Website là gì? Cấu trúc và lợi ích của website đối với doanh nghiệp

Nguyễn Hữu Dũng 13/04/2020

Sống trong thời đại công nghệ và Internet bùng nổ như hiện nay, ai trong chúng ta cũng tìm kiếm thông tin hàng ngày và mua bán hầu hết ở trên các website. Nhưng chắc hẳn bạn vẫn chưa hiểu rõ khái niệm website là gì, cấu tạo và giao diện của nó hoạt động ra sao? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây của Bizfly.

Website là gì?

Website được viết gộp bởi hai chữ trong tiếng Anh, đó là web (mạng) và site (khu vực, trang). Từ đó có thể hiểu một cách đơn giản thì website có nghĩa là một tổ hợp các trang thông tin mạng, có chứa nội dung dạng văn bản, hình ảnh, chữ số, âm thanh, video,...Website được lưu trữ trên web server (máy chủ) và có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet.

Website nghĩa là gì

Website là gì?

Phân loại website

Website ngày nay được xem là kênh thông tin giúp cho các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Có rất nhiều loại website khác nhau, được phân ra theo cấu trúc hoạt động, lĩnh vực và mục đích. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Theo cấu trúc và hoạt động

Loại website theo cấu trúc và hoạt động sẽ được chia làm hai dạng như sau:

Phân loại website theo cấu trúc và lĩnh vực hoạt động

Phân loại website theo cấu trúc và lĩnh vực hoạt động

  • Web tĩnh: Loại website này sẽ không thường xuyên thay đổi các dữ liệu thông tin. Nếu muốn thay đổi thì chỉ có người chủ sở hữu web mới còn quyền truy cập. Web tĩnh hầu hết sẽ không có công cụ để điều khiển nội dung gián tiếp. Dạng tệp trên web tĩnh thường là html.htm,...
  • Web động: Đối với web động sẽ được cấu tạo bởi hai phần. Phần đầu tiên là phần hiển thị ở trên trình duyệt mà khi người dùng truy cập vào internet sẽ nhìn thấy. Phần thứ hai được tồn tại ngầm bên dưới có tác dụng điều khiển nội dung của trang và chỉ có những người làm quản trị trang mới truy cập được.

Theo lĩnh vực

  • Lĩnh vực nghệ thuật: Loại website này thường xây dựng bởi những cá nhân trong lĩnh vực nghệ thuật như người nổi tiếng, nhà văn, nhà hoạt động trong xã hội, ca sĩ hay hội họa,... Loại website này thường được thể hiện ở dạng Blog.
  • Lĩnh vực thương mại: Đây là dạng website khá phổ biến hiện nay cho phép bán hàng trực tuyến cùng các tính năng hữu ích như tư vấn trực tuyến, thanh toán đa dạng, bán hầu hết tất cả các sản phẩm đời sống của con người nên rất tiện lợi và hiện đại.
  • Lĩnh vực tin tức: Đây là loại website chuyên nghiệp với các nội dung đăng tải có ủy quyền, độ chính xác cao, thường cung cấp các thông tin chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học, giáo dục, sức khỏe,... Website này cũng giống như một hình thức của truyền thông thay cho báo giấy ngày trước.
  • Lĩnh vực giải trí: Thường thấy ở các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube,... Nơi mà người sử dụng có thể cập nhật tin tức, giải trí cũng như chia sẻ nội dung mình muốn cho bạn bè, người thân.

=> Xem ngay giải pháp thiết kế website theo yêu cầu phù hợp với mọi lĩnh vực ngành nghề chuyên nghiệp nhất hiện nay tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn

Lợi ích của website đối với doanh nghiệp

Website mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cùng Bizfly tìm hiểu tầm quan trọng của website theo nội dung dưới đây:

Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Tiết kiệm các khoản chi phí quảng cáo chính là lợi ích của website mà mọi người có thể nhận ra ngay khi sử dụng website làm kênh truyền thông và bán hàng cho thương hiệu, sản phẩm của mình. Với khoảng 150 triệu người truy cập internet thường xuyên, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng được biến đến mà không cần phải chi quá nhiều cho việc quảng cáo. 

Website giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo

Website giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo

Khách hàng có thể truy cập các thông tin về doanh nghiệp, tổ chức của bạn ở bất cứ nơi nào, bất cứ khoảng thời gian nào với một thiết bị di động, laptop có kết nối internet. Nếu như bạn đã và đang quảng cáo trên các trang báo, ấn phẩm, đài tiếng hay truyền hình, TVC chắc hẳn bạn sẽ biết được chi phí của nó lớn đến mức nào.

Quảng bá thông tin ở mọi nơi trên thế giới

Lợi ích của website chính là tấm danh thiếp của doanh nghiệp trên môi trường internet để có thể dùng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này nhằm mục đích giới thiệu mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ hay là gây ra sức ảnh hưởng đến với nhiều khách hàng hơn.

Mỗi một tổ chức từ thiện có thể huy động rất hiệu quả các nguồn tài nguyên, tài trợ thông qua website khi giới thiệu và cung cấp các thông tin về hoạt động của tổ chức mình với toàn thế giới.

Nội dung thông tin không bị bó hẹp 

Đối với các sản phẩm truyền thông truyền thống như báo giấy, banner, poster...thì lợi ích mà website mang lại cho doanh nghiệp đó chính là có thể thay đổi, cập nhật được nội dung thông tin mới mà chỉ cần một máy tính kết nối internet.

Điều này sẽ đem tới sự thay đổi hoàn toàn so với những phương thức tiếp cận truyền thống, mang đến những lợi ích, sự tiện lợi cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.

Nội dung thông tin không bị bó hẹp

Nội dung thông tin không bị bó hẹp 

Lượng thông tin mà bạn đưa lên trang web sẽ tùy thuộc vào ý muốn và nhu cầu của bạn. Với việc không giới hạn khối lượng thông tin sẽ giúp cho bạn có được các thông tin đầy đủ, chi tiết qua đó sẽ giúp khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp của bạn hơn và gia tăng doanh số nhanh chóng.

Tương tác với khách hàng nhanh chóng

Một trong những lợi ích của website tiếp theo dành cho doanh nghiệp đó chính là các website sẽ giúp tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng từ đó có được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng một cách chính xác. Website cho phép trả lời ngay lập tức các câu hỏi mà khách hàng hay thắc mắc. 

Khách hàng có thể điền vào mẫu phản hồi thiết kế đơn giản và nói cho bạn về điều mà họ suy nghĩ về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Kinh doanh trên website 24/7

Lợi ích của website chính là việc kinh doanh của bạn sẽ được tiến hành 24 tiếng một ngày, điều này có nghĩa là bạn sẽ không phải đóng cửa vào những ngày lễ, tết, giáng sinh,... Cho dù bạn có đang ở bất cứ đâu đi chăng nữa thì đều có thể theo dõi hàng hóa, tình hình kinh doanh thông qua internet.

Kinh doanh trên website 24/7

Kinh doanh trên website 24/7

Khi một ai đó mong muốn biết về thời gian, địa điểm hay phương hướng, bất cứ thông tin nào về doanh nghiệp của bạn thì cũng sẽ không làm phiền tới bạn.

Dịch vụ khách hàng hoàn hảo 

Đây chính là niềm mơ ước mà bất cứ một doanh nghiệp nào đều mong muốn. Các chủ doanh nghiệp nếu như không muốn tốn thời gian vào việc giải thích cho các khách hàng sử dụng sản phẩm, cách lắp đặt hay sửa chữa, xử lý sự cố, lau chùi, di chuyển, đổi sản phẩm hay bất kỳ điều gì phải làm đối với sản phẩm đã được mua

Đối với một website, bạn chỉ cần đưa ra các tình huống và tạo các công trả lời sẵn, khách hàng của bạn sẽ tìm kiếm mối thông tin hỗ trợ mà không cần làm phiền tới bạn.

Tiết kiệm chi phí thuê nhân viên

Khi bạn có một website, bạn có thể bán các sản phẩm, dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm bất cứ công nhân nào khác. Bạn sẽ không phải tiêu thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường, bảo hiểm cho nhân viên mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng 

Đây là một lợi ích của website khá nổi bật và là điểm khác biệt lớn nhất mà những doanh nghiệp đang rất quan tâm. Chi phí dành cho thuê mặt bằng, chi phí cho nhân sự luôn khiến cho các chủ doanh nghiệp đau đầu.

Sau khi thiết kế website bán hàng bạn chỉ cần phải thanh toán các chi phí hosting và tên miền hàng năm (chi phí chỉ bằng 1 tháng lương cho nhân sự hoặc 1 tháng thuê mặt bằng). Việc tiết kiệm chi phí nên được đặt lên hàng đầu và cần phải được ưu tiên với những doanh nghiệp nhỏ.

Nâng cao tính chuyên nghiệp của thương hiệu

Một doanh nghiệp đón đầu xu thế, bắt kịp phải là một doanh nghiệp biết áp dụng được những công nghệ thông tin vào trong quá trình hoạt động.

Nâng cao tính chuyên nghiệp của thương hiệu

Nâng cao tính chuyên nghiệp của thương hiệu

Một website tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn tính chuyên nghiệp, tạo được niềm tin trong lòng các đối tác và khách hàng, được đánh giá cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành mà không có website.

Thông tin luôn có sẵn và cập nhật liên tục trên website

Các website hoạt động 24/24 và luôn luôn online. Bởi thế mà bất cứ khi nào khách hàng truy cập vào website cũng có thể xem được những thông tin mà bạn đã đăng tải lên trước đó. Lợi ích của website hơn hẳn các cửa hàng offline ở điểm này.

Giúp liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn

Trên các website, nếu như làm chuyên nghiệp thì sẽ không ai biết và quan tâm đến doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ thì thương mại điện tử thông thường có tính chất "Không biết mặt nhau, không thăm viếng thật sự". Một mặt khác, nếu như được chăm sóc một cách bài bản thì trong mắt của các đối tác, một doanh nghiệp nhỏ sẽ hoàn toàn có cơ hội cao hơn so với những doanh nghiệp lớn bởi có một website khác biệt.

Cấu trúc website

Cấu trúc website gồm những gì?

Website thông thường có cấu tạo cơ bản gồm có nhiều trang con (web page). Đó là các tệp tin có định dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ trong một máy tính chủ (web server). Thông tin được đăng trên website có nhiều dạng như âm thanh, video, văn bản, hay hình ảnh,...

Cấu tạo cơ bản và cách thức hoạt động của website

Cấu tạo cơ bản và cách thức hoạt động của website

Bản thân mỗi người truy cập ở những nơi khác nhau được gọi là máy trạm sẽ thông qua đường truyền internet để lấy tập tin từ máy chủ để đọc. Cụ thể hơn là những gì bạn đang đọc ngay lúc này chính là một trang con (web page) đang hiển thị trên máy tính hoặc điện thoại di động của bạn qua các công cụ trình duyệt như Google Chrome, Cốc cốc, Firefox,...

Các bước xây dựng cấu trúc website hiệu quả 

Để cấu trúc website một cách hiệu quả, bạn cần phải tuân thủ theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xây dựng hệ phân cấp trên website

Khi cấu trúc website, việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện chính là lên kế hoạch xây dựng hệ phân cấp trên website tốt nhất có thể. Nó là cách để tổ chức thông tin đơn giản và ý nghĩa nhất. 

Cấu trúc website hoàn hảo khi có hệ thống phân cấp hợp lý

Cấu trúc website đạt hoàn hảo khi có hệ thống phân cấp hợp lý

Bạn có thể phác thảo trên giấy, excel hoặc visio, miễn là nó có khả năng hỗ trợ tốt cho việc thiết lập cấu trúc trang web. Hệ thống phân cấp trên website sẽ trở thành điều hướng phân cấp. Vì vậy, đây là bước khá quan trọng để bắt đầu.

Có thể bạn quan tâm: Thiết kế bố cục website như thế nào là hoàn hảo, chuyên nghiệp?

Bước 2: Tạo điều hướng phân cấp

Tạo điều hướng phân cấp là một bước khá quan trọng trong việc cấu trúc website. Bạn có thể sử dụng cấu trúc URL để thực hiện điều đó. Nếu đã xây dựng được hệ phân cấp hợp lý thì việc tạo ra điều hướng phân cấp tốt cũng không phải là việc quá khó khăn.

Bước 3: Tạo điều hướng trong HTML

Tạo điều hướng trong HTML là phương án an toàn và tốt nhất giúp giữ code đơn giản khi bạn tạo menu. Mã hoá trong Flash, Javascript và Ajax sẽ làm hạn chế khả năng của trình thu thập và đánh chỉ mục nội dung.

Tạo điều hướng HTML khi xây dựng cấu trúc website

Tạo điều hướng HTML khi xây dựng cấu trúc website

Bước 4: Xây dựng liên kết trên website

Để có thể trình bày được nội dung của cấu trúc website thì bước xây dựng liên kết trên website là không thể thiếu. Bởi nó được xem là một bộ khung giúp điều hướng người dùng trang web, thiết lập hệ thống phân cấp thông tin và chia sẻ sức mạnh Pagerank.

Tạo ra được một liên kết chặt chẽ và mạnh mẽ sẽ đem đến sự vững chắc cho một trang web tương tự như việc xây dựng một căn nhà với thiết kế kiến trúc tốt.

Cách thức hoạt động cơ bản của website

Website có hoạt động được hay không sẽ dựa vào các chỉ tiêu sau:

  • Source Code (Mã nguồn): Xây dựng một website cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà. Trong đó, những lập trình viên sẽ là những kiến trúc sư để tạo nên mã nguồn. Còn mã nguồn thì được ví như nguyên vật để tạo dựng lên một ngôi nhà.
  • Web Hosting (Lưu trữ web): Bên cạnh có một bản vẽ hoàn chỉnh và đầy đủ nguyên liệu để thi công thì ngôi nhà của bạn phải sở hữu một mảnh đất thật tốt để có thể tiến hành xây dựng trên đó. Hosting được coi là mảnh đất để lưu trữ mã nguồn.
  • Domain (Tên miền): Sau khi có nhà có đất thì việc có một địa chỉ cụ thể để người khác có thể tìm đến và thăm nhà bạn được. Đó chính là domain - Tên miền chính cụ thể của website để các máy tính ở nơi khác có thể trỏ vào khi muốn truy cập vào trang web của bạn.
  • Internet ( Kết nối mạng): Đường truyền mạng cũng giống như hệ thống giao thông. Để khách hàng đến với địa chỉ của bạn thì cần có đường đi, rõ ràng, giống như để truy cập vào trang web thì cần có kết nối internet. Do đó, website mới có thể hoạt động tốt trên môi trường trực tuyến.

Giao diện của website gồm những gì?

Mỗi website đều có một phong cách giao diện khác nhau, nó còn phụ thuộc vào nhu cầu hiển thị của chủ sở hữu website. Nhưng chung quy lại để thiết lập được phần giao diện web hoàn chỉnh cần có các mục chức năng mặc định. Dưới đây sẽ là bố cục thường thấy ở một giao diện trên trang chủ website.

Giao diện của website gồm những gì

Giao diện của website gồm những gì?

  • Header: Header là phần đầu của trang web và thường sẽ là nơi hiển thị tất cả web page (trang con). Phần này thường sẽ hiển thị logo doanh nghiệp, hotline, lựa chọn ngôn ngữ, đăng ký/ đăng nhập, menu, thanh tìm kiếm, giỏ hàng,...
  • Carousel/SliderPhía dưới header chính là không gian để thiết kế hình ảnh, giới thiệu doanh nghiệp, mô tả sản phẩm hoặc các sản phẩm đính kèm của doanh nghiệp. Trên đây doanh nghiệp có thể bố trí các nút kêu gọi hành động từ người dùng ( Call to Action - CTA). Ví dụ như “Liên hệ ngay”, “Gọi ngay”,...Phần hình ảnh sẽ được lập trình để trượt ngang (Slide) hoặc hiển thị theo một trục nào đó có hiệu ứng đi kèm (Carousel). Website ngày nay sẽ có thêm thanh hướng dẫn để khách hàng có thể chủ động lướt sang ảnh tiếp theo chứ không chỉ là một ảnh tĩnh như banner của các website thế hệ trước.
  • Content: Một website chất lượng chính là nơi cung cấp nhiều nội dung (content) hữu ích cho người dùng. Nội dung có thể ở dưới các dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, đường link,...Content chất lượng và thể hiện được sự quan tâm từ phía người dùng ( chạm đến tâm lý người đọc) sẽ giúp trang web tăng thứ hạng vì được nhiều người truy cập vào để đọc thông tin. 
  • Footer: Footer là phía cuối trang web, đây là khu vực bố trí các thông tin thuộc bản quyền, các liên kết nhanh, kết nối các trang mạng khác, các mục lục,...

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về khái niệm website là gì, cấu tạo và giao diện hoạt động của website. Bất kỳ ai muốn bắt đầu xây dựng cho mình một trang web cá nhân hay trang web kinh doanh bán hàng trực tuyến thì đều cần nắm được các kiến thức cơ bản bên trên. Chúc bạn sớm sở hữu một trang web đúng ý mình.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly