Chiến lược toàn cầu là một chiến lược phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm mang tính tiêu chuẩn hóa, nhằm mục đích vạch ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí trong phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chiến lược này một cách hiệu quả.
Vậy định nghĩa chiến lược toàn cầu là gì, ưu nhược điểm và các hoạt động cơ bản? Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu kiến thức này trong nội dung sau.
Chiến lược toàn cầu hay global strategy là chiến lược cạnh tranh với mục đích gia tăng lợi nhuận thông qua việc cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn thế giới. Phương pháp này tập trung tới hoạt động kinh doanh trong môi trường tiêu chuẩn hóa và thống nhất trên toàn cầu với mức chi phí tương quan thấp.
Chiến lược toàn cầu là gì?
Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu ưu nhược điểm của chiến lược toàn cầu trong phần nội dung dưới đây.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online đa kênh toàn diện nhất hiện nay tại Việt Nam
Có 5 hoạt động cơ bản của chiến lược toàn cầu mà bạn nên biết.
Các công ty trên toàn thế giới tìm cách tiêu chuẩn hóa thiết kế và sản phẩm của mình càng nhiều càng tốt. Đối với chiến lược toàn cầu đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức cao rất cần thiết trong gia tăng số lượng bán trên các thị trường và đồng thời có thể có được chi phí thấp nhờ quy mô và lợi thế sản xuất.
Tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức độ cao cho phép doanh nghiệp có thể sản xuất khối lượng lớn trên quy mô toàn thế giới với chi phí thấp. Điều này giúp nâng cao hình ảnh marketing và giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc đưa vào sản xuất những dòng sản phẩm khác.
Các hoạt động cơ bản của chiến lược toàn cầu
Các doanh nghiệp phải tận dụng một cách tối đa lợi thế cạnh tranh trên toàn bộ hệ thống vùng miền, thị trường theo chiều rộng. Ngoài ra cũng cần đầu từ các công nghệ sản xuất mới nhất để thu được lợi nhuận của kinh tế quy mô thông qua việc phục vụ tất cả thị trường của nó.
Nhờ tăng cường chiều sâu công nghệ trong quá trình tạo ra sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm cao hơn khi phát triển và đưa sản phẩm vào thương mại hóa.
Đa số nỗ lực tiếp thị được thực hiện trong từng thị trường địa phương. Hoạt động này cần tiếp xúc gần gũi với thị trường địa phương để đảm bảo rằng công ty đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng.
Thông thường các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ bị ràng buộc với một chính sách gọi là tài trợ chéo. Chính sách này là việc sử dụng các nguồn lực về tài chính, marketing và kỹ năng công nghệ từ một thị trường để đấu lại với các đối thủ cạnh tranh ở thị trường khác.
Đây là một quá trình mạnh mẽ cho phép công ty cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Với mục đích nhằm xây dựng đòn bẩy thị trường thông qua việc chuyển nhượng kỹ năng, vốn và sản xuất chi phí thấp từ thị trường này qua thị trường khác.
Để phân biệt chiến lược toàn cầu và chiến lược quốc tế, bạn cần dựa vào các yếu tố sau.
Chiến lược quốc tế là chiến lược mà công ty thực hiện một chiến dịch kinh doanh trên cả thị trường trong và ngoài nước thông qua chuyển dịch các kỹ năng và sản phẩm có giá trị cho thị trường nước ngoài, nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản xứ thiếu các sản phẩm và kỹ năng này. Các sản phẩm của công ty được phát triển và nghiên cứu từ công ty mẹ sau đó mới được sản xuất ở các bộ phận, xưởng ngoài nước.
Phân biệt chiến lược toàn cầu và chiến lược quốc tế
Ưu điểm
Công ty có thể chuyển giao những lợi thế của mình ra thị trường quốc tế.
Nhược điểm
Điều kiện áp dụng
Để thực hiện chiến lược quốc tế hiệu quả, mọi người cần tìm hiểu thêm kiến thức tổng quát về marketing quốc tế. Có thể tham khảo trong bài viết của các chuyên gia Bizfly tại đây Marketing quốc tế là gì? Tầm quan trọng và cách hoạt động
Chiến lược toàn cầu là chiến lược mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia thông qua việc tiêu chuẩn hóa các dịch vụ và sản phẩm. Mục đích là để mở rộng thị trường, có nhiều khách hàng, sản xuất được nhiều hàng hóa và thu về lợi nhuận cao hơn, đồng thời cũng giúp công ty phát triển và khai thác lợi thế cạnh tranh của mình.
Chiến lược toàn cầu
Ưu điểm
Nhược điểm
Không có đáp ứng nhu cầu địa phương.
Điều kiện áp dụng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện nay đã mở ra cho các quốc gia, các nền kinh tế những cơ hội lớn đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Chính vì thế chiến lược toàn cầu chính là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng những lợi thế để phát triển mạnh mẽ trước đối thủ.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại