Chiến lược marketing cho sản phẩm mới: Quy trình và cách thực hiện

Thủy Nguyễn 30/05/2022

Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới là rất quan trọng đối với bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường hiện nay. Bởi theo thống kê từ các chuyên gia, có đến hơn 20.000 sản phẩm mới được tung ra ngoài thị trường mỗi năm tuy nhiên số lượng sản phẩm thành công chỉ chiếm được 15% trong số đó.

Các chuyên gia Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn cách để xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm mới thành công và dễ dàng hơn. Tham khảo trong bài viết sau.

Quy trình các bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Để triển khai một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đạt hiệu quả tối ưu, mọi người hãy tham khảo quy trình thực hiện với 5 bước sau đây.

Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng khi xây dựng một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đó chính là doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng. Việc phân khúc tiếp thị là cực kỳ quan trọng bởi vì không phải sản phẩm nào cũng sẽ có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Với việc phân tích nhân khẩu học, doanh nghiệp sẽ xác định được tâm lý, tính cách và hành vi mua sắm của khách hàng.

Xác định thị trường mục tiêu

Xác định thị trường mục tiêu

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bằng cách phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ biết được mình đang ở đâu trên thị trường cũng như nắm bắt được cách mà đối thủ cạnh tranh của mình đang triển khai tiếp thị sản phẩm của họ là như thế nào.

Khi đã biết được đối thủ của mình là ai, doanh nghiệp cần phân tích các tài liệu về tiếp thị của họ từ nội dung, hình thức quảng cáo cho đến chiến lược Marketing từ đó đánh giá điểm ưu nhược điểm của mình và xây dựng các chiến lược tiếp thị sản phẩm mới hiệu quả hơn.

Bước 3: Đặt mục tiêu cho sản phẩm

Khi tiến hành tiếp thị sản phẩm ra ngoài thị trường, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu về thị phần và doanh thu mà mình sẽ chiếm được trong khoảng vài năm tới là như thế nào. Việc đặt mục tiêu cũng cần lưu ý về tính khả thi và khả năng thực hiện được để quá trình xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới được triển khai một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông

Sau khi đã có một kế hoạch triển khai cùng mục tiêu một cách cụ thể, bước tiếp theo doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm của mình đến với đối tượng khách hàng tiềm năng. Dựa vào phân tích thị trường và khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được nhóm khách hàng mà mình cần tập trung đến từ đâu và họ mong muốn điều gì từ đó lựa chọn được kênh phù hợp cho chiến lược Marketing sản phẩm mới của mình.

Lựa chọn kênh truyền thông

Lựa chọn kênh truyền thông

Bước 5: Thiết lập ngân sách Marketing

Với mỗi một chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần phải xây dựng được ngân sách phù hợp để nhằm mục đích tiết kiệm tối đa ngân sách chi trả mà vẫn mang lại giá trị cao cho tổ chức.

Bước 6: Triển khai chiến lược và theo dõi

Khi triển khai chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần đưa ra các chỉ tiêu để đo lường kết quả thực hiện theo từng giai đoạn để nắm bắt rõ ràng nhất công việc mà mình thực hiện có mang lại giá trị cho doanh nghiệp hay không. Một số công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:

  • Thu thập phản ứng và ý kiến của khách hàng
  • Đánh giá các mục tiêu tiêu KPI với kết quả đạt được
  • Đo lường hiệu quả chiến lược Marketing và đưa ra phương án điều chỉnh cho phù hợp.

Một số chiến lược marketing cho sản phẩm mới nổi bật hiện nay

Mỗi một chiến lược marketing được xây dựng sẽ đều được tập trung vảo các mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đang hướng đến. Với việc cho ra mắt sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể sử dụng một số các chiến lược Marketing phổ biến như sau.

Các chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Các chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Chiến lược Marketing giá thấp

Để có thể giành được phần lớn “miếng bánh” thị trường khi tung ra sản phẩm mới, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn chiến lược Marketing giá thấp để cạnh tranh với các doanh nghiệp đang tồn tại cùng phân khúc, lĩnh vực. Chiến lược này sẽ đạt được hiệu quả cao trong trường hợp sản phẩm của đối thủ chưa đạt được lòng trung thành của khách hàng, khi đó với một sản phẩm với tính năng tương tự và giá thấp hơn được tung ra thị trường sẽ chiếm được ưu thế vượt trội và có cơ hội chiếm lĩnh thị trường cao hơn.

Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc khi thực hiện chiến lược Marketing về giá. Bởi khi chúng ta triển khai chiến lược này thì đối thủ cạnh tranh cũng sẽ “trả đũa” lại doanh nghiệp với các chiêu trò như giảm giá hàng bán, gia tăng khuyến mãi với lợi thế khách hàng lâu năm của mình.

Chiến lược Marketing tập trung vào giá trị của sản phẩm

Thay vì chỉ tập trung vào chiến lược giá đầy rủi ro thì doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp thị về các tính năng nổi bật. Điều này mang lại nhiều hơn giá trị cho người dùng hay các tính năng đi kèm với sản phẩm chính.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể triển khai thiết kế các mẫu bao bì ấn tượng, đẹp mắt và các hướng dẫn sử dụng dễ hiểu, chi tiết. Hay các chính sách về bảo hành, trung tâm bảo dưỡng ở những nơi khách hàng có thể ghé thăm mỗi khi có nhu cầu.

Xây dựng các chương trình khuyến mãi 

Xây dựng các chương trình khuyến mãi

Xây dựng các chương trình khuyến mãi 

Một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp vẫn có thể cạnh tranh về giá sản phẩm so với các đối thủ cùng lĩnh vực mà không phải giảm giá tiền đó chính là xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm mới. Một số chương trình mà doanh nghiệp có thể sử dụng ví dụ như:

  • Chương trình “đổi cũ lấy mới” thường được áp dụng cho các sản phẩm như điện thoại, thiết bị điện máy.
  • Tặng phiếu, mã giảm giá cho lần mua tiếp theo
  • Chương trình lắp ráp miễn phí tại nhà, chương trình bảo hành cho phép hoàn lại tiền.
  • Miễn phí các dịch vụ, sản phẩm đi kèm.

Xây dựng chiến lược phân phối cho sản phẩm mới

Một sản phẩm mới dù có tốt đến đâu nếu như không thể tiếp cận được khách hàng thì giá trị mà nó mang lại cho doanh nghiệp vẫn là “con số 0”. Vì vậy, đây được xem là một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới quan trọng giúp việc triển khai các chiến lược trưng bày, giá hay khuyến mãi được thực thi hiệu quả.

Một số kênh phân phối phổ biến hiện nay mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Kênh truyền thống: Các loại cửa hàng tạp hóa, chợ, quầy bán lưu động…
  • Kênh online: Sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website…
  • Kênh bán hàng hiện đại: Cửa hàng tiện lợi, siêu thị, quầy bán hàng tại sân bay, trung tâm thương mại…

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Để phát triển một sản phẩm mới đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường và phân tích tâm lý của khách hàng, từ đó xây dựng ra được những tính năng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mà khách hàng quan tâm. Lúc này, điều mà doanh nghiệp cần chính là một chiến lược để tiếp thị sản phẩm mới ra ngoài thị trường hiệu quả.

Tầm quan trọng của một chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Tầm quan trọng của một chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Theo các chuyên gia phân tích, quy trình phát triển sản phẩm mới nếu thành công sẽ mang đến cho doanh nghiệp những giá trị sau đây khi vận dụng chiến lược.

Nâng cao vị thế thương hiệu

Một sản phẩm có thể đáp ứng được toàn bộ mong muốn, yêu cầu từ khách hàng vậy thì khi tiếp thị chúng đến được tay khách hàng thì uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao một cách rõ rệt từ đó mang lại những giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai.

Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng

Một chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu mà mình đang hướng đến.

Gia tăng khả năng bán hàng

Khi đã có thể tiếp cận nhiều khách hàng thông qua chiến lược tiếp thị, truyền thông, doanh nghiệp sẽ có thể gia tăng hoạt động bán hàng của tổ chức từ đó đạt được hiệu quả cao trong doanh thu.

Mỗi một chiến lược Marketing cho sản phẩm mới sẽ cần doanh nghiệp phải có phương án nghiên cứu, đầu tư thời gian và công sức để từ đó xây dựng được các kế hoạch ra mắt sản phẩm mang lại giá trị cao cho tổ chức. Với nội dung kiến thức trong bài, quý bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về cách làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đạt hiệu quả cao. 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly