Pagespeed Insights là một công cụ được phát triển bởi Google với mục đích nhằm tối ưu hóa được hiệu suất của một website. Nhờ công cụ này mà website doanh nghiệp sẽ được tối ưu hiệu suất làm việc tốt hơn để trở thành một địa chỉ web chất lượng và thu hút nhiều người truy cập.
Bài viết hôm nay, Bizfly sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Google Pagespeed Insights là gì, cũng như các tính năng lợi ích và sự ảnh hưởng của nó đến website doanh nghiệp bạn.
Pagespeed Insights là một trong những công cụ được phát triển nhằm mục đích đánh giá, đo lường hiệu suất và tốc độ website được Google giới thiệu vào năm 2010. Nói một cách khác, công cụ này là một bộ tiêu chuẩn đánh giá độ thân thiện của website trên mọi thiết bị từ máy tính, điện thoại nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Đặc biệt việc đánh giá này còn giúp bạn biết được website đã được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên google hay chưa, để từ đó đạt thứ hạng cao trên Top Google.
Google Pagespeed Insights là gì?
Google Pagespeed Insights được rất nhiều chuyên gia hàng đầu về website đánh giá tốt với mục đích tối ưu hiệu suất. Công cụ này có vai trò khá quan trọng trong việc tối ưu hóa web nên bất kỳ người dùng web nào cũng nên trải nghiệm. Nó có khả năng đánh giá chất lượng của hầu hết mọi website , dựa trên những tiêu chuẩn được thiết lập bởi Google.
Đội ngũ của Google nổi tiếng trong việc dẫn đầu về sở hữu nhiều công cụ phát triển web, dữ liệu máy tính giúp tăng hiệu suất làm việc dành cho mọi đối tượng người dùng khác nhau. Từ các marketer, developer và cả những người quản trị vận hàng website đều có thể sử dụng.
Đặc biệt, đối với những lập trình viên thì việc phát triển hay thiết kế website không thể thiếu phần mềm Google Pagespeed Insights này được. Nó giúp cho việc tối ưu website được hoàn thiện hơn.
Để đánh giá một website đã được tối ưu hay chưa, Pagespeed Insights sẽ dựa trên các tiêu chuẩn được phát triển bởi đội ngũ Google. Dựa vào các tiêu chuẩn đó, công cụ này sẽ căn cứ vào để đánh giá website của bạn một cách khách quan và chính xác nhất.
Những tiêu chuẩn đánh giá website của Google Pagespeed Insights bao gồm:
Tiêu chuẩn đánh giá website của Google Pagespeed Insights
Xem thêm 12 cách tăng tốc độ website hiệu quả tại bài viết: https://bizfly.vn/techblog/tang-toc-do-website.html
Người dùng sẽ sử dụng Pagespeed Insights thông qua các tính năng, từ đó công cụ sẽ đưa ra thông tin các phần và chỉ số khác nhau trên trang web đấy. Các tính năng chính trong công cụ này bao gồm:
Những tính năng chính trong Google Pagespeed Insights
Tóm lại, sẽ có 3 thứ mà người dùng cần chú ý khi sử dụng công cụ Pagespeed Insights đó là:
Công cụ Pagespeed Insights hoạt động và đưa ra kết quả là dựa trên việc tích hợp với Lighthouse API. Điểm số về tốc độ tải web sẽ dựa vào Lab data và phân tích của Lighthouse.
Lưu ý, Lighthouse chỉ mô phỏng khả năng tải trang khi môi trường đã chuẩn bị sẵn: mobile networks và mig-tier device ( các thiết bị trung cấp).
Cách tính điểm website của công cụ Google Pagespeed Insights
Lighthouse sẽ đưa ra thang điểm từ 0 đến 100 để thể hiện hiệu suất của website. Điểm 0 tức là website mắc rất nhiều lỗi. Mức điểm 50 là những website có chất lượng khá tốt. Điểm 100 là mức điểm thể hiện một website chất lượng mà người dùng nào cũng mong muốn đạt được.
Mục Performance của Lighthouse có 6 chỉ số, các chỉ số này đều sẽ ảnh hướng đến điểm số trong Pagespeed Insights. Các chỉ số đó bao gồm: First Contentful Paint, First Meaningful Paint, Speed Index, First CPU Idle, Time to Interactive và Estimated Input Latency.
Mỗi loại đều có đính kèm số điểm và màu sắc cụ thể như 0 đến 49 (chỉ số thấp) có màu đỏ báo hiệu cần phải chỉnh sửa thay đổi; 50 đến 89 (chỉ số trung bình) mang màu cam báo hiệu cần bổ sung cải tiến; 90 đến 100 (chỉ số cao) mang màu xanh báo hiệu mục đó website đã đạt.
Google Pagespeed Insight là công cụ mang đến lợi ích không nhỏ cho nhà quản trị website khi có thể nắm rõ được tình trạng mà trang web của mình đang thể hiện.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để có thể tối ưu hóa website của mình để đạt điểm tối đa mà công cụ Pagespeed Insight đưa ra? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:
Khi kích thước và dung lượng của các tài nguyên trên website quá nặng và thừa dung lượng, Pagespeed Insights sẽ thông báo để người dùng thao tác tối ưu những tài nguyên này lại. Điều này thực hiện thông qua việc loại bỏ những comment trong code, đồng thời xóa bỏ các đoạn code không cần thiết.
Tối ưu tài nguyên trên website theo Google Pagespeed Insights
Sau đó, tên các hàm và biến cần phải đặt lại ngắn hơn để hạn chế tốn tài nguyên. Cuối cùng là xóa bỏ các dòng trắng bỏ trống để tiết kiệm không gian web.
Nếu như máy chủ phản hồi nhanh hơn 200 mb/s, công cụ Pagespeed Insights sẽ thông báo cho người dùng. Lúc này, người dùng cần sử dụng các server chất lượng hơn, cả về phần cứng lẫn kết nối internet để giảm thời gian phản hồi của server chính.
Tối ưu hóa kích thước hình ảnh là một trong những thao tác giúp website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, cũng như dễ tiếp cận với khách hàng. Nó sẽ hỗ trợ người dùng thông báo những hình ảnh trên website chưa đạt yêu cầu.
Tối ưu hình ảnh cho website giúp đạt điểm cao trên Google Pagespeed Insights
Đồng thời cũng sẽ yêu cầu người dùng phải tối ưu hình ảnh đó để giảm bớt dung lượng. Lưu ý rằng, giảm kích thước hình ảnh chứ không nên gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 5 cách tối ưu hình ảnh cho website hiệu quả, chuẩn SEO 2020
Để tối ưu hóa website với công cụ Pagespeed Insights, người dùng cần phải tiến hành nâng cao bộ nhớ cache và lưu trên trình duyệt web khi các tài nguyên được chỉ định cache trong một khoảng thời gian ngắn.
Với mục đích tối ưu Javascript trên website, công cụ sẽ kích hoạt dựa trên việc render một trang được xây dựng bởi DOM tree thông qua việc phân tích dữ liệu HTML. Việc này thực hiện khi HTML không gọi Javascript trong phần đầu tiên của trang xuất hiện trên màn hình.
Sau khi tìm hiểu về Pagespeed Insights và các tính năng của công cụ này, chắc chắn ai cũng muốn đạt được mức điểm tối đa 100/100 để website của mình được đánh giá tốt nhất trên Google.
Cần bao nhiêu điểm cho website trên Pagespeed Insights?
Nhưng thực tế bạn không nên để tâm quá nhiều và chạy điên cuồng theo những điểm số trên công cụ. Bởi công cụ này chủ yếu sẽ cảnh báo cho bạn những khu vực trên web đang có vấn đề và cần được khắc phục.
Theo Bizfly, bạn nên dùng sản phẩm này như một công cụ để tham khảo là chính, không nên bắt buộc phải đạt thang điểm 100.
PageSpeed Insights là một công cụ phân tích website vô cùng hữu ích. Thực tế, nó không hề ảnh hưởng đến SEO cũng như thứ hạng website trên Google. Tuy nhiên, điểm số trên đây và thứ hạng trên SERP có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Bởi những kết quả thu được từ công cụ này là những số liệu được phân tích rất cụ thể. Do đó, điểm số càng cao tương đương với chất lượng web càng tốt.
PageSpeed Insights có ảnh hưởng tới SEO không?
Nói chung, một website chất lượng sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm của người dùng.Tóm lại, Pagespeed Insights là một công cụ hữu hiệu mà bạn nên trải nghiệm ngay để biết được tình trạng hiệu suất website của mình, từ đó có những giải pháp cải thiện để tối ưu hóa website.
Công cụ này sẽ giúp ích được rất nhiều trong quá trình phát triển web của bạn nếu như bạn biết sử dụng nó một cách hợp lý. Chúc bạn luôn thành công!
>> Xem thêm: Các cách tăng tốc độ website giúp giảm thời gian tải trang tối ưu
Tạo dựng dấu ấn thương hiệu với website đẳng cấp từ BizWebsite
Uy tín - Chuyên nghiệp - Thân thiện với người dùng