Mã hóa dữ liệu được xem là một trong những phương pháp bảo mật đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều coi bảo mật thông tin chính là tiêu chí ưu tiên hàng đầu cần được thực hiện.
Trong bài viết sau Bizfly sẽ giúp bạn hiểu khái niệm mã hóa dữ liệu là gì? Tầm quan trọng và các phương pháp mã hóa phổ biến nhất hiện nay để bạn có thể đưa ra được quyết định sử dụng chính xác.
Mã hóa dữ liệu (Data Encryption) là một phương pháp bảo vệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn. Hình thức này thông qua việc chuyển đổi thông tin từ các dạng có thể hiểu và đọc được theo cách thông thường sang dạng không thể hiểu hay đọc được theo cách thông thường như thế.
Điều này có nghĩa là chỉ những người có quyền truy cập vào khoá giải mã hoặc có được mật khẩu mới thì mới có thể đọc và hiểu được các thông tin trong đó. Thực hiện mã hoá thực chất không thể ngăn cản hoàn toàn khả năng dữ liệu bị đánh cắp nhưng nó có thể ngăn người khác đọc được các nội dung trong tệp thông tin đó vì nó đã bị chuyển hoá thành các ký tự đặc biệt.
Mã hóa dữ liệu là gì?
Mã hoá dữ liệu là một công việc cơ bản và cần thiết đối với các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay. Bởi nó mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp.
Bizfly cung cấp phần mềm CRM có tích hợp tính năng mã hóa dữ liệu khách hàng từ đó giúp đảm bảo thông tin của khách hàng được đảm bảo một cách hiệu quả nhất từ đó giúp doanh nghiệp triển khai các kế hoạch sử dụng thông tin khách hàng tối ưu.
Xem thêm thông tin về phần mềm CRM cũng như tính năng của nó tại đây: https://bizfly.vn/techblog/crm-la-gi.html
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mã hoá dữ liệu mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng. Một vài phương pháp điển hình mà Bizfly chia sẻ dưới đây bạn nên biết.
Mã hoá cổ điển là phương pháp cơ bản nhất. Với phương pháp này, người nhận và người gửi không cần thiết phải tạo khoá bảo mật, họ sẽ chỉ cần biết về các thuật toán có khả năng giải mã nó.
Mã hóa cổ điển là một trong các phương pháp mã hóa dữ liệu phổ biến hiện nay
Tuy nhiên, phương pháp mã hoá này càng đơn giản thì khả năng đảm bảo an toàn cho các dữ liệu càng không cao.
Phương pháp bất đối xứng thường sử dụng thuật toán RSA để thực hiện việc mã hoá. Khóa công khai (Public Key) và khóa bí mật (Private Key) thường được phương pháp này sử dụng để có được các dữ liệu được mã hoá.
Tuy nhiên, tốc độ thực hiện mã hoá và giải mã của phương pháp này là rất chậm.
Chỉ cần một từ khóa giống nhau, với phương pháp mã hoá đối xứng, doanh nghiệp đã có thể thực hiện mã hoá và giải mã. Đây được xem là cách mã hoá thông dụng nhất với hai thuật toán phổ biến thường thấy bao gồm DES và AES.
Mã hóa đối xứng
Thuật toán DES đã không còn được sử dụng nhiều còn thuật toán AES sẽ mã hoá các dữ liệu bằng nhiều ô khác nhau. Kích thước của các ô này càng lớn thì hacker sẽ khó giải mã hơn bởi nó cần nhiều kỹ năng mã hoá và giải mã.
Phương pháp mã hoá một chiều hay Hash thường được sử dụng phổ biến trong các trường hợp doanh nghiệp không muốn giải mã thành mật khẩu khi thực hiện mã hoá. Sau mỗi lần bạn đăng nhập, phương pháp này sẽ xử lý mật khẩu thành một chuỗi ký tự.
Sau đó, nó sẽ so sánh chuỗi ký tự này với các thông tin đã lưu trong cơ sở dữ liệu để xác định mật khẩu đó là đúng hoặc sai.
Trong thời đại số hiện nay, mã hoá dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật các dữ liệu trong tệp thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, những ứng dụng dễ thấy của mã hoá bao gồm:
Ứng dụng của mã hóa dữ liệu trong thời đại số
Mã hoá dữ liệu là một việc làm quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào đang hoạt động kinh doanh cũng cần thực hiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các dữ liệu cũng như nội dung bài viết trên tệp thông tin. Với nội dung mà Bizfly chia sẻ, bạn nắm vững định nghĩa, tầm quan trọng và các phương pháp thực hiện mã hoá dữ liệu.