Xây dựng các chiến lược tiếp thị thương hiệu là điều cơ bản với bất cứ doanh nghiệp nào muốn gia tăng doanh thu và tạo ra nhận thức riêng biệt về thương hiệu cho khách hàng. Để sản phẩm đạt được đến mức khó phân biệt thông qua đặc điểm, tính chất hay lợi ích thì thương hiệu chính là yếu tố quan trọng làm nên được sự khác biệt đó.
Các chuyên gia Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ được vai trò của Marketing thương hiệu và các chiến lược Marketing tổng thể cho doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo nội dung tổng hợp trong bài viết sau.
Mục đích của việc thực hiện tiếp thị thương hiệu chính là thông qua việc liên kết giá trị để tạo ra giá trị tổng thể cho thương hiệu. Điều này giúp mang đến một số những lợi ích nhất định được Bizfly chia sẻ sau đây.
Vai trò của việc Marketing thương hiệu
Các hoạt động tiếp thị hay truyền thông thương hiệu sẽ giúp nâng cao giá trị của thương hiệu. Điều này cũng góp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp bởi thương hiệu được xem là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.
Với khả năng lan toả hình ảnh thương hiệu đến với công chúng và các nhóm khách hàng mục tiêu của mình, tiếp thị Marketing sẽ giúp những người có nhu cầu tìm đến các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Không những thế, khi hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trở nên tích cực hơn, sẽ giúp người dùng thêm tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và thu hút khách hàng tiềm năng.
Thực hiện tiếp thị thương hiệu sẽ giúp lan tỏa đến công chúng cùng các đối tượng khách hàng tiềm năng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông. Qua đó giúp khách hàng có được cái nhìn thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp và khả năng nhận diện thương hiệu cũng được tăng cường.
Khách hàng chắc chắn sẽ tin tưởng hơn và dễ dàng chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu hình ảnh thương hiệu được xây dựng tốt. Vì vậy, khi thực hiện tiếp thị tập trung vào thương hiệu cùng các hoạt động marketing sản phẩm thì những nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu và lòng tin khách hàng sẽ nhận được những thành quả xứng đáng.
Khi doanh nghiệp sở hữu được một chiến lược marketing mạnh mẽ cùng sự lan toả lớn của thương hiệu uy tín, khách hàng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi quảng bá, sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp và sẽ sẵn sàng thể hiện ngay khi được công chúng nhắc đến. Từ điều này, mức độ hài lòng của khách hàng dành cho doanh nghiệp cũng dần được nâng cao.
Không chỉ có vậy, từ sự tự tin của nhân viên, họ sẽ trở thành một kênh truyền thông hữu hiệu. Qua đó giúp quảng cáo các sản phẩm và gia tăng nhận diện cho thương hiệu.
Để tiến hành triển khai tiếp thị thương hiệu một cách tối ưu nhất và mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp thì bạn cần triển khai theo các bước cơ bản dưới đây.
Các bước triển khai Marketing thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp
Nhận diện người dùng là bước đầu tiên và cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ chiến lược tiếp thị nào cũng không được bỏ qua. Bởi khi nhận diện tốt người dùng, chiến lược Marketing của bạn sẽ đạt được hiệu suất cao hơn, gia tăng tính hiệu quả và tiết kiệm được chi phí ngân sách nhiều hơn.
Ngoài ra, thực hiện bước này cũng giúp bạn xác định được chính xác đối tượng mà mình hướng tới để tránh gây lãng phí thời gian tạo ấn tượng với các đối tượng khách hàng không có nhu cầu. Để có thể thành công trong bước này, bạn cần có kỹ năng phân khúc khách hàng, thấu hiểu người dùng và tìm hiểu chi tiết insight.
Lên chiến lược chính là bước quan trọng nhất trong chiến dịch tiếp thị thương hiệu bởi nó sẽ quyết định toàn bộ tính chính xác của hướng đi mà bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn xác định được các thương hiệu đang được người dùng ưa thích và lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tại đây, các chiến lược cần thực hiện bao gồm định vị thương hiệu, tạo danh mục thương hiệu và đặt mục tiêu cho chiến lược.
Sau khi đã hoạch định chiến lược xong, bước tiếp theo bạn cần thực hiện chính là triển khai chiến dịch tiếp thị thương hiệu của mình dựa trên ba cột chính bao gồm phát triển sản phẩm, tiến hành quảng cáo - PR và thực hiện việc kích hoạt thương hiệu.
Để có thể đạt được kết quả như mong muốn, chiến dịch này cần được hỗ trợ bởi nhiều bộ phận khác nhau như Sales và Trade Marketing. Sau đó, bạn nên đầu tư một khoản chi phí nhỏ để tiến hành kiểm tra kết quả chiến dịch. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được chính xác mức độ hiệu quả của chiến dịch cũng như những thiếu sót để rút ra bài học cho các chiến dịch sau.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về việc xây dựng các chiến lược tiếp thị thương hiệu sao cho phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh của mình thì bạn có thể sử dụng một số chiến lược như sau.
Một số chiến lược Marketing thương hiệu phù hợp
Không chỉ đơn giản là dựa trên các giá trị thương hiệu, điều mà doanh nghiệp bạn nên hướng tới chính là gia tăng thêm niềm tin cho khách hàng của mình. Niềm tin của họ cần cụ thể hơn, tiến xa hơn và được phân đoạn chi tiết hơn. Gia tăng niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm một cách lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần tốt hơn.
Một thương hiệu thực sự mạnh mẽ sẽ không dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mà còn nhiều hơn nữa về sự độc đáo trong quy trình mua sắm đặc biệt là trải nghiệm thương hiệu. Điều này đơn giản chỉ là bắt đầu bằng một sản phẩm bình thường nhưng chu đáo trong dịch vụ khách hàng.
Thực hiện truyền thông mang tính so sánh giữa doanh nghiệp và đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện và khẳng định được những ưu thế của mình đối với khách hàng. Tuy nhiên, đó chỉ là cách dành cho thương hiệu đại trà, còn những thương hiệu lớn hơn sẽ không làm điều đó. Họ sẽ thực hiện truyền thông mang tính biểu tượng cùng các chiến lược giao tiếp để gây tò mò cho khách hàng.
Khi xây dựng một hệ thống thiếp thị lớn thì Marketing thương hiệu thực sự là một phần quan trọng không thể thiếu để đạt được sự tin tưởng của khách hàng và phát triển thương hiệu. Với những chia sẻ của Bizfly, bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích có liên quan đến lĩnh vực tiếp thị cho mình.
>> Xem thêm: Top 12 sai lầm trong Marketing gây thất bại cho doanh nghiệp cần tránh
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại