Theo một nghiên cứu cho thấy, 85% sự thành công trong công việc đến từ các kỹ năng mềm, nổi bật trong đó là kỹ năng quản lý cảm xúc. Do đó bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc để giữ bình tĩnh trong công việc và cuộc sống nhằm tránh những hành động sai lầm. Cùng Bizfly tìm hiểu xem làm thế nào để quản lý tốt cảm xúc của mình qua bài viết dưới đây.
Quản lý cảm xúc là khả năng nhận thức, thấu hiểu, điều chỉnh và thể hiện cảm xúc của bản thân trong các tình huống khác nhau. Nó bao gồm khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh, đồng thời, hiểu rõ sự ảnh hưởng của cảm xúc tới hành động và tư duy.
Kỹ năng quản lý cảm xúc là cách bạn có thể sử dụng để kiểm soát cảm xúc của mình trong mọi tình huống và hoàn cảnh giao tiếp. Điều này không có nghĩa là bạn phải tìm cách loại bỏ, kiểm soát hoặc kìm nén cảm xúc của mình.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều tình huống và cảm xúc khác nhau. Khi bạn không thể quản lý cảm xúc của mình, dễ dàng hình thành những thói quen tiêu cực.
Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc tốt mang đến cho mọi người rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày và công việc. Cụ thể như:
Một người không biết cách kiềm chế cảm xúc thường có những dấu hiệu rõ ràng và dễ thấy như nóng nảy, thường xuyên bực tức, quát to,... Cụ thể như sau:
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc bạn không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Bởi kiểm soát cảm xúc là một việc không hề đơn giản. Dưới đây là một số cách giúp bạn quản lý cảm xúc hiệu quả:
Thiền sẽ giúp bạn tách ra khỏi những suy nghĩ khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Điều này giúp bạn chọn được một phản ứng tốt hơn thay vì hoảng sợ. Đây cũng là phương pháp giúp cơ thể thư giãn và ít căng thẳng hơn.
Phương pháp này giúp bạn có thể quản lý cảm xúc của mình theo nhiều cách khác nhau. Đây được xem là lối thoát giúp bạn giải tỏa cảm xúc căng thẳng và suy nghĩ về giải pháp cho những vấn đề mà bạn phải đối mặt.
Điều quan trọng nhất giúp bạn quản lý cảm xúc là suy nghĩ một cách tích cực và lạc quan về vấn đề của mình. Bất kể vấn đề nào cũng chỉ mang tính chất thử thách mà bạn cần có góc nhìn đa chiều và tích cực để tìm phương án vượt qua.
Theo một nghiên cứu cho thấy, các hoạt động tự xoa dịu bản thân (self-soothing) giúp giảm các cảm xúc buồn phiền, chán nản, cáu giận. Bởi, cảm xúc là thứ không nên dồn nén quá lâu, nó cần được giải tỏa đúng thời điểm để mang lại tinh thần thoải mái nhất.
Bạn có thể dành nhiều thời gian cho cảm xúc của bản thân mình bằng cách tập thể dục, yoga chữa lành, vẽ tranh, nấu ăn, mua sắm,... bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy tâm trạng tốt lên.
Hoặc đơn giản, bạn có thể chia sẻ với người thân, gia đình, bạn bè, những người mà bạn tin tưởng, lắng nghe và an ủi bạn.
Kiểm soát cảm xúc không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được tầm quan trọng và dành thời gian để thực hành, chắc chắn sẽ mang lại kết quả tích cực.
Con người có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là suy nghĩ phê phán về một tình huống, do đó nó giúp điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả.
Hãy học cách nhìn người khác bằng thái độ tích cực và bao dung. Cố gắng hạn chế những cảm xúc tiêu cực nảy sinh bên trong, tránh để chúng kiểm soát bạn.
Hãy tìm những điểm tốt, những điều đáng học hỏi từ những người xung quanh.
Cảm xúc tiêu cực là kẻ thù số một của việc kiểm soát cảm xúc của một người. Chúng là nguyên nhân gây ra những hành động ngoài tầm kiểm soát của bạn. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng một số điều như:
- Xóa bỏ văn hóa đổ lỗi
- Hãy tự tin và thừa nhận sai lầm
- Giảm thiểu so sánh
- Giảm bớt lời phàn nàn, khen ngợi mọi người xung quanh nhiều hơn
Không dùng những từ tiêu cực, mang tính chất chì chiết và thay vào đó sử dụng những từ động viên, khích lệ. Đồng thời, việc làm này giúp cho mọi người hiểu nhau hơn và tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Bởi, ông cha ta từ xưa đã có tục ngữ: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn từ trong giao tiếp.
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có bản năng tự vệ trong suy nghĩ, đấy là chức năng bảo toàn lợi ích của cá nhân, nhưng khi suy nghĩ đấy bị định hướng theo chiều hướng xấu, nó sẽ ảnh hưởng tới tư duy và các mối quan hệ của bạn.
Do đó, làm chủ suy nghĩ thông qua quá trình rèn luyện tư duy sẽ giúp bạn có những góc nhìn tích cực với mọi điều trong cuộc.
Ví dụ như khi bị người khác khiển trách hay những việc không nằm theo dự tính của bạn. Khiến bạn cáu gắt và uất ức, không còn đủ bình tĩnh để thực hiện công việc. Thay vì thế, bạn hãy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, rút ra được các bài học mới, đưa ra cách thực hiện phù hợp nhất với khả năng để đáp ứng công việc đó.
Khi cảm xúc của chúng ta trở nên quá sức chịu đựng, lời tự nói của chúng ta có thể trở nên tiêu cực: "Tôi lại làm hỏng rồi" hoặc "mọi người khác thật tệ". Nếu bạn đối xử với bản thân bằng sự đồng cảm, bạn có thể thay thế một số lời nói tiêu cực này bằng những câu nói tích cực.
Hãy thử tự động viên mình bằng cách nói "Tôi luôn cố gắng hết sức" hoặc "Mọi người đang làm tốt nhất có thể". Sự thay đổi này có thể giúp làm dịu đi những cảm xúc mà chúng ta đang cảm thấy.
Bạn vẫn có thể thất vọng với một tình huống không hiệu quả nhưng không còn phải đổ lỗi hoặc nghĩ quá nhiều khiến nó trở nên tồi tệ.
Quản lý cảm xúc tốt được coi là chìa khóa của sự thành công. Chính vì đó, bạn cần có ý thức cao trong việc học tập những kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc của mình. Với những phương pháp và bí quyết quản lý cảm xúc mà Bizfly đã chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ trở thành một người thành công
Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp