Brand Essence hay là còn biết đến là bản sắc thương hiệu. Brand Essence là tập hợp các khái niệm như giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, cảm xúc mà thương hiệu mang lại. Nó thường được tóm tắt bằng một tuyên bố hoặc một cụm từ ngắn gọn nhằm thể hiện phong cách độc đáo riêng của thương hiệu.
Bản chất của thương hiệu luôn trường tồn và không có sự thay đổi theo thời gian. Brand Essence đóng vai trò định hướng cho các chiến dịch hay quyết định của doanh nghiệp.
Brand Essence có nguồn gốc từ tâm lý tiếp thị và hành vi của người tiêu dùng. Brand Essence ngày càng phát triển hơn khi các nhà tiếp thị thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của sự gắn kết cảm xúc tới việc đưa ra quyết định của người tiêu dùng.
Từ một thuật ngữ mơ hồ, giờ đây Brand Essence đã trở thành một công cụ chiến lược thương hiệu đắc lực thường được các thương hiệu sử dụng để tạo lợi thế cạnh tranh và giữ chân được khách hàng.
Thành tố cảm xúc
Yếu tố về cảm xúc trong Brand Essence thường mạnh mẽ nhất. Đó có thể là niềm vui khi khách hàng cảm thấy sản phẩm hay dịch vụ có thể đáp ứng hoặc giải quyết được vấn đề của họ, từ đó mang đến cho họ sự an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của bạn.
Thành tố chức năng
Nếu cảm xúc là chất kết nối thì yếu tố chức năng chính là viên gạch xây dựng nên thương hiệu. Yếu tố chức năng bao gồm các tính năng của sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu cũng như mức độ hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề và giải quyết nhu cầu của khách hàng.
Brand Essence cung cấp các thông tin, giá trị cốt lõi về thương hiệu. Từ đó đưa ra chiến lược marketing dựa trên bản sắc thương hiệu một cách hiệu quả. Khi thương hiệu hiểu rõ mục đích và tầm nhìn của mình, thì thương hiệu có thể tối ưu hóa việc lựa chọn khách hàng mục tiêu, các chiến dịch tiếp thị sẽ giảm đáng kể các chi phí.
Ví dụ như Adobe với Brand Essence là “Creativity for All”. Sự sáng tạo chính là cốt lõi trong mọi sản phẩm và chiến dịch của Adobe. Bản sắc thương hiệu này đã giúp Adobe trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà sáng tạo.
Một thương hiệu chắc chắn không thể tập trung vào tất cả khách hàng, nhưng bản sắc sẽ giúp thương hiệu tìm ra đối tượng mục tiêu cần tập trung. Chẳng hạn, khi BMW thu hút những người mua muốn có trải nghiệm lái xe tuyệt vời thì Volvo lại tìm kiếm những khách hàng ưu tiên sự an toàn. Khi thương hiệu biết được lợi thế cạnh tranh sẽ giúp thương hiệu nỗ lực hơn và dễ dàng cho khách hàng thấy đặc trưng làm nên thương hiệu.
Việc có Brand Essence sẽ giúp thương hiệu duy trì được tính nhất quán. Tại thị trường cạnh tranh như hiện nay thì việc thương hiệu duy trì được các xu hướng và bản sắc xuyên suốt thật sự rất khó.
Tuy nhiên, thương hiệu phải hiểu rằng việc của một brand essence sẽ là định hướng giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định. Brand essence chính là chiếc la bàn cho các chiến lược tiếp thị hay ý tưởng sản phẩm mới.
Để làm cho người tiêu dùng tin tưởng mình, thương hiệu cần tìm ra các giải pháp phù hợp để thu hút khách hàng ngoài những lời quảng cáo suông và các cuộc chiến cạnh tranh về giá cả. Brand Essence chính là thứ truyền cảm hứng giúp người tiêu dùng yêu thích. Dần dần tăng được nhận diện thương hiệu và thu hút được lượng lớn khách hàng mục tiêu.
Trước khi xây dựng một Brand Essence, thương hiệu cần nghiên cứu đối tượng mục tiêu của mình như danh tính, đặc điểm nhân khẩu học,...Thương hiệu cũng cần hiểu những gì khách hàng tìm kiếm ở một sản phẩm như hiểu về nhu cầu và mong đợi của họ. Từ đó có thể thực hiện hóa được các nhu cầu, mong muốn ấy.
Hãy bắt đầu từ việc xem xét các mục tiêu của thương hiệu, như chúng ta sẽ là ai với tư cách là một công ty, doanh nghiệp hay thương hiệu. Điều đáng tiếc là, hầu hết doanh nghiệp đều không có brand essence nên họ thiếu đi định hướng cho các chiến lược tiếp theo. Hoặc có nhưng không nhất quán về ý nghĩa và nội dung.
Bản chất cốt lõi là giá trị cơ bản mà thương hiệu đại diện. Nó sẽ phản ánh mọi khía cạnh từ tính năng, đặc điểm sản phẩm tới các chiến lược tiếp thị. Để xác định được bản chất cốt lõi
Thúc đẩy, phát triển kết nối cảm xúc với đối tượng mục tiêu là điều cần thiết để tạo ra bản chất thương hiệu hấp dẫn. Thương hiệu nên tìm hiểu, khai thác cảm xúc của đối tượng mục tiêu. Đó có thể đơn giản là cảm giác thân thuộc gần gũi, niềm vui, hay cả sự đồng cảm về sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu lại. Điều đó tạo được mối liên kết cảm xúc với khách hàng, giúp họ ấn tượng lâu dài và dễ trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu.
Brand Essence cần có một bộ nhận diện thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu có thể gồm màu sắc chủ đạo, phát ngôn, logo,..
Có những điều mà chúng ta luôn hâm mộ trẻ con đó chính là chúng có thể nghĩ gì những điều không thể. Tuy nhiên Disney đã biến những điều không thể ấy thành có thể, Disney gọi đó là phép thuật.
Walt Disney và Walt Disney Land là những ví dụ điển hình nhất về cam kết đối với những trải nghiệm kỳ diệu này. Bản chất của Disney được thể hiện xuyên suốt trong quá trình tổ chức của họ. Ví dụ như phương châm của Watl Disney Park là “nơi giấc mơ trở thành hiện thực” hay phương châm của Disney Imagineering là “chúng tôi tạo nên điều kỳ diệu”
Coca-Cola là thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nhờ bản sắc thương hiệu của họ. Hiện nay có nhiều công ty là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Coca-cola nhưng không thương hiệu nào có thể tạo được cảm giác như đang uống đồ uống có ga tốt như Coca-cola.
Coca-cola không tạo ra hạnh phúc mà khi vừa uống Coca-Cola vừa làm những điều thú vị như xem phim, dã ngoại,...sẽ tạo ra hạnh phúc. Nhờ brand essence đó mà mỗi lần nghĩ tới Coca-Cola, khách hàng sẽ nghĩ ngay tới trải nghiệm hạnh phúc, những kỷ niệm bên gia đình, bạn bè,..
Bản sắc thương hiệu “Authentic Athletic Performance” được coi là câu thần chú của các nhà tiếp thị Nike. Chính Brand Essence đã định hướng giúp họ đưa ra các chiến dịch nổi tiếng như “Just Do It”. Hơn nữa câu thần chú này còn ảnh hưởng tới việc phát triển của Nike. Trong nhiều năm qua, Nike đã mở rộng thương hiệu từ “giày chạy bộ” thành “giày thể thao” hay “trang phục thể thao”,..
Ngoài ra, trong khâu sản xuất cũng được định hướng bởi brand essence. Ví dụ như các sản phẩm phải đủ sáng tạo về chất liệu, đường may hoặc thiết kế để thực sự có thể mang lại sự thoải mái nhất cho các vận động viên.
Như vậy Bizfly đã cùng bạn tìm hiểu về Brand Essence cùng tầm quan trọng của bản sắc thương hiệu trong việc định vị thương hiệu. Hy vọng bài việt giúp bạn có góc nhìn sâu sắc hơn về bản sắc thương hiệu từ đó xây dựng được một brand essence đầy chất lượng. Đừng quên truy cập website Bizfly thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại