Rủi ro trong chuỗi cung ứng là điều mà các doanh nghiệp khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu biết cách quản lý rủi ro chuỗi cung ứng đúng, chuẩn, hiệu quả sẽ giảm thiểu tối đa những sai sót, thiệt hại. Trong bài viết này, Bizfly sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về các yếu tố rủi ro cũng như quy trình quản lý rủi ro chuỗi cung ứng.
Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (supply chain risk management) là một quy trình thực hiện để quản lý rủi ro thường xuyên trong chuỗi cung ứng dựa trên các đánh giá rủi ro liên tục.
Mô hình quản lý rủi ro giúp doanh nghiệp xác định được các rủi ro tiềm ẩn, có khả năng xảy ra để kịp thời ngăn chặn và giải quyết, mang lại những chuyển biến tích cực trong kinh doanh, có vị thế nhất định trên thị trường, nâng cao tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng là quy trình thực hiện để quản lý rủi ro thường xuyên trong chuỗi cung ứng
Các yếu tố rủi ro này có thể xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài gây gián đoạn, trục trặc cho chuỗi cung ứng. Hãy đọc tiếp nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về những rủi ro này.
Nội bộ chuỗi cung ứng luôn tồn tại những rủi ro nhất định, vì vậy để có một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả điều quan trọng là doanh nghiệp phải nắm được những rủi ro và đưa ra những giải pháp khắc phục.
Doanh nghiệp cần nắm được những rủi ro và đưa ra những giải pháp khắc phục
Môi trường, kinh tế, nhà cung cấp,... là các yếu tố bên ngoài nhưng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi sự giám sát kỹ lưỡng để giảm thiểu tình trạng rủi ro.
Môi trường, kinh tế, nhà cung cấp,... là các yếu tố rủi ro bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Vì vậy, để quản lý rủi ro chuỗi cung ứng hiệu quả và đạt được những thành công nhất định, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nắm bắt rủi ro kịp thời để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp, tránh để lại những hậu quả không tốt gây ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng. Bạn có thể tham khảo thêm mô hình quản lý rủi ro PPRR để có những chiến lược, kế hoạch kịp thời cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp của mình.
Quản lý tốt rủi ro trong chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được những hậu quả xấu mà còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Hãy đọc ngay 5 bước trong quy trình quản lý rủi ro bên dưới để có thể tối ưu hóa hiệu suất làm việc cũng như đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
Việc nhận diện và xác định rủi ro là bước đầu quan trọng không thể bỏ qua trong quy trình quản lý rủi ro chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Rủi ro có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy vậy tất cả các rủi ro đều có thể nắm được và xử lý kịp thời.
Doanh nghiệp hãy thiết lập một loạt các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng ví dụ như: rủi ro về thị trường, tài chính, chất lượng sản phẩm,... Từ đó sắp xếp các rủi ro theo từng nhóm dựa trên tính chất rủi ro, mức độ ảnh hưởng,...
Doanh nghiệp có thể thực hiện các cách như: khảo sát, thu thập đánh giá, ý kiến nhận xét, báo cáo về tình trạng mua bán, sản xuất, tồn kho,... để dựa vào đó đưa ra những danh mục rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần theo dõi và giám sát rủi ro kỹ càng. Bằng cách xác định các chỉ số và mục tiêu bao gồm các chỉ số quan trọng và mục tiêu liên quan đến rủi ro chuỗi cung ứng. Ví dụ, có thể đo lường thời gian giao hàng, lượng hàng tồn kho, độ tin cậy của nhà cung cấp hoặc các chỉ số tài chính khác.
Hệ thống giám sát hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ được tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp, kết hợp với các dự đoán về khả năng tác động, xảy ra các rủi ro từ đó doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các rủi ro ấy.
Quá trình phân tích và đánh giá rủi ro các doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá theo từng nhóm rủi ro, đánh giá rủi ro để tìm ra đâu là những hoạt động có nguy cơ xảy ra vấn đề nhiều nhất như đã nhận định ở bước 1 từ đó lên kế hoạch và phương pháp giải quyết phù hợp.
Doanh nghiệp cần nắm được quá trình phân tích và đánh giá rủi ro của mình
Hoạt động này giúp doanh nghiệp nắm được nguồn gốc, nguyên nhân, bản chất của rủi ro cũng như tần suất, các tác động của rủi ro đối với chuỗi cung ứng. Qua đó doanh nghiệp sẽ có phân tích và sắp xếp theo thứ tự cần thiết để phân bổ nguồn lực hợp lý để tiếp cận và giải quyết các rủi ro còn tồn tại. Để phân tích và thực hiện đánh giá rủi ro, thường sẽ bao gồm 2 yếu tố như sau:
Một số phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách ứng dụng các mô hình phân tích như:
Phương pháp này hiện được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn để đánh giá các rủi ro trong chuỗi cung ứng. Phương pháp này hình thành dựa trên 3 câu hỏi: Khả năng rủi ro có thể xảy ra? (Occurrence score), Hệ quả rủi ro mang lại là gì? (Severity score), rủi ro có thể được phát hiện trước khi gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng không? (Detection score) nhằm xác định thứ tự ưu tiên xử lý các rủi ro.
Khi có câu trả lời, kết quả của 3 câu hỏi trên sẽ được nhân với nhau để được số rủi ro ưu tiên gọi là RPN (Risk Priority Number)
RPN = Occurrence score * Severity score * Detection score
Dựa trên kết quả RPN, các nhà quản lý có thể sắp xếp các rủi ro cần được giải quyết theo thứ tự ưu tiên
Fault Tree Analysis
Đây là phương pháp cung cấp hệ thống mô tả các nguyên nhân có thể dẫn đến một rủi ro cụ thể trong chuỗi cung ứng. Mục đích của phương pháp này là xác định trược hậu quả mà rủi ro mang đến cho doanh nghiệp và đưa ra phương án đề phòng, giảm thiểu.
Bên cạnh đó, Sơ đồ Fault tree giúp các nhà quản lý nắm được rằng bất kỳ lỗi nhỏ nào đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả hệ thống trong chuỗi cung ứng nên doanh nghiệp không được xem nhẹ bất cứ rủi ro nào.
Event tree analysis (ETA)
ETA là một kỹ thuật phân tích nhằm xác định và đánh giá các sự kiện trong các rủi ro tiềm ẩn. Mục tiêu của phương pháp này là xác định xem rủi ro ban đầu có phát triển thành một sự cố nghiêm trọng hơn không, hoặc rủi ro đã được kiểm soát bởi các hệ thống và quy trình an toàn hay chưa.
Phân tích và đánh giá các rủi ro kỹ lưỡng để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
Khi đã nhận diện, xác định rủi ro và tiến hành phân tích đánh giá xong, bước tiếp theo các doanh nghiệp cần tiến hành xử lý các rủi ro cho chuỗi cung ứng. Dưới đây là 4 phương pháp tối ưu để góp phần giúp doanh nghiệp xử lý rủi ro hiệu quả.
Khi đã nhận diện và xác định được các rủi ro doanh nghiệp cần bắt tay vào xử lý rủi ro
Chuỗi cung ứng của mọi doanh nghiệp hoạt động, vận hành liên tục và biến đổi không ngừng, cùng với đó các rủi ro vẫn xảy ra và có thể xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đừng quên nhìn nhận rủi ro ở nhiều khía cạnh khác nhau để biết được rằng giải pháp mình đang áp dụng để xử lý rủi ro có đang tối ưu hay không? Có bị lỗi thời hay lạc hậu so với chuỗi cung ứng hay không?
Vì vậy các doanh nghiệp cần theo dõi, giám sát liên tục các rủi ro để kịp thời đưa ra những nhận định, chiến lược và kế hoạch giải quyết phù hợp.
Hy vọng qua bài viết trên của Bizfly đã giúp bạn và doanh nghiệp nắm được các yếu tố rủi ro và cách quản lý rủi ro chuỗi cung ứng hiệu quả để giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp