Nếu không có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ "thoi thóp" chờ ngày bị xoá sổ. Chính vì thế, việc tạo ra lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy lợi nhuận là gì? Có những loại nào và làm sao để tính được lợi nhuận doanh nghiệp chính xác nhất? Tất cả có trong bài viết này của Bizfly.
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận (profit) là kết quả tài chính sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả các khoản phí mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư cũng như những khoản phát sinh trong quá trình vận hành. Nó là khoản chênh giữa doanh thu và chi phí, thường sẽ được biểu thị dưới dạng số tiền, tỷ lệ hoặc phần trăm.
Khi tìm hiểu kỹ về lợi nhuận bạn sẽ nhận ra có thêm hai khái niệm khác là lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Về bản chất, hai khái niệm này không có nhiều sự khác biệt. Điểm khác duy nhất là quan niệm về chi phí. Nếu như trong kinh tế học, chi phí sẽ gồm chi phí cơ hội thì trong lợi nhuận kế toán, chi phí sẽ chỉ có các chi phí khác bằng tiền mà không có chi phí cơ hội.
Phân loại lợi nhuận
Phần trên đã giải thích khái niệm lợi nhuận là gì. Vậy có bao nhiêu loại lợi nhuận? Thông thường, lợi nhuận thường được phân thành lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng, cụ thể:
Lợi nhuận gộp (Gross Profit)
Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá vốn hàng bán. Lợi nhuận gộp thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng là khoản tiền cuối cùng mà doanh nghiệp được giữ lại sau khi đã trừ đi các khoản thuế và chi phí đầu tư ban đầu.
Lợi nhuận thuần (Operating profit)
Nó còn gọi là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Nó là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động mua bán và các loại chi phí liên quan tới hoạt động này ví dụ như phí thuê văn phòng, điện nước…
Cách tính lợi nhuận chính xác nhất
Sau khi đã tìm hiểu lợi nhuận là gì, Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn những cách tính lợi nhuận đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay: :
Cách tính lợi nhuận
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí
Trong đó:
Tổng doanh thu: Là tổng số tiền thu được từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Tổng chi phí: Là tất cả chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ đó.
Đối với lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn - Chi phí
Trong đó:
Tổng doanh thu: Là tổng số tiền thu được từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Giá vốn hàng bán: Là tổng chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ đó.
Chi phí: Là phần phí đầu tư cho sản phẩm (giá vốn, chi phí vận hành, chi phí marketing,..).
Cách tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động - % thuế doanh nghiệp - 10% VAT
Trong đó:
Tổng doanh thu được tính như sau: Giá bán x Số lượng hàng hóa bán ra.
Tổng chi phí đầu tư thường sẽ chiếm đến 30%.
Thuế giá trị gia tăng là 10%
Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy vào doanh thu:
Doanh thu dưới 20 tỷ đồng/ 1 năm: 20%
Doanh thu trên 20 tỷ đồng/ 1 năm: 22%
Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và các tài nguyên quý hiếm: 32 đến 50%
Vai trò của lợi nhuận với doanh nghiệp
Việc hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Là nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh.
Là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Là động lực thúc đẩy các nhà quản lý, người lao động nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Là cơ sở để doanh nghiệp tính và nộp các khoản thuế nhà nước. Điều này góp phần vào nguồn thu của ngân sách và giúp phát triển đất nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm yếu tố chủ quan bên trong và yếu tố khách quan từ bên ngoài doanh nghiệp. Cụ thể:
Yếu tố chủ quan
Là những yếu tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của mình. Cụ thể:
Con người: Là tài sản quan trọng đóng góp vào thành công tổng thể của doanh nghiệp. Nhân viên có trình độ chuyên môn cao sẽ có năng suất làm việc vượt trội, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận của mình.
Quy trình sản xuất: Một quy trình hợp lý có thể cải thiện năng suất, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngược lại, các quy trình lỗi thời có thể dẫn đến lãng phí, sai sót, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tổ chức nhân sự và quản lý doanh nghiệp: Các tổ chức được tổ chức tốt, được lãnh đạo mạnh mẽ và có môi trường làm việc tích cực sẽ có khả năng đạt được kết quả tốt hơn.
Quá trình chuẩn bị trước khi tung sản phẩm ra thị trường: Việc không chuẩn bị đầy đủ có thể dẫn đến sự thất bại, lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Yếu tố khách quan
Là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, cạnh tranh...
Tác động do ảnh hưởng của quy luật cung - cầu trên thị trường: Nếu cung lớn hơn cầu, giá cả sẽ giảm và lợi nhuận cũng giảm theo. Ngược lại, nếu cầu lớn hơn cung, giá cả sẽ tăng lên và lợi nhuận cũng theo đó mà tăng.
Ảnh hưởng của biến động thị trường: Các sự kiện bất ngờ như khủng hoảng kinh tế, thiên tai hoặc chiến tranh có thể gây ra biến động lớn trên thị trường,...
Chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách về thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và đầu tư có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá bán sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp .
Cách gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp đều là tăng trưởng lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:
Cải thiện số lượng khách hàng tiềm năng
Tối ưu hóa website.
Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội
Triển khai các chiến dịch tiếp thị qua email.
Chăm sóc khách hàng cũ.
Gia tăng số lượng giao dịch
Cải thiện chất lượng dịch vụ.
Thường xuyên giữ liên lạc và chăm sóc khách hàng.
Gia tăng danh mục sản phẩm.
Cung cấp các gói giảm giá khi mua nhiều sản phẩm.
Thay đổi doanh thu trung bình trên mỗi lần bán
Bán gia tăng sản phẩm.
Giới thiệu các sản phẩm có tính năng mới.
Cho phép dùng thử và trả góp sản phẩm theo kỳ hạn.
Tặng quà hay chiết khấu cho những đơn hàng lớn.
Nâng cao tỷ suất lợi nhuận
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và công nghệ.
Tạm dừng hoặc hủy bỏ các chiến dịch tiếp thị kém hiệu quả.
Nâng cao hiệu suất của đội ngũ bán hàng.
Tăng cường đầu tư, bồi dưỡng và đào tạo nhân viên
Cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển.
Tạo ra các cơ hội thăng tiến.
Khen thưởng và công nhận những thành tích của nhân viên.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc lợi nhuận là gì và tầm quan trọng của lợi nhuận trong doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu được ý nghĩa và các tính lợi nhuận. Đồng thời đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý và hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề này, hãy theo dõi Bizfly để đọc thêm những bài viết khác nhé!
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp