Hệ thống CRM là một trong những công cụ hỗ trợ kinh doanh để giúp bạn quản lý được tất cả nhứng khách hàng đã mua hàng, khách hàng tiềm năng và các đối tác. Nhờ CRM, các nhân viên giao dịch sẽ đẽ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, phối hợp với những bộ phận kỹ thuật khác để thực hiện các hoạt động marketing, bán hàng và cung cấp những dịch vụ phù hợp.
Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng hệ thống CRM tại Việt Nam vẫn chưa được áp dụng hoặc nhiều doanh nghiệp chưa biết cách để xây dựng và vận hành nó. Để hiểu rõ hơn, cùng Bizfly đi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Đối với thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp đa phần có quy mô vừa và nhỏ được đánh giá là khá tiềm năng để ứng dụng giải pháp quản trị quan hệ khách hàng để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sự đón nhận không mấy hào hứng của thị trường đang làm nản lòng rất nhiều các nhà sản xuất.
Bắt đầu từ ý tưởng giúp cho doanh nghiệp duy trì và phát triển được những mối quan hệ với khách hàng, một trong những nhu cầu tất yếu của bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Bởi thế mà ngay từ khi ra đời, CRM đã được đặt rất nhiều kỳ vọng.
Cùng với sự trợ giúp của hệ thống CRM, các doanh nghiệp có thể phân tích một cách thấu đáo mọi thông tin cần có về mỗi khách hàng ở cả dạng tiềm năng và thân thiết. Từ đó, đưa ra những giá trị thực mà khách hàng có khả năng đem lại và phân loại những khách hàng tiềm năng trên thị trường để đưa ra những chính sách chăm sóc hợp lý nhất.
Trên phương diện khác, CRM còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những doanh nghiệp khi bắt đầu xây dựng chiến lược marketing nhờ một hệ thống có thông tin trong suốt về hồ sơ các khách hàng, giúp đơn giản hóa quá trình tiếp thị và bán hàng.
Theo các kết quả nghiên cứu, một khi triển khai thành công hệ thống CRM, doanh nghiệp sẽ đạt được rất nhiều lợi ích.
Tiềm năng của hệ thống CRM tại Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm CRM hầu như được du nhập cùng một lúc với thế giới vào những năm 1995-1996. Những công ty đầu tiên tiếp cận ứng dụng này chính là các công ty nước ngoài và liên doanh. TRV (Technology Resources Vietnam), công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và bán giải pháp phần mềm (PM), là một trong những đơn vị đi tiên phong ứng dụng CRM ở Việt Nam từ năm 1996. Công ty này cũng là một trường hợp hiếm hoi ở Việt Nam đã từng sử dụng qua tới 3 PM CRM và đặc biệt, quan niệm CRM là "một phần không thể thiếu".
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường khá tiềm năng của CRM nhưng tốc độ phát triển khá chậm chạp. Trong bối cảnh cung có, cầu có nhưng sự đóng băng của thị trường CRM thời gian qua khiến cho rất nhiều người nghi ngại về tính khả quan của hệ thống CRM đối với các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, các sản phẩm CRM ở Việt Nam hiện khá phong phú, từ sản phẩm CRM chuyên nghiệp của nước ngoài cho đến các PM CRM thuần Việt được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước. Chi phí của một CRM cũng khá phải chăng, như phần mềm BSC Venus bản dành cho máy đơn chưa đến 1 triệu đồng.
Tại sao hệ thống CRM tại Việt Nam không nở rộ?
Một trong những thách thức khi triển khai crm khiến cho thị trường CRM ở Việt Nam hoạt động khá chậm chạm đó chính là CRM sẽ thường khiến cho nhân viên cảm thấy gò bó do yêu cầu phải thường xuyên xập nhập các thông tin. Bởi vậy, cho dù các lãnh đạo rất mong muốn triển khai nhưng nếu thiếu quyết tâm thì rất khó quyết định do vướng phải sự phản đối của nhân viên.
Có thể nhận thấy rằng không chỉ riêng gì Việt Nam mà còn khá nhiều quốc gia khác cũng vấp phải những tình trạng tương tự. Tuy nhiên, với những gì mà CRM mang lại, nhưng thách thức cạnh tranh của thị trường mà các doanh nghiệp sẽ phải đối đầu thì CRM cần phải được nhìn nhận lại một cách nghiêm túc. Thành công của một dự án CRM được quyết định bởi sự quyết tâm của lãnh đạo và nhận thức đúng đắn từ phía nhân viên.
Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp thay đổi như thế nào trước và sau khi triển khai crm?