Golang là một sản phẩm của Google, vô cùng phổ biến trong thế giới ngôn ngữ lập trình. Nó đơn giản tương tự ngôn ngữ C và có nhiều điểm chung với Java để xây dựng và duy trì các ứng dụng cross-platform.
Tuy nhiên, nếu bạn là một lập trình viên mới vào nghề thì Bizfly sẽ giúp bạn tìm hiểu Golang là gì? Lý do vì sao nên sử dụng Golang và tính ứng dụng trong thực tiễn của Golang.
Golang là gì?
Golang được thiết kế bởi Robert Griesemer, Rob Pike và Ken Thompson, là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở của Google.
Golang là gì?
Golang được lựa chọn bởi các chuyên gia lập trình và trở thành ngôn ngữ được sử dụng cho các dự án quan trọng cloud - centric mang tầm cỡ thế giới.
Vì sao nên sử dụng Golang
Vậy lý do tại sao Golang lại được các nhà phát triển của các dự án lớn như kubernetes và docker lựa chọn? Đơn giản là bởi họ hiểu được những lợi ích mà Golang mang lại.
Những ưu điểm đó là:
-
Sự đơn giản và nhỏ gọn: Là sản phẩm được phát triển như dự án open source nên khi học hay làm việc thì golang đều dễ sử dụng và đọc bởi các nhà phát triển khác. Khi so sánh với C++ thì Go không có bộ tính năng lớn.
-
Sự tiện lợi: Golang có khả năng đáp ứng được nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến và được tích hợp vào trong ngôn ngữ chính. Tương tự như python, golang có thể quản lý bộ nhớ một cách tự động.
-
Tốc độ: So với C thì golang có run nhị phân chậm hơn C nhưng điều đó không đáng kể với hầu hết tất cả các ứng dụng. Trong phần lớn các công việc, hiệu suất của Golang tốt ngang C và nhanh hơn so với các ngôn ngữ khác.
-
Tính linh hoạt: Khi tạo các file executable bằng toolchain của golang, các file này có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần đến external dependencies mặc định. Lý do lag vì toolchain hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành khác nhau và có khả năng biên dịch các chương trình.
-
Khả năng tương thích: Bạn không bị mất quyền truy cập vào các hệ thống undering systems bởi golang đã cung cấp đầy đủ các điều nói trên. Golang có thể liên kết với C và thực hiện các lệnh call hệ thống native.
-
Tính hỗ trợ: Toolchain có sẵn dưới dạng binary của Windows, MacOS, Linux,..tương tự như một container trong docker. Golang hỗ trợ phát triển mạnh mẽ cho nhiều môi trường phát triển của bên thứ ba và được đặt mặc định trong nhiều phiên bản phát hành phổ biến.
Xem thêm kiến thức về ngôn ngữ lập trình C++ tại đây: https://bizfly.vn/techblog/c-la-gi-va-ung-dung.html
Tính ứng dụng của Golang trong thực tiễn
Để giúp bạn có thể hiểu thêm về khái niệm "Golang là gì", việc tìm hiểu về tính ứng dụng của nó trong thực tiễn là không thể bỏ qua.
Tính ứng dụng của Golang trong thực tiễn
Dưới đây là một vài ứng dụng của Golang có thể kể đến:
-
Phân phối các dịch vụ mạng: Các chương trình ứng dụng mạng có tồn tai được hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào các tính năng native concurrency và native concurrency của golang. Vì vậy mà Golang có rất nhiều dự án cho nhà mạng với các chức năng phân phối và dịch vụ đám mây như API, web server và minimal frameworks.
-
Xây dựng và phát triển các cloud-native: Golang có các tính năng là network và concurrency với tính linh hoạt cao khiến nó phù hợp với việc xây dựng và phát triển các ứng dụng cloud-native. Trên thực tế, golang đã được áp dụng trong việc thiết lập một trong những nền tảng bằng cách ứng dụng hệ thống containerization Docker và dựa trên cloud-native.
-
Thay thế cơ sở hạ tầng: Sự thật là phần lớn các phần mềm đều phụ thuộc vào những cơ sở hạ tầng internet đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Vì vậy, khi viết lại và thay thế cơ sở hạ tầng bằng golang thì các nền tảng sẽ được triển khai nhiều hơn, bộ nhớ được giữ an toàn tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn và có một codebase sạch để hỗ trợ bảo trì.
Một số điểm bất lợi của Golang
Golang được thiết kế một cách nhỏ gọn, dễ hiểu và mang lại nhiều lợi ích cho lập trình viên. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm thì không thể bỏ qua những nhược điểm của Golang sau đây:
Một số điểm bất lợi của Golang
-
Không có generics: Lý do mà Golang không có generics chính là steward của nó đã ngăn cản việc thêm generics vì nó cho rằng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tính đơn giản của golang.
-
Kích thước chương trình: Code của golang được biên dịch kiểu tĩnh theo mặc định. Nó giúp làm đơn giản hơn quá trình xây dựng và triển khai để dẫn đến một đoạn code ngắn nhưng lại tốn khá nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, ngôn ngữ lập trình golang này đang từng bước khắc phục và cải tiến chương trình trong những bản phát hành tiếp theo.
-
Quản lý bộ nhớ tự động: Quá trình thu gom các file rác trong bộ nhớ đòi hỏi cần phải có một số memory nhất định thì mới tiến hành xử lý được. Với golang, việc quản lý bằng phương thức thủ công là không thể và các bộ nhớ tải xuất hiện trên các ứng dụng của doanh nghiệp cũng không thể giải quyết tốt.
Trên đây là toàn bộ kiến thức cần thiết có liên quan đến golang mà bạn nên tìm hiểu, tham khảo và mở rộng. Hy vọng, qua bài viết hữu ích mà Bizfly cung cấp cho bạn, bạn đã nắm rõ được khái niệm "Golang là gì" cũng nhưng những lợi ích, hạn chế và tính ứng dụng của nó trong đời sống thực tiễn.