Branding là thuật ngữ phổ biến với mọi người hiện nay bởi nhu cầu đầu tư và xây dựng logo hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy, Branding là gì? Các yếu tố quan trọng nào trong xây dựng Branding mà bạn cần nắm vững? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay lời giải đáp trong bài viết này.
Branding là quá trình xây dựng sản phẩm thông qua giá trị của thương hiệu của một doanh nghiệp. Mục đích chính của chiến lược này là tạo nên sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực trên thị trường, từ đó dễ dàng thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Branding là gì?
Sứ mệnh thương hiệu giúp bạn định hình rõ phương hướng phát triển trong tương lai, đi theo xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, khi làm branding bạn luôn phải bám sát vào sứ mệnh ra đời của doanh nghiệp để tạo ra nội dung phù hợp, để người dùng cảm nhận rõ nét về giá trị của doanh nghiệp.
Song hành cùng sứ mệnh thương hiệu, tầm nhìn thương hiệu cũng cần có chiến lược dài hạn, nó có thể là mục tiêu kinh doanh dài hạn, hay kế hoạch phát triển những giá trị mà doanh nghiệp muốn cung cấp tới người dùng. Khi xây dựng branding, tầm nhìn thương hiệu sẽ giúp nhà quản trị định vị đúng nhiệm vụ của doanh nghiệp trong từ giai đoạn phát triển cụ thế.
Khi xây dựng kế hoạch branding, doanh nghiệp cần đưa ra một hình ảnh, một cảm giác và một thông điệp cho khách hàng và đối tác. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho công ty định hình được những giá trị cốt lõi của mình và truyền tải thông điệp đó cho khách hàng. Nếu văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với thông điệp branding, thì khách hàng sẽ không tin tưởng và nghiên trọng hơn họ có thể có cảm giác bị đánh lừa.
Chiến lược branding thúc đẩy thương hiệu với giá trị cốt lõi, giúp khách hàng cảm nhận những giá trị thực của sản phẩm, từ đó tạo ra sự gắn kết bền vững giữa người dùng và thương hiệu.
Branding được xem như một chiến lược marketing hiệu quả được hầu hết tất cả doanh nghiệp lựa chọn bởi những lợi ích mà nó mang lại. Một ví dụ cụ thể về xây dựng thương hiệu đến từ Apple sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.
Branding có vai trò vô cùng quan trọng trong từng chiến dịch và lĩnh vực kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Điển hình trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm Macbook của Apple được nhắc đến nhiều nhất khi khách hàng có ý định mua máy tính xách tay. Bởi Apple đã đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu lớn cũng như các tính năng vượt trội để khẳng định sự khác biệt và tốt hơn so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Branding chính là một chuỗi những hành động giúp người dùng có thể nhận thức được hình ảnh, giá trị và vai trò của thương hiệu mà doanh nghiệp đã xây dựng. Chính vì vậy, nhận biết thương hiệu chính là kết quả lớn nhất mà Branding đã thực hiện được.
Chiến dịch năm 1984 của Apple đã mở ra một con đường kỷ nguyên mới khi họ ứng dụng Branding và định giá chất lượng sản phẩm cũng như những giá trị lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh.
Trong mọi điểm chạm thương hiệu, Apple luôn duy trì được sự nhất quán từ hệ thống chăm sóc khách hàng cho đến tính trung thực trong mọi thông điệp. Điều này đã giúp họ có được lòng trung thành của khách hàng.
Branding chính là phương thức giúp cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu doanh nghiệp. Từ đó giúp giữ chân được khách hàng vào tạo ra hiệu ứng lan truyền, quảng cáo miệng những câu chuyện tốt đẹp của doanh nghiệp.
Nghệ thuật truyền thông sẽ giúp bạn tạo ra những tầng cảm xúc và tương tác tốt với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Bằng việc sử dụng người nổi tiếng, Apple đã tạo nên cho thương hiệu của mình một hình ảnh cao cấp và sang trọng.
Qua bài viết này, Bizfly đã giới thiệu đến bạn một cách tổng quát nhất những nội dung có liên quan đến Branding như khái niệm Branding là gì, các đối tượng chịu ảnh hưởng, lý do nên ứng dụng Branding và các yếu tố quan trọng giúp xây dựng chiến dịch Branding hiệu quả. Hy vọng, bạn đã nắm rõ được những kiến thức hữu ích này.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại