Quản trị rủi ro là gì? Hướng dẫn quy trình các bước quản trị rủi ro hiệu quả

Thủy Nguyễn 25/05/2023

Ngày nay quản trị rủi ro là một yếu tố cực kỳ quan trọng, được đặt lên hàng đầu song song với việc phát triển bền vững trong một doanh nghiệp. Phân tích rủi ro tiềm ẩn, giảm thiểu thiệt hại và đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực nguy hiểm.

Vậy rủi ro trong kinh doanh là gì bao gồm những bước quản trị nào? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu quy trình quản lý rủi ro cho doanh nghiệp mà các nhà quản trị cần nắm rõ qua bài viết sau đây

Quản trị rủi ro là gì?

Rủi ro là khái niệm chung cho một sự việc không chắc chắn có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro là một chiến lược kinh doanh nhằm hạn chế những tổn thất, mất mát không may có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng quy trình quản lý rủi ro khoa học là một một quá trình nghiên cứu chọn lọc giúp tìm ra, phân tích và hoạch định những giải pháp nhằm giảm thiểu nguy hiểm có khả năng phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Việc nắm bắt được rủi ro giúp doanh nghiệp chủ động tối ưu được cơ hội mới, nâng cao vị thế của mình trước đối thủ cạnh tranh và trong lòng khách hàng tiềm năng.

Quản trị rủi ro là gì

Quản trị rủi ro là gì?

Tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Hiện nay, vai trò của bộ phận quản trị rủi ro đang được các doanh nghiệp chú trọng. Quản lý rủi ro càng trở nên cấp thiết được coi là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp xác định được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình như thế nào.

Gia tăng khả năng ra chiến lược đúng đắn

Chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp lường trước được mối nguy tiềm tàng, thiết kế được chiến lược đúng đắn sau khi xác định mục tiêu và chuyển giao rủi ro, biến bất lợi thành cơ hội giúp doanh nghiệp dẫn đầu phát triển trên thị trường.

Chủ động ứng phó với rủi ro

Sau khi xác định được những trở ngại chính, chủ động ứng phó thay vì trong thế bị động sẽ là một cú hích thuận lợi cho các doanh nghiệp, giảm bớt những tác động tiêu cực từ những “chướng ngại vật” không mong muốn.

Hạn chế lãng phí ngân sách đầu tư

Phòng ngừa và quản trị rủi ro phát sinh hợp lý giúp ngân sách tiêu vào đúng việc đúng thời điểm. Hạn chế được sự phung phí vào những hạng mục không đáng có, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh sự đầu tư vào các dự án tiềm năng.

Nâng cao hiệu quả của đầu tư kinh doanh

Quản trị rủi ro hiệu quả và quản trị phát triển bền vững giúp tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro, nguồn lực doanh nghiệp và lợi nhuận. Từ đó cung cấp một cách nhìn toàn diện, nhất quán đánh giá hiệu quả giúp tăng tỷ lệ thành công của các dự án mà doanh nghiệp đang đầu tư.

Quản trị rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp

Quản trị rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm: Quản trị doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị thành công

Quy trình các bước quản trị rủi ro hiệu quả

Rủi ro là một yếu tố tiềm ẩn, khó phát hiện và nắm bắt, việc xây dựng quy trình các bước quản lý rủi ro an toàn được tuân theo sự nhất quán, đơn giản và hiệu quả.

Bước 1: Xác định phạm vi rủi ro

Xác định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên căn bản cần được thực hiện trong bản kế hoạch. Doanh nghiệp cần hình dung các sự việc có thể diễn ra trong tương lai. Là một bước khá quan trọng, giúp cho doanh nghiệp nắm rõ được được phạm vi ảnh hưởng, khoanh vùng dễ dàng cho việc thiết lập tiêu chí để phân tích, quản trị rủi ro kịp thời và đưa ra những phương án giải quyết. 

Bước 2: Nhận dạng các rủi ro đang gặp phải

Sau khi xác định được nguyên nhân dẫn đến rủi ro bước tiếp theo là tiến hành nhận dạng các rủi ro có thể gặp phải. Ở bước này, chuyên viên bộ phận rủi ro cần tìm hiểu môi trường doanh nghiệp, thông tin thị trường có thể gây cản trở. Phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố chính gây hại trong việc triển khai các mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra. Sau khi nhận dạng được các tác nhân, cần liệt kê, phân loại, sắp xếp và quản trị rủi ro theo một danh sách cụ thể.

Bước 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng

Đánh giá mức độ ảnh hưởng phân tích từng loại rủi ro sau khi nhận diện sẽ là bước thứ ba. Xác suất xảy ra rủi ro, hậu quả nếu rủi ro đó sẽ xảy ra là 2 tiêu chí doanh nghiệp cần bám sát để đo lường được từng loại rủi ro cụ thể và mức độ ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp.

Sơ đồ quy trình các bước quản trị rủi ro hiệu quả

Sơ đồ quy trình các bước quản trị rủi ro hiệu quả

Bước 4: Đưa ra giải pháp xử lý

Doanh nghiệp có thể áp dụng 4 giải pháp phổ biến để xử lý và quản trị rủi ro hiệu quả sau đây: 

  • Chuyển giao, giảm thiểu rủi ro: Doanh nghiệp sẽ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho cá nhân hay một tổ chức khác nhằm giảm thiểu được thiệt hại và trách nhiệm của doanh nghiệp khi tác nhân gây bất lợi có thể xảy xa.
  • Né tránh rủi ro: Biện pháp này sẽ tạm dừng, bỏ qua hoặc bỏ hẳn những mục tiêu, dự án mang tính chất rủi ro có thể gây thiệt hại đến doanh nghiệp.
  • Kiềm chế, ngăn ngừa rủi ro: bộ phận quản lý rủi ro phải liên tục cập nhật tình hình, đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm xử lý, quản trị rủi ro, hạn chế tổn thất nhất cho doanh nghiệp.
  • Chấp nhận rủi ro: Đối với trường hợp này, ngay từ đầu doanh nghiệp đã xác định và chấp nhận rủi ro sẽ xảy ra, nhưng về mặt kinh doanh sẽ thu lại được phần lợi ích và lợi nhuận cao hơn mức rủi ro mà nó mang lại.

Bước 5: Lập kế hoạch quản trị rủi ro

Luôn lập sẵn một bản kế hoạch để giám sát toàn bộ quá trình xảy ra rủi ro, liên tục theo dõi để cập nhật phương án giải quyết kịp thời nhằm thay đổi phù hợp với đánh giá cũng như chiến lược quản trị rủi ro. 

Bước 6: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Bước cuối cùng trong quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là đánh giá lại tất cả rủi ro, kiểm soát lại toàn bộ quá trình xem mức độ giảm thiểu chi phí phát sinh là bao nhiêu. Từ đó loại bỏ được những rào cản khó chịu và nắm bắt được cơ hội vàng, giải quyết các vấn đề một cách thông minh và tối ưu nhất.

Có thể nói rủi ro là một yếu tố linh hoạt, với một quy trình kiểm soát rủi ro khoa học sẽ giúp doanh nghiệp biến hóa mọi rủi ro thành cơ hội trong nhiều thời điểm. Với bài viết trên, Bizfly hy vọng quý doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về quản trị rủi ro trong công tác xây dựng và từ đó cải tiến từng bước giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly