến chủ yếu là nữ, độ tuổi từ 18 - 24, thu nhập thuộc nhóm A Class (15 – 150 triệu đồng) và B Class (7,5 – 15 triệu đồng).
Phân khúc này có các đặc điểm như ưa thích xu hướng mỹ phẩm an toàn, lành tính, thân thiện với môi trường. Hành vi mua chủ yếu diễn ra trên các kênh thương mại điện tử và tiêu dùng tại nhà.
Với tệp khách hàng mục tiêu trên, Cocoon đã lựa chọn chiến lược Marketing tập trung để nhắm vào một thị trường đã được xác định rõ. Nhằm hiện thực hóa chiến lược này, nhãn hàng đã và đang có những hoạt động cụ thể như sau:
Giới trẻ lớn lên trong bối cảnh mạng xã hội, Internet phát triển mạnh mẽ, do đó việc tận dụng các kênh truyền thông để tiếp cận họ là một cách thức thông minh.
Một trong những chiến dịch gây tiếng vang lớn của Cocoon là “Khám phá Việt Nam” vào tháng 8/2020. Người tham gia sẽ có cơ hội nhận được các sản phẩm hấp dẫn từ thương hiệu khi tham gia Minigame trên các nền tảng Social Media.
Ngoài các chiến dịch lớn, Cocoon còn có những hoạt động truyền thông như giveaway, giảm giá, chia sẻ bí kíp làm đẹp,... nhằm thu hút khách hàng.
Sự phủ sóng rộng rãi hiện nay của Cocoon phần lớn là nhờ sức ảnh hưởng của các influencer nổi tiếng. Hãng mỹ phẩm thuần chay nay đã từng hợp tác với rapper Suboi, beauty blogger Trinh Phạm, Đào Bá Lộc, makeup artist Quách Ánh,...
Nhờ sự kết hợp này, độ nhận diện của Cocoon đã tăng đáng kể, thương hiệu cũng thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Đánh vào xu hướng mỹ phẩm xanh, an toàn, lành tính của giới trẻ, Cocoon định vị mình là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay “Made in Vietnam”.
Thương hiệu đã duy trì và định hướng phát triển sản phẩm từ những nguyên liệu thuần Việt như: Bí đao, nghệ Hưng Yên, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre,...
Với bảng thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, bắt nguồn từ Việt Nam, Cocoon trở nên khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn chung, các chiến lược Marketing của Cocoon đều truyền tải một cách khéo léo và linh hoạt những thông điệp hướng đến tệp khách hàng mục tiêu.
Do đó, dù là một thương hiệu trẻ trên thị trường nhưng Cocoon đã tạo nên dấu ấn mạnh mẽ và trở thành một trong những thương hiệu thuần chay được ưa thích nhất hiện nay.
Xem thêm: Top 7 chiến lược marketing của vinamilk giúp thống lĩnh thị trường
Hai khái niệm này có thể khiến cho nhiều người nhầm lẫn và bối rối. Trước tiên về chiến lược Marketing, tài liệu này sẽ phác thảo các mục tiêu dài hạn và những cách tiếp cận tổng thể, trong khi đó kế hoạch Marketing sẽ bao gồm các hành động và chiến thuật cụ thể để đạt được các mục tiêu đó.
Điều này có nghĩa là kế hoạch tiếp thị được phát triển dựa trên khuôn khổ của chiến lược Marketing tổng thể.
Tuỳ vào mục tiêu của chiến lược, doanh nghiệp có thể vận hành nhiều chiến lược Marketing cùng một lúc. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhanh đạt được mục tiêu hơn. Ngoài ra, các chiến lược sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và nguồn lực.
Thông thường, việc xây dựng được chiến lược marketing sẽ do các chuyên gia trong lĩnh vực này, đặc biệt là các nhà quản lý marketing thực hiện.
Đầu tiên, đó là giám đốc Marketing hay Chief Marketing Officer - CMO. Là người đứng đầu bộ phận marketing của một tổ chức, CMO sẽ chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch định hình hướng đi của chiến lược marketing tổng thể, vạch ra các mục tiêu của chiến dịch marketing.
Tiếp theo, người hiện thực hóa chiến lược tổng thể của CMO đó chính là quản lý Marketing (Marketing Manager). Dựa trên kế hoạch này, họ sẽ xây dựng chiến thuật và triển khai chiến lược thông qua bộ phận nhân viên.
Chiến lược Marketing là cần thiết và đòi hỏi những nỗ lực đặc biệt để xây dựng. Mỗi doanh nghiệp cần kiên trì nghiên cứu nhằm tinh chỉnh chiến lược sao cho phù hợp. Bài viết trên cung cấp những kiến thức cơ bản về chiến lược Marketing. Đừng quên theo dõi Bizfly để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại