Xây dựng chiến lược marketing là một trong những công việc quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần triển khai trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay. Một chiến lược marketing tổng thể được thiết lập hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về sự phát triển của một tổ chức theo từng thời điểm cụ thể.
Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu về khái niệm, lợi ích cũng như cách để xây dựng chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo tại đây.
Marketing tổng thể (Holistic Marketing Strategy) là một chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện ở nhiều mặt từ khẳng định vị trí của mình trên thị trường cho đến gia tăng nhận diện thương hiệu tới người dùng. Với chiến lược Marketing tổng thể, tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp sẽ cùng nhau thực hiện để nâng cao hình ảnh thương hiệu cũng như trải nghiệm của khách hàng tích cực trên đa kênh.
Khái niệm về chiến lược Marketing tổng thể
Dịch vụ Marketing tổng thể sẽ bao gồm: Marketing truyền thống và Marketing Online. Hai hoạt động này luôn diễn ra song song và bổ trợ cho nhau. Đôi khi hoạt động marketing online chiếm nhiều ưu thế hơn bởi sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của marketing truyền thống trong hoạt động marketing tổng thể.
Một chiến lược Marketing tổng thể sẽ bao gồm những yếu tố sau:
Đọc thêm: Agile Marketing là gì? Cách xây dựng mô hình Agile Marketing tối ưu
Việc xây dựng chiến lược Marketing tổng thể sẽ mang đến cho doanh nghiệp những giá trị sau đây.
Với việc triển khai chiến lược Marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin về khách hàng của mình. Bao gồm từ nhân khẩu học, sở thích, mong muốn cũng như hành vi mua sắm theo từng nhóm khách hàng riêng biệt để đưa ra các phương án tiếp cận và truyền thông hiệu quả và nâng cao doanh số bán hàng.
Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động truyền thông, cụ thể thông qua việc tiến hành các kế hoạch Marketing tổng thể, doanh nghiệp có thể nắm được kênh tiếp thị nào đang hoạt động hiệu quả và kênh nào kém hiệu quả. Điều này là do việc lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định hướng đi để tiếp cận những khách hàng tiềm năng.
Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và tăng doanh thu cao. Đối với các doanh nghiệp vẫn còn đang phân vân liệu nên phân bổ nguồn tiền vào những hình thức marketing nào để mang lại hiệu quả cao nhất thì việc sử dụng những chiến lược Marketing tổng thể được cho là giải pháp tối ưu nhất mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Ngoài ra, việc tập trung nguồn vốn cho các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn sẽ mang đến hình ảnh thương hiệu tốt hơn cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể tối ưu được ngân sách cũng như tăng doanh thu một cách đáng kể.
Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu tốt trong mắt khách hàng. Khi doanh nghiệp xây dựng được một kế hoạch Marketing tổng thể và tầm nhìn chiến lược tốt thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững. Ngoài ra, nếu thương hiệu của doanh nghiệp đó được marketing đúng hướng thì sẽ có sức lan tỏa tốt hơn cũng như được nhiều người biết tới.
Đối với một chiến lược Marketing tổng thể thường sẽ có 4 thành phần chính như sau.
Các thành phần chính trong chiến lược marketing tổng thể
Marketing tích hợp hay còn gọi là IMC là sự kết hợp các hoạt động truyền thông có liên kết chặt chẽ, nhất quán trong việc thuyết phục khách hàng và chuyển giao rõ ràng thông điệp. Nó bao gồm tất cả các hoạt động PR, quảng cáo trực tiếp, Marketing truyền thông xã hội và trực tuyến…
Tất cả đều được tiến hành một cách đồng bộ nhằm mục đích giúp cho khách hàng và đối tác kinh doanh đều có những trải nghiệm và nhận thức tốt về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Mục tiêu của Marketing này chính là tạo giá trị cho các đối tượng có liên quan thông qua một thông điệp Marketing rõ ràng, cụ thể.
Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu chi tiết về kiến thức "Marketing tích hợp là gì" trong bài viết sau: IMC là gì? Lợi ích, chiến lược triển khai Marketing truyền thông tích hợp
Marketing quan hệ được thực hiện với mục đích xây dựng một mối quan hệ bền vững, lâu dài với các đối tác hữu quan và các bên có mối quan hệ quan trọng đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển cần xây dựng được một mốt quan hệ chặt chẽ với khách hàng, nhân viên công ty, nhà cung cấp nhiên liệu, tổ chức tài chính, đối tác, cơ quan quản lý hay công ty cạnh tranh ở cùng lĩnh vực…
Hoạt động Marketing xã hội giúp mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, vượt ra ngoài sự tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, từ đó hướng tới mục tiêu lớn hơn là đáp ứng nhu cầu xã hội. Thành phần marketing này dựa trên hoạt động kinh doanh có đạo đức với mục đích tạo ra những ý tưởng kinh doanh phù hợp.
Ví dụ như quy trình sản xuất sản phẩm thân thiện, an toàn với môi trường sẽ cần thiết phải tạo ra lượng tương tác nhất định mang ý nghĩa với cộng đồng xung quanh. Thêm vào đó nó còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ hợp tác bền vững, có lợi với đối tác cũng như các bên liên quan.
Marketing nội bộ là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong Marketing tổng thể. Mục tiêu hướng tới của marketing nội bộ chính là đáp ứng nhu cầu của nhân viên công ty. Cần phải chắc chắn rằng các nhân viên đều cảm thấy hài lòng, thoải mái với khối lượng công việc thực hiện mỗi ngày, cùng với định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp.
Mọi người có thể tham khảo thêm kiến thức về "Marketing nội bộ" và vai trò của nó đối với doanh nghiệp trong bài viết Bizfly chia sẻ sau: Marketing nội bộ là gì và vai trò của Marketing nội bộ
Sau đây là quy trình các bước giúp xây dựng chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả, dễ dàng mà doanh nghiệp có thể tham khảo thể triển khai cho mình.
Các bước xây dựng chiến lược marketing tổng thể
Trước khi đi vào xây dựng chiến lược Marketing tổng thể, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường để biết rõ vị thế của mình đang ở đâu trên thị trường, xác định thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình… Việc nghiên cứu và phân tích thị trường không những giúp doanh nghiệp biết được ưu, nhược điểm của mình mà còn giúp nắm bắt rõ ràng thông tin về đối thủ từ đó có thể xây dựng các chiến lược bán hàng và tiếp thị phù hợp nhất.
Để lên kế hoạch cho chiến lược nghiên cứu thị trường và vận dụng các phương pháp giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả, mọi người có thể tham khảo bài viết Nghiên cứu thị trường là gì? Lợi ích và các phương pháp nghiên cứu thị trường mà Bizfly chia sẻ.
Đối với việc xây dựng bất kỳ một chiến lược Marketing nào kể cả Marketing tổng thể thì việc xác định mục tiêu là điều quan trọng nhất. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp luôn đi đúng hướng khi triển khai và không gặp phải tình trạng không biết mình đang làm gì và làm có đúng hay không. Mục tiêu của một chiến lược Marketing tổng thể có thể là gia tăng doanh thu, nâng cao nhận diện thương hiệu, tăng traffic cho website, cải thiện doanh số hay tăng thứ hạng website trên Google…
Ở bước này, để có thể xây dựng chiến lược Marketing tổng thể một cách hiệu quả doanh nghiệp cần triển khai 3 hoạt động chính như sau:
Sau khi đã xây dựng được chiến lược Marketing tổng thể, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai thực hiện đồng thời có các công cụ, chỉ tiêu để đo lường kết quả thực hiện so với mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến để từ đó có phương án thay đổi, nâng cấp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn đã nắm vững kiến thức về chiến lược Marketing tổng thể từ khái niệm, lợi ích và quy trình các bước xây dựng hiệu quả đã được Bizfly chia sẻ với nội dung bên trên. Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách triển khai Marketing tổng thể và áp dụng cho các mục tiêu, kế hoạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đọc thêm bài viết: Cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại