Rủi ro trong kinh doanh là gì? Yếu tố ảnh hưởng và cách khắc phục

Thủy Nguyễn 25/05/2023

Rủi ro trong kinh doanh là gì, có những loại nào và cách khắc phục ra sao là vấn đề được rất nhiều chủa doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết hôm nay, Bizfly sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về vấn đề này đến cho quý bạn đọc tham khảo.

Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Rủi ro trong kinh doanh có thể được định nghĩa là tổng mức thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thị trường,…mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình vận hành kinh doanh. Rủi ro là sự hiện hữu khó có thể tránh khỏi trong mọi ngành nghề bắt buộc các doanh nghiệp phải có phương án sẵn sàng ứng phó và biến rủi ro thành cơ hội tiềm năng. Hiện nay có rất nhiều loại rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu các rủi ro tài chính bên trong doanh nghiệp sẽ dễ mắc phải đối với thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay.

Muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh thì các doanh nghiệp phải có xu hướng đón đầu, xây dựng nên một quy trình chiến lược bài bản, dựa vào đó hạn chế thấp nhất các rủi ro trong doanh nghiệp của mình.

Rủi ro trong kinh doanh là gì

Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Phân loại các rủi ro trong kinh doanh thường gặp

Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh thường khác nhau và được phân loại thành các dạng rủi ro sau đây:

Rủi ro vốn

Rủi ro về vốn là loại hình thường xuất hiện khi bạn đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp một phần vốn trang trải của mình vào một công ty nào đó. Bạn sẽ thu một khoản lợi nhuận đáng kể theo tỷ lệ góp vốn ban đầu phụ thuộc vào hợp đồng mà bạn đã ký kết.
Bạn có thể mất một phần hoặc toàn bộ số vốn đầu tư của mình trong trường hợp công ty có dấu hiệu thua lỗ. Giảm thiểu khoản lỗ sao cho rủi ro trong kinh doanh thấp nhất chính là việc bạn cần ưu tiên vào lúc này.

Rủi ro bảo mật

Rủi ro bảo mật là khi các lỗ hổng bảo mật xuất hiện, doanh nghiệp dễ dàng bị đánh cắp các thông tin quan trọng từ dữ liệu khách hàng đến các thông tin quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế đầu tư cho bảo mật để tránh rủi ro thất thoát là một trong những hạng mục cần phải thực hiện để bảo vệ thành quả doanh nghiệp của mình.

Vấn đề về bảo mật là một rủi ro phổ biến trong kinh doanh

Vấn đề về bảo mật là một rủi ro phổ biến trong kinh doanh

Rủi ro tiền lời

Rủi ro tiền lời thường gặp phải khi dùng nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư vào trái phiếu. Song song với những cơ hội thì việc đối mặt với rủi ro trong kinh doanh về lợi nhuận là không thể tránh khỏi. Đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi tiền lời giảm họ sẽ mua lại và phát hành trái phiếu mới với mức lời thấp hơn. Tương tự vậy, khi doanh nghiệp là chủ nhân của trái phiếu nếu tiền lời giảm thì sẽ bán ra có giá thấp hơn lúc mua vào.

Rủi ro cạnh tranh

Rủi ro cạnh tranh là sự cạnh tranh giữa các đối thủ khiến rủi ro trong kinh doanh tăng cao nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ điển hình khi doanh nghiệp ra một sản phẩm mới, đối thủ của bạn cũng ra mắt sản phẩm cùng phân khúc nhưng chi phí rẻ hơn hoặc chất lượng tốt hơn.

Rủi ro chiến lược

Rủi ro chiến lược là nguy cơ khi chiến lược bị lạc hậu, kém hiệu quả so với thực tế vì mọi thứ đều có thể thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể, bám sát vào thị trường để đưa ra những chiến lược mới phù hợp hơn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? 8 nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh

Rủi ro vốn đầu tư xã hội và nước ngoài

Một doanh nghiệp có mối liên hệ đến sự đầu tư và nguồn vốn từ nước ngoài rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Nhất là ở các nước đang phát triển thì rủi ro kinh tế, xã hội lại càng cao hơn khi giá trị tiền tệ của các quốc gia đó lên xuống thất thường và chưa có sự ổn định. Mặc dù có lựa chọn kỹ càng và lãi nhiều đi chăng nữa thì vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro trong doanh nghiệp sẽ phát sinh.

Rủi ro thị trường

Rủi ro về thị trường được hiểu là một biến cố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp, ở đây họ sẽ phải hứng chịu kết quả thua lỗ và rủi ro trong kinh doanh. Ví dụ dễ thấy nhất khi khu vực ASEAN phát triển hội nhập thì thị phần của những doanh nghiệp nội địa sẽ bị đe dọa bởi những đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn.

Rủi ro về thị trường cũng là một trong những rủi ro trong kinh doanh phổ biến

Rủi ro về thị trường cũng là một trong những rủi ro trong kinh doanh phổ biến

Rủi ro thương hiệu

Doanh nghiệp đánh mất đi những điểm khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh gây nên rủi ro lớn về thương hiệu. Khi không còn sự khác biệt, không còn chỗ đứng trong lòng khách hàng sẽ gây tổn thất rất lớn đến vấn đề tài chính và thị trường của doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính

Là một trong các rủi ro trong kinh doanh dễ mắc phải, rủi ro tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro này có tác động mạnh mẽ đến thu nhập và dẫn đến dòng tiền âm, nếu đủ nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình.

Rủi ro chất lượng

Rủi ro chất lượng khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng tiềm năng mong muốn. Hậu quả trực tiếp là không bán được hàng, tụt giảm doanh thu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và thị trường của doanh nghiệp.

Các yếu tố gây ra rủi ro trong kinh doanh

Điểm danh các yếu tố chính gây rủi ro trong doanh nghiệp làm tổn thất đến quá trình phát triển kinh doanh sau đây:

  • Biến động trong nhu cầu liên tục: Nhu cầu biến đổi một sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong kinh doanh càng cao và ngược lại.
  • Biến động của doanh số: Một doanh nghiệp có sự ổn định về giá đầu ra sẽ ít gặp rủi ro hơn so với những doanh nghiệp hay biến động về giá.
  • Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí: Doanh nghiệp phải chú trọng về vấn đề phát triển sản phẩm, để sản phẩm hợp thời nhằm giữ chân khách hàng, trong trường hợp ngược lại thì việc xảy ra rủi ro trong kinh doanh là điều tất nhiên, tệ hơn là doanh nghiệp sẽ thất bại dẫn đến phá sản.
  • Quy mô chi phí cố định: Được ví như là một đòn bẩy trong hoạt động kinh doanh khi chi phí cố định cao mà tổng chi phí không có biến động giảm khi nhu cầu giảm thì tỷ lệ rủi ro sẽ tăng mạnh.

Các yếu tố gây ra rủi ro trong kinh doanh

Các yếu tố gây ra rủi ro trong kinh doanh

Cách khắc phục rủi ro trong kinh doanh hiệu quả

Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng môi trường kinh doanh

Bước đầu cần phải xác định được doanh nghiệp đang kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế như thế nào, đưa ra được ưu thế và nhược điểm trong môi trường kinh doanh này. Lập danh sách sau khi tìm ra, xác định được những rủi ro tiềm tàng và phân tích chúng. 

Bước 2: Xác định rủi ro tiềm ẩn

Là một bước quan trọng để đánh giá được hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh. Sau khi xác định được rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình vận hành kinh doanh từ đó đưa ra những phương pháp phân tích và xử lý.
Mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực khác nhau sẽ có những rủi ro khác nhau, vì vậy không nên quy chụp rủi ro của doanh nghiệp này lên doanh nghiệp khác.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro sẽ được thực hiện theo các tiêu chí: Khả năng xảy ra rủi ro có cao không, trước đây đã từng xảy ra chưa, nếu xảy ra thì mức độ gây thiệt hại như thế nào, tìm ra nguyên nhân xảy ra rủi ro trong thời điểm đó thuộc bộ phận nào để tìm ra phương pháp khắc phục.

Vì rủi ro có thể xảy ra hoặc không, nên vai trò của người quản trị rủi ro cực kỳ quan trọng để nắm bắt kịp thời nhằm đưa ra biện pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

Cách khắc phục rủi ro trong kinh doanh hiệu quả

Cách khắc phục rủi ro trong kinh doanh hiệu quả

Bước 4: Đưa ra biện pháp xử lý

Cần đánh giá được những rủi ro có nguy cơ xảy ra trước và ưu tiên xử lý hàng đầu. Xác định được biện pháp phù hợp, phân tích và theo dõi chỉ số rủi ro, thực hiện kế hoạch, cập nhật và bám sát tình hình nhằm xử lý những rủi ro trong kinh doanh bất ngờ có thể ập đến.

Xem thêm: Quản trị rủi ro là gì? Hướng dẫn quy trình các bước quản trị rủi ro hiệu quả

Bizfly đã chia sẻ toàn bộ khái niệm rủi ro trong kinh doanh và cách khắc phục chúng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan hơn, từ đó đưa ra những chiến lược mới, hạn chế rủi ro, biến nó thành cơ hội đưa doanh nghiệp vươn xa

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly