Platform là gì? Ưu, nhược điểm và các mô hình Platform nổi bật

Thủy Nguyễn 24/02/2021

Công nghệ ngày càng phát triển và đi kèm với nó là sự xuất hiện của rất nhiều thuật ngữ mới. Có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh, platform là gì cũng trở thành một trong những thuật ngữ như vậy.

Bài viết này Bizfly hướng đến mục đích giải thích platform là gì, có ưu, nhược điểm ra sao và sở hữu những mô hình như thế nào. 

Platform là gì?

Platform được biết đến như một nhóm các công nghệ nền tảng, được dùng trong việc phát triển ứng dụng, công nghệ hay quy trình. Nó được coi như một dạng hình thức kinh doanh có cơ sở là tạo ra các cuộc giao dịch giá trị giữa hai đối tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Hiểu một cách đơn giản hơn, Platform là bên thứ 3 trung gian, có vai trò như một cầu nối giữa bên mua và bên bán. Nó hỗ trợ, thúc đẩy và giám sát giao dịch của hai bên dựa trên các quy tắc, luật lệ có sẵn và tìm cách hưởng lợi từ những cuộc giao dịch này. 

Platform là gì

Platform là gì?

Ưu và nhược điểm của Platform 

Platform được ưu ái nhờ những ưu điểm như:

  • Mang lại các giải pháp thúc đẩy giao dịch, đem đến sự tiện lợi, nhanh chóng cho các cuộc giao dịch
  • Có thể kết hợp tệp khách hàng với nhà cung cấp nếu cần thiết.
  • Có thể phát triển quy mô lớn
  • Hỗ trợ trong việc xúc tiến hàng hóa tồn kho
  • Có thể quản lý thị trường phức tạp. 

Bên cạnh những ưu điểm trên, Platform cũng mang theo một vài nhược điểm, cụ thể:

  • Không phù hợp với những nhóm khách hàng cụ thể bởi quản lý chuỗi giá trị không tốt.
  • Quản trị các trải nghiệm khách hàng không tốt bằng các hình thức truyền thống. 

So sánh mô hình Platform và mô hình truyền thống

Cùng mang tính chất trung gian song Platform và mô hình truyền thống (phân phối, bán lẻ, sản xuất) có những điểm khác biệt cơ bản. Theo dõi nội dung dưới đây.

Platform chỉ là nền tảng kết nối, mô hình này giúp bên bán và bên mua giao dịch trực tiếp với nhau. Các hoạt động như định giá, mặc cả sẽ do 2 bên thực hiện, Platform không tham dự. 

  • Bán lẻ/phân phối: Có hệ thống riêng, tự định giá, lưu trữ, phân phối sản phẩm, can thiệp trực tiếp vào giao dịch giữa nhà cung cấp và người mua hàng. 
  • Sản xuất: Tự nhập nguyên liệu để sản xuất, phân phối các sản phẩm qua hệ thống cửa hàng bán lẻ/phân phối. 

So sánh mô hình Platform và mô hình truyền thống

So sánh mô hình Platform và mô hình truyền thống

Các mô hình Platform nổi bật hiện nay

Để trả lời chính xác hơn vấn đề Platform là gì, hãy tham khảo một vài mô hình nổi bật ngay phía dưới.

Hardware Platform

Cái tên đầu tiên Bizfly nhắc đến là Hardware Platform. Mô hình này được biết đến đông đảo với cái tên là nền tảng phần cứng, cũng là kiến trúc của máy tính. Đây là một phần không thể thiếu với Platform.  

Cloud Computing

Mô hình Platform tiếp theo bạn nên biết là CLoud Computing hay còn được biết đến như điện toán đám mây. Mô hình này mang lại giải pháp lưu trữ, phân tích dữ liệu thay thế cho cơ sở hạ tầng trong công nghệ. 

Business Service

Đây là mô hình được dùng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Mô hình này mang lại khả năng vận hàng trực tuyến cho doanh nghiệp nhờ vào kết nối qua app. Kết nối này sẽ tạo nên một ‘sàn giao dịch’ trực tuyến cho nhân viên doanh nghiệp và người dùng. Uber, Grap là hai ví dụ rõ nét nhất về ứng dụng của mô hình này. 

Các mô hình Platform nổi bật hiện nay

Các mô hình Platform nổi bật hiện nay

Social

Nền tảng xã hội mang lại khả năng tạo web, sử dụng dịch vụ truyền thông đi kèm với hàng loạt các tính năng dành cho một mạng xã hội. Mô hình này có thể tạo ra những ứng dụng gốc, API, bảng quản trị, hỗ trợ kết nối cộng đồng,...

Software

Là nền tảng phần mềm. Một vài cái tên quen thuộc trong mô hình này mà bạn hay gặp là MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), Microsoft Windows (x86, x64), FreeDOS (x86), Linux (x86, x64, PowerPC), AmigaOS (m68k), Mac OS X (PowerPC, x86), AROS (x86, PowerPC), OS/2, eComStation,...

Blockchain

Blockchain là mô hình Platform gồm các hệ CSDL lưu trữ, truyền tải trong các block, được liên kết bởi các mã hóa và có khả năng mở rộng qua thời gian. Nó cung cấp công cụ cũng như thư viện mẫu cho người dùng phát triển các ứng dụng. Các Blockchain thường thấy nhất là Ethereum, EOS, Cardano, NEO,...

Customer Data Platform (CDP)

CDP là mô hình hoạt động ẩn danh, có chức năng tự động tổng hợp, so sánh các dữ liệu về khách hàng nhằm tìm ra điểm giống nhau giữa họ. Điều này hỗ trợ rất tốt cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong tương lai. Mô hình này có thể coi như công cụ đắc lực cho tiếp thị.

Digital Marketing

Digital Marketing là mô hình platform kỹ thuật số. Nó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vận hành các chương trình, chiến dịch với cường độ hoạt động liên tục. Đây là nền tảng tuyệt vời trên website mà các doanh nghiệp nên lưu tâm. 

Tầm quan trọng của mô hình Platform

Mô hình platform có tầm quan trọng mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ. Dễ dàng nhận thấy, các mô hình bán hàng truyền thống cũng đang dần chuyển đổi sang platform, mà bước đầu trong quá trình chuyển đổi đó là tập trung vào sử dụng một vài nền tảng kỹ thuật số trong việc buôn bán và quản lý.

Tầm quan trọng của mô hình Platform

Tầm quan trọng của mô hình Platform

Việc chuyển đổi này giúp tăng khả năng nhận diện của doanh nghiệp, đồng thời cho phép tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn thông qua các công cụ, nền tảng trực tuyến. Mô hình này sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai, thay thế cho các mô hình truyền thống.

Khái niệm Platform là gì và những điều cần biết về mô hình này đã được trình bày chi tiết trong những phần nội dung trên. Hy vọng với những gì bài viết cung cấp, bạn sẽ có được những hiểu biết cơ bản về mô hình này và có thể ứng dụng nó trong công việc hiệu quả.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly