Mô hình chuỗi cung ứng là gì? Vai trò và 5 mô hình phổ biến hiện nay

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên để có thể am hiểu rõ và vận dụng mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả thì không phải chuyện đơn giản. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về mô hình chuỗi cung ứng, các chuyên gia của Bizfly đã xây dựng nội dung bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy cùng tham khảo thêm để bổ sung kiến thức cho mình.

Mô hình chuỗi cung ứng là gì?

Mô hình chuỗi cung ứng là một nỗ lực có ý thức với nhiệm vụ đưa toàn bộ quy trình của chuỗi cung ứng (hệ thống tổ chức, con người, hoạt động và nguồn lực liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay người dùng) vào một trật tự có logic. Thông qua đó, người quản lý có thể giám sát và thúc đẩy đội ngũ nhân sự chinh phục các mục tiêu kinh doanh. 

Các vấn đề mà mô hình này có khả năng giải quyết bao gồm: 

  • Xác định sản phẩm sẽ sản xuất
  • Nhận diện thị trường tiềm năng
  • Lựa chọn xưởng sản xuất
  • Lựa chọn nhà cung ứng
  • Lựa chọn vị trí nhà máy
  • Vận chuyển
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Phân phối thành phẩm
  • Quản lý kho
  • Xây dựng chiến lược sản xuất tiếp theo

Mô hình chuỗi cung ứng là gì

Mô hình chuỗi cung ứng là gì?

Vai trò của mô hình chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Mô hình chuỗi cung ứng sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một công ty. Và dưới đây là những đóng góp quan trọng nhất: 

  • Chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường
  • Tạo điều kiện mở rộng chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng tốt nhất
  • Đảm bảo lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra. Cụ thể, đầu vào giúp cung ứng đủ hàng hóa, giảm hàng tồn kho và rủi ro. Phần đầu ra sẽ đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm, duy trì doanh thu, giảm nguy cơ hàng quay đầu và giảm phí tồn kho. 
  • Duy trì hiệu quả cho các hoạt động Logistics, hậu cần và đem hàng hóa đến tay khách hàng đúng tiến độ. Đồng thời, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu chi phí và mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn. 

Một số loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến

Hiện nay đang có 5 loại chuỗi cung ứng được ứng dụng phổ biến nhất. Bao gồm: 

Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục

Mô hình dòng chảy liên tục là giải pháp lý tưởng cho các công ty, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có nhu cầu cao hoặc thấp mà không cần thiết kế lại. Các quy trình của mô hình này được thiết lập dựa trên sự ổn định của cung và cầu nhằm đảm bảo dòng sản phẩm liên tục. Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào khâu chuẩn bị nguyên liệu để đáp ứng được lượng sản phẩm lớn. 

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình cung ứng nhanh thường được áp dụng trong các công ty, doanh nghiệp bán hàng dựa trên xu hướng như: thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện, giày dép,... Quy trình này bị giới hạn nhiều về thời gian do các công ty cần cập nhật xu hướng mới thường xuyên và sản xuất thật nhanh. 

Tuy nhiên, nó lại tận dụng được sự nổi tiếng và mức độ quan tâm để tăng doanh thu nhanh chóng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng tìm ra xu hướng mới để thay thế cho các dòng sản phẩm có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Một số loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến

Một số loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Cung ứng đơn giản là khi doanh nghiệp chỉ làm việc và mua bán nguyên vật liệu đầu vào với một nhà cung cấp duy nhất. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tự sản xuất thành phẩm và trực tiếp bán hàng đến tay người dùng. Và, các hoạt động kiểm soát đều đến từ một phía. 

Mô hình chuỗi cung ứng Agile

Agile là mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với những ngành nghề khó đưa ra dự đoán chính xác về sản phẩm mong muốn cho doanh nghiệp. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ sản xuất đủ sản phẩm dựa theo lượng mua hàng trước đó của người dùng. Nếu dữ liệu mua hàng có xu hướng giảm thì doanh nghiệp cũng cần giảm số lượng sản xuất và ngược lại.

Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Với chuỗi cung ứng phức tạp, các doanh nghiệp thường nhập hàng từ nhiều đơn vị, nhà máy,... Đồng thời, quy trình sản xuất còn có sự tham gia của nhiều đối tác sản xuất và nhà thầu khác nhau. Khi hàng hóa thành phẩm được cho ra đời, chúng sẽ được chuyển đến tay người dùng qua rất nhiều kênh, đơn vị phân phối, thị trường, địa điểm,... 

Do đó, chuỗi cung ứng phức tạp có thể đảm bảo hàng hóa luôn được lưu chuyển hiệu quả theo đúng kế hoạch định trước.  Tuy nhiên, để hoạt động dưới mô hình này các doanh nghiệp cần biết cách điều phối, xử lý linh hoạt các mối quan hệ và kiểm soát tốt quá trình giao nhận. 

Case study mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk

Chuỗi cung ứng của sữa Vinamilk Việt Nam vận hành như thế nào? Hãy khám phá cùng Bizfly:  

Biểu đồ chuyển dịch của dòng sản phẩm, thông tin và tài chính

Vinamilk ứng dụng mô hình phức tạp vào chuỗi cung ứng với 3 dòng chuyển dịch chính là: thông tin, sản phẩm, tài chính vô cùng mật thiết giữa các cơ sở, đại lý, nhà máy, người dùng,... Theo dõi biểu đồ mô hình chuỗi cung ứng dưới đây để nắm rõ hơn về sự tương tác của các dòng chuyển dịch. 

Biểu đồ chuyển dịch của dòng sản phẩm, thông tin và tài chính

Biểu đồ chuyển dịch của dòng sản phẩm, thông tin và tài chính

Chú giải: 

  • Mũi tên đỏ: thể hiện luồng chuyển dịch dòng sản phẩm
  • Mũi tên xanh nhạt: thể hiện luồng trao đổi thông tin
  • Mũi tên xanh đậm: thể hiện luồng tài chính

Nguồn cung ứng đầu vào của Vinamilk

Mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Vinamilk có 2 nguồn chính là: nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu trong nước.

  • Nguồn nguyên liệu nhập khẩu: Là các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sữa như: New Zealand, Châu  u, Mỹ.
  • Nguồn nguyên liệu trong nước: Vinamilk thu mua từ các hộ nông dân, trang trại nuôi bò có khối lượng sữa lớn và chất lượng. 

Khâu sản xuất thành phẩm của Vinamilk

Vinamilk nhập khẩu công nghệ sản xuất và hệ thống máy móc từ nhiều nước châu  u như: Thụy Sĩ, Ý, Đức, Đan Mạch,... Hiện nay, Vinamilk đang sở hữu nhiều nhà máy sản xuất sữa ở Balan, New Zealand và 13 nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, Vinamilk Việt Nam còn xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 cho lĩnh vực sinh học và hóa học. Các nhà máy sản xuất của Vinamilk còn có hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn ISO 14001:2004. 

Mô hình chuỗi cung ứng đầu ra của Vinamilk

  • Đầu ra tại thị trường nước ngoài: Vinamilk xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Thái Lan, Đài Loan, Nga, Canada, Úc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,...
  • Đầu ra tại Việt Nam: Hiện tại, Vinamilk sở hữu mạng lưới kênh phân phối vô cùng lớn mạnh trên toàn quốc giúp tiếp cận khách hàng một cách thuận tiện nhất. Và hệ thống đối tác phân phối của Vinamilk bao gồm: chuỗi siêu thị toàn quốc, hệ thống cửa hàng giới thiệu & mua bán, đối tác phân phối (General Trade - GT) và phân phối trực tiếp đến trường học, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí,... 

Có thể bạn muốn biết: Top 7 chiến lược marketing của vinamilk giúp thống lĩnh thị trường

Như vậy, mô hình chuỗi cung ứng đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng khách hàng và vị thế thị trường của một doanh nghiệp. Vinamilk chính là ví dụ điển hình mà các công ty, doanh nghiệp nên áp dụng và học hỏi. Do đó, nếu bạn muốn startup hoặc đẩy mạnh doanh thu thì hãy xây dựng một mô hình đạt chuẩn để rút ngắn con đường đến với thành công. 

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly