Xây dựng kênh phân phối trong kinh doanh là vô cùng cần thiết. Trong đó, kênh phân phối trực tiếp được xem là một phương thức phân phối phổ biến hiện nay. Qua đó sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được chuyển thẳng tới người tiêu dùng mà không qua bất kỳ đơn vị trung gian nào. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay về mô hình phân phối này qua bài dưới đây.
Kênh phân phối trực tiếp là gì?
Kênh phân phối trực tiếp là phương thức phân phối các dịch vụ/sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất tới tay khách hàng mà không thông qua bất kỳ một đơn vị trung gian nào.
Khi các doanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối trực tiếp sẽ giảm thiểu tối đa chi phí như: chi phí kênh trung gian, chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển,... từ đó kiểm soát sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mang lại doanh thu lợi nhuận cao.
Một số lĩnh vực phù hợp với kênh phân phối trực tiếp như: thời trang, mỹ phẩm, sản phẩm công nghệ,...
Kênh phân phối trực tiếp phân phối sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất tới tay khách hàng mà không thông qua bất kỳ một đơn vị trung gian nào
Các thành phần trong phân phối trực tiếp
Đúng như tên gọi của nó - phân phối trực tiếp là mang sản phẩm tiếp cận trực tiếp với khách hàng không thông qua kênh trung gian. Vì vậy các thành phần phân phối ở đây gồm nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Nhà sản xuất: Là công ty, doanh nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm, hàng hóa bằng chính nguồn nhân lực của mình và mang chúng ra thị trường, đến thẳng tay khách hàng.
- Người tiêu dùng: Là những khách hàng trực tiếp mua sản phẩm, sử dụng các dịch vụ/sản phẩm đó từ các nhà sản xuất phân phối ra thị trường.
Khi áp dụng mô hình phân phối trực tiếp này, các doanh nghiệp hay các nhà sản xuất sẽ cắt giảm tối đa những chi phí khi sử dụng các kênh trung gian, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Kênh phân phối trực tiếp gồm 2 thành phần chính là nhà sản xuất và người tiêu dùng
Ưu nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp
Trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng kênh phân phối trực tiếp mang lại nhiều lợi ích như tiếp cận khách hàng nhanh chóng, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm và tương tác trực tiếp tiếp khách hàng. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những nhược điểm như chi phí quản lý cao và phạm vi tiếp cận bị giới hạn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ưu điểm và hạn chế của kênh phân phối trực tiếp qua nội dung dưới đây.
Ưu điểm
- Tiếp cận trực tiếp với khách hàng: Vì các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, nhà sản xuất được phân phối đến thẳng tay người tiêu dùng không qua kênh trung gian nào. Từ đó tối ưu lại quy trình phân phối, loại bỏ các khâu dư thừa, hiệu quả thấp. Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí của doanh nghiệp cho khâu tiếp cận khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Ưu điểm lớn nhất của hình thức phân phối này là nhà sản xuất, doanh nghiệp trực tiếp kiểm soát được chất lượng sản phẩm chặt chẽ, kỹ càng khi tới tay người tiêu dùng, đảm bảo họ hàng hóa, sản phẩm họ nhận được đạt chất lượng tốt nhất.
- Tạo tính độc quyền cho thương hiệu, sản phẩm: Phân phối trực tiếp sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sở hữu toàn quyền kiểm soát hệ thống phân phối sản phẩm. Từ đó, nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ xây dựng được thương hiệu và tạo được tính độc quyền cho sản phẩm, giúp nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.
- Khâu quản lý sản phẩm được tối ưu: Kênh phân phối trực tiếp giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm trước mọi biến động của thị trường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị hiếu.
- Trao đổi và nhận phản hồi trực tiếp của khách hàng: Một ưu điểm khác biệt so với các loại kênh phân phối khác đó là khả năng tiếp cận, trao đổi và nhận những đánh giá, phản hồi trực tiếp từ khách hàng. Thông qua một số hoạt động như: khảo sát online, thu thập đánh giá sản phẩm/dịch vụ trực tiếp từ người tiêu dùng,... Qua đó giúp doanh nghiệp nắm được những mong muốn hay những trải nghiệm chưa tốt của khách hàng từ đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện trải nghiệm mua hàng.
Ưu nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp
Hạn chế
- Phạm vi tiếp cận bị giới hạn: Do đặc điểm của kênh phân phối trực tiếp nên phạm vi tiếp cận khách hàng bị hạn chế. Bởi các nhà sản xuất, doanh nghiệp chỉ có thể nắm bắt và thâu tóm một lượng khách hàng ở các khu vực cụ thể.
- Chi phí đầu tư và vận hành quản lý lớn: Đối với hình thức phân phối này, yêu cầu nhà sản xuất phải đầu tư mạnh vào hệ thống kho hàng, quá trình xử lý đơn, hệ thống vận chuyển và nguồn nhân lực dồi dào. Tất cả những hoạt động này sẽ làm tăng chi phí đầu tư tổng thể của doanh nghiệp nên có thể dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.
- Gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn lao động: Như đã nói bên trên, với mô hình kênh phân phối trực tiếp sẽ cần nguồn nhân lực lớn, có chuyên môn và kinh nghiệm cao để lên chiến lược, vận hành bộ máy phân phối trơn tru và hiệu quả. Tuy nhiên việc tìm kiếm, đào tạo và giữ chân nhân lực lại không hề dễ dàng, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và khéo léo từ các chủ doanh nghiệp.
Cách thức phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp là một hệ thống với quy trình linh hoạt, nơi sản phẩm chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Có rất nhiều cách thức để phân phối sản phẩm trực tiếp đến khách hàng, hãy tham khảo các hình thức phổ biến dưới đây:
Cách thức doanh nghiệp áp dụng kênh phân phối trực tiếp
- Thuê mặt hàng, xây dựng cửa hàng/showroom trưng bày sản phẩm và bán hàng.
- Thiết kế website bán hàng và thực hiện SEO website.
- Tiếp cận khách hàng thông qua Email Marketing.
- Thiết kế và vận hành ứng dụng bán hàng online.
- Gửi thư tiếp thị trực tiếp đến các khách hàng tiềm năng.
- Tổ chức các buổi hội thảo, sự kiện để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và bán hàng.
Bài viết trên của Bizfly đã chia sẻ những kiến thức quan trọng về kênh phân phối trực tiếp. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn và doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và lựa chọn kênh phân phối.