Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng nhấn mạnh sự kết nối và tương tác mạnh mẽ giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Nhằm cung cấp thông tin và tăng cường khả năng quản lý, dự đoán, phản ứng nhanh chóng đối với các biến động trên thị trường.
Cùng Bizfly tìm hiểu rõ hơn cách để phát triển cũng như lợi ích mà mô hình chuỗi cung ứng mở rộng đem lại cho doanh nghiệp.
Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng là gì?
Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (Extended Supply Chain Model) là hệ thống chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, mô tả quá trình điều phối, các hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nguồn cung cấp đến với người tiêu dùng trên thị trường.
Chuỗi cung ứng mở rộng giúp kết nối các thành phần khác nhau trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp như: nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý, khách hàng,...
Nhằm tập trung khai thác tối đa thị trường nội địa và mở rộng thị trường ở khắp nơi trên thế giới.
Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng là quá trình điều phối sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến người tiêu dùng
Lợi ích của mô hình chuỗi cung ứng mở rộng
Chuỗi cung ứng mở rộng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bởi nó giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thị trường mới, gia tăng hiệu quả và duy trì tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, mô hình chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các loại chi phí vì doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới một cách dễ dàng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của mô hình chuỗi cung ứng mở rộng qua thông tin sau:
Một số lợi ích nổi bật mà cô hình chuỗi cung ứng mở rộng mang lại cho doanh nghiệp
- Nắm rõ thị trường: Chuỗi cung ứng mở rộng cung cấp hàng hóa dựa trên nhu cầu của thị trường, đồng nghĩa với việc là quá trình xác định hàng hóa/sản phẩm chủ chốt sẽ đơn giản hơn, từ đó các nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ ưu tiên cung cấp các sản phẩm mà khách hàng quan tâm. Qua đó tiềm năng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là rất cao.
- Mang lại sự hài lòng cho khách hàng: Khi áp dụng chuỗi cung ứng mở rộng, các doanh nghiệp nắm rõ nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó các doanh nghiệp sẽ biết được đâu là mặt hàng được khách hàng tin dùng để mang tới trải nghiệm tốt nhất, làm hài lòng khách hàng.
- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Trước đây, các doanh nghiệp cần rất nhiều chi phí để làm mới, phong phú thêm sản phẩm hay chi phí quảng cáo, marketing,... mà vẫn gặp nhiều vấn đề bất cập. Nhưng giờ đây, khi sử dụng mô hình chuỗi cung ứng, tất cả các vấn đề về quá trình sản xuất, phân phối sẽ được tích hợp vào hệ thống quản lý chuyên nghiệp, cắt giảm được nhiều chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
- Gia tăng giá trị lợi nhuận: Khi doanh nghiệp sử dụng chuỗi cung ứng mở rộng, mang đến những hàng hóa/sản phẩm đúng, đủ, cần cho người tiêu dùng và tạo cảm giác hài lòng cho họ, lúc này họ sẽ đặt niềm tin vào sản phẩm và doanh nghiệp. Từ đó, người tiêu dùng sẽ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Khi đó, tiềm năng gia tăng giá trị lợi nhuận chắc chắn cũng sẽ tăng theo.
Cách để phát triển mô hình chuỗi cung ứng mở rộng thành công
Doanh nghiệp muốn phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng mở rộng hiệu quả, thành công đòi hỏi phải xác định được chiến lược, mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Tham khảo ngay gợi ý dưới đây về cách để phát triển mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả.
Doanh nghiệp hãy đưa ra những kế hoạch, chiến lược rõ ràng để phát triển mô hình chuỗi cung ứng mở rộng
- Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu để hiểu rõ thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp mình là điều quan trọng. Điều này bao gồm việc đánh giá rủi ro và cơ hội để xác định xu hướng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Hoạt động nghiên cứu càng kỹ lưỡng, cẩn thận thì doanh nghiệp dự đoán và ứng phó với biến động của thị trường một cách tốt nhất.
- Tối ưu hóa quy trình và hiệu suất: Quy trình tối ưu hóa trong chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất. Áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa để cải thiện quy trình là chìa khóa quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng.
- Đào tạo và phát triển nhân sự: Đội ngũ nhân sự đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng mở rộng. Việc đào tạo và phát triển nhân sự để họ có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo nên một mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả.
- Xây dựng đối tác chiến lược: Hợp tác với các đối tác chiến lược trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thắt chặt các mối quan hệ sẽ giúp công việc được diễn ra ổn định, hiệu quả và nâng cao lòng tin giữa các bên.
- Ứng dụng thông tin công nghệ: Công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng cung cấp chuỗi (SCM-Supply Chain Management) được quản lý hệ thống, có thể cải thiện khả năng theo dõi, dự báo và đánh giá giá trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hoạt động công việc.
Khi các doanh nghiệp áp dụng đúng đủ các yếu tố bên trên sẽ phát triển nên được một mô hình chuỗi cung ứng mở rộng hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.
Những khó khăn khi xây dựng chuỗi cung ứng mở rộng
Để xây dựng được chuỗi cung ứng mở rộng hiệu quả, thành công cũng sẽ có không ít những thách thức, khó khăn cần doanh nghiệp phải khắc phục, vượt qua.
Một số khó khăn về quản lý, thị trường, vận chuyển cần doanh nghiệp nắm được và khắc phục
- Phức tạp về quản lý: Khi xây dựng chuỗi cung ứng mở rộng, số lượng đối tác tăng lên và các liên kết trong chuỗi cung ứng có thể gặp tình trạng chồng chéo về thông tin và hàng hóa. Do đó, quy trình quản lý cần được đề cao thiết lập chi tiết và có các biện pháp siết chặt đặc biệt có phần phức tạp cao, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định ngành và quản lý rủi ro hiệu quả.
- Rủi ro an toàn thông tin: Khi mở rộng chuỗi cung ứng, nhu cầu chia sẻ thông tin của doanh nghiệp với nhiều đối tác khác nhau cũng gia tăng. Điều này tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn thông tin bởi mỗi bên liên quan sẽ có những tiêu chuẩn bảo mật khác nhau. Lúc này, việc bảo vệ thông tin sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi sự cập nhật và nâng cấp về mạng lưới an toàn thông tin của doanh nghiệp.
- Sự biến động thị trường: Đứng trước sự biến động của thị trường bởi các yếu tố như tình hình kinh tế, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu khách hàng thay đổi,... sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng chuỗi cung ứng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp cập nhật, nghiên cứu thị trường để thích nghi kịp thời với những biến đổi này.
- Thách thức vận chuyển và logistic: Quá trình mở rộng chuỗi cung ứng, gia tăng khả năng bán hàng đồng thời cũng sẽ gia tăng khả năng vận chuyển và logistic. Lúc này có thể khiến doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn với các vấn đề như quản lý kho, tắc nghẽn khi lưu thông hàng hóa, thiếu hụt đối tác vận chuyển,... Vì vậy, doanh nghiệp hãy chuẩn bị và liên kết với nhiều đơn vị đối tác vận chuyển để tránh sự gián đoạn trong quá trình phân phối sản phẩm.
Bài viết trên của Bizfly đã chia sẻ thông tin, lợi ích, cách phát triển của mô hình chuỗi cung ứng mở rộng. Hy vọng chúng góp phần giải đáp các thắc mắc, băn khoăn của bạn và doanh nghiệp về mô hình này.