Chiến lược chuỗi cung ứng và các bước xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng

Đỗ Minh Đức 12/12/2023

Việc xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng trong kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa mọi hoạt động của mình. Bên cạnh đó, khi triển khai chiến lược này các doanh nghiệp còn có thể giảm thiểu chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược chuỗi cung ứng là gì và cách tiếp cận triển khai chiến lược này ra sao. 

Chiến lược chuỗi cung ứng là gì?  

Chiến lược chuỗi cung ứng là cách thức chuỗi cung ứng sẽ hoạt động để góp phần giúp cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp đạt được những mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình. 

Chiến lược này được tạo ra để giúp các công ty, doanh nghiệp cắt giảm bớt chi phí vận hành, tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Từ đó mang lại sự hài lòng cho khách hàng, giúp doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh nhất định trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

Chiến lược chuỗi cung ứng là cách chuỗi cung ứng sẽ hoạt động để góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong chiến lược kinh doanh

Chiến lược chuỗi cung ứng là cách chuỗi cung ứng sẽ hoạt động để góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong chiến lược kinh doanh

Tầm quan trọng của chiến lược chuỗi cung ứng

Chiến lược chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay bởi nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng liên tục thay đổi. Do đó thị trường đòi hỏi các tổ chức phải có chiến lược chuỗi cung ứng rõ ràng, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi, để đảm bảo rằng luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Có thể nói, chiến lược chuỗi cung ứng có quan hệ mật thiết với những mục tiêu kinh doanh của công ty. Một chiến lược chuỗi cung ứng lý tưởng sẽ là chiến lược mà có thể đáp ứng được mục tiêu và nguồn lực mà công ty đang sở hữu cũng như thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Ngược lại, nếu không xác định được một chiến lược phù hợp, thích ứng tốt với thị trường thì khi đó chuỗi cung ứng sẽ gây ra những thiệt hại xấu cho doanh nghiệp, làm các hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. 

Chiến lược chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp

Chiến lược chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp 

5 yếu tố cần quan tâm khi bắt đầu thực hiện chiến lược chuỗi cung ứng

Khi bắt đầu thực hiện chiến lược chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp luôn phải dựa trên mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình. Để thực hiện tốt chiến lược, ngay ở giai đoạn đầu, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các yếu tố có thể tác động đến hoạt động của chuỗi cung ứng. Hãy đọc ngay 5 yếu tố bên dưới để hiểu rõ hơn về chiến lược chuỗi cung ứng. 

Tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Đứng trước những biến động của thị trường khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Vì vậy, để triển khai chiến lược chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, điều đầu tiên là doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ những biến động của thị trường từ đó dự đoán nhu cầu, hành vi mua hàng của người tiêu dùng để xây dựng một chiến lược chuỗi cung ứng linh hoạt, tối ưu và hiệu quả cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bên cạnh việc xác định một chiến lược tốt, tối ưu thì chiến lược đó cần phải phù hợp và đáp ứng được với nguồn lực của doanh nghiệp gồm các yếu tố như: nhân sự, chi phí, máy móc,... 

Yếu tố tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Yếu tố tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và đối thủ

Một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng và thiết lập chuỗi cung ứng đó là biết rõ được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình so với đối thủ như: sản phẩm chủ chốt, chi phí vận vận hành, quy mô doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu,... Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được yếu tố cốt lõi cần phải chú trọng, nâng cao và cải thiện để đạt được các mục tiêu kinh doanh trên thị trường. 

Yếu tố góp phần xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Các nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần tập trung đẩy mạnh nhiều khía cạnh khác nhau để tạo nên tính nổi bật, đặc trưng của thương hiệu mình trên thị trường, các yếu tố đó có thể bao gồm: đặc thù của sản phẩm, giá trị về dịch vụ hay những giá trị thặng dư mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng của mình. Đây là điểm then chốt giúp doanh nghiệp có thể khẳng định được lợi thế cạnh tranh của mình một cách hiệu quả. 

Chi phí vận hành chuỗi cung ứng 

Đối với bất kể chuỗi cung ứng nào, chi phí sẽ là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bởi chiến lược chuỗi cung ứng hướng đến việc tối ưu hóa chi phí trên mọi khía cạnh nhỏ nhất nhằm đạt được mức giá cạnh tranh nhất  so với các đối thủ cùng ngành sản phẩm trên thị trường. Vì đây chi phí, giá cả sản phẩm hợp lý, phù hợp với các đối tượng khách hàng cũng là một lợi thế lớn quyết định thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng trên thị trường. 

Chi phí vận hành chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng cần doanh nghiệp nắm rõ

Chi phí vận hành chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng cần doanh nghiệp nắm rõ

Các hoạt động giúp cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp

Đảm bảo rằng dòng tiền của doanh nghiệp luôn được kiểm soát tốt để chuỗi cung ứng được thực hiện theo đúng kế hoạch, chiến lược. Khi đó các hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ không bị gián đoạn và vận hành một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

5 bước tiếp cận và triển khai chuỗi cung ứng

Khi muốn tiếp cận và triển khai một chiến lược chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và hiệu quả thì các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần nắm rõ một số yếu tố quan trọng như mục tiêu của doanh nghiệp, các nhiệm vụ then chốt, chiến lược marketing,... Cùng tìm hiểu rõ hơn về 5 bước tiếp cận và triển khai chiến lược chuỗi cung ứng này. 

Bước 1: Làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp

Khi muốn triển khai một chuỗi chiến lược cung ứng điều đầu tiên mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần nắm rõ là mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp, hay chính là điều mà các doanh nghiệp muốn hướng đến và đạt được trong công việc kinh doanh của mình. 

Ví dụ: Tầm nhìn của một doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền là trong vòng 3 năm tới họ sẽ chiếm lĩnh bao phủ toàn bộ thị trường thực phẩm. Mang đến các sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý cho người tiêu dùng. 

Khi đó, các doanh nghiệp cần chú trọng vào khả năng vận hành (Operation) và Logistic (chuỗi cung ứng hàng hóa) để chắc chắn rằng các hoạt động cần diễn ra đứng tiến độ, sản phẩm, hàng hóa đảm bảo chất lượng, giao tới tay khách hàng với mức giá cạnh tranh hợp lý trên thị trường. 

Do đó, việc xác định đúng chuẩn tầm nhìn của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành doanh nghiệp. Nắm rõ các mục tiêu sẽ dễ dàng giúp các nhà sản xuất hiểu được chiến lược chuỗi cung ứng của mình cần phải tập trung chú trọng và cải thiện ở điểm gì từ đó phát huy tối đa giá trị của chuỗi. 

Triển khai một chuỗi chiến lược cung ứng doanh nghiệp cần nắm rõ mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp

Triển khai một chuỗi chiến lược cung ứng doanh nghiệp cần nắm rõ mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp

Bước 2: Xác định các nhiệm vụ then chốt

Sau khi đã nắm rõ mục tiêu, bước tiếp theo các doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố như: sản phẩm, thị trường, sản xuất,... để triển khai tốt chiến lược chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình. 

  • Sản phẩm: Cần hiểu được các sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm việc phân loại các nhóm sản phẩm theo đặc tính hay giá thành, chiến lược phát triển của mỗi sản phẩm
  • Thị trường: Hiểu rõ phân khúc thị trường của từng nhóm sản phẩm, thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với từng nhóm sản phẩm là ở đâu, chiến lược xây dựng hệ thống lưu trữ hay phân phối cho mỗi khu vực như thế nào,…
  • R&D (nghiên cứu và phát triển) : Cần tập trung nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm nào? Ví dụ: Với các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền là sẽ tập trung vào việc nghiên cứu những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, chú trọng vào hương vị đặc trưng của thương hiệu, thơm ngon khiến mọi khách hàng đều muốn trải nghiệm thử. 
  • Sản xuất: Cần chú trọng vào việc cải tiến quy trình sản xuất tinh gọn và nhanh nhẹn hơn, hay phát triển hệ thống sản xuất xanh, giảm tổn hại với môi trường hơn,…
  • Phân bổ: Tập trung xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối hiện đại, phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh. 

Cần nắm rõ các yếu tố như: sản phẩm, thị trường, sản xuất,... để triển khai tốt chiến lược chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Cần nắm rõ các yếu tố như: sản phẩm, thị trường, sản xuất,... để triển khai tốt chiến lược chuỗi cung ứng của doanh nghiệp 

Bước 3: Xác định lợi thế cạnh tranh

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp trở nên khác biệt và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường như: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giá thành,... Để tiếp cận và triển khai chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, ở bước này các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần xác định được 2 yếu tố chủ chốt đó là: 

  • Order winner (tiêu chuẩn chiến thắng đơn hàng): Đây là yếu tố khiến cho doanh nghiệp trở nên nổi bật so với đối thủ, là yếu tố quyết định để thúc đẩy khách hàng lựa chọn tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, tiêu chuẩn thắng đơn hàng chính là những lợi thế cạnh tranh như giá cả, chất lượng sản phẩm, tốc độ giao hàng, độ tin cậy, thiết kế sản phẩm, tính linh hoạt và hình ảnh khiến khách hàng của công ty lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó. Đó là lý do tại sao khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
  • Order Qualifier (Tiêu chuẩn thỏa mãn đơn hàng): Yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển ngang bằng với đối thủ. Đây là một tiêu chí cho phép khách hàng được cân nhắc lựa chọn các sản phẩm phù hợp của công ty trước khi mua hàng. Đây là lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp phải thể hiện để trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh.

Bước 4: Xác định chiến lược marketing

Tại sao lại phải xác định chiến lược marketing để xây dựng chuỗi cung ứng? Bởi các hoạt động marketing sẽ cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp hiểu được rõ nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng cũng như từng phân khúc khách hàng trên thị trường. 

Bằng việc xác định mục tiêu, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng,... để đưa ra một chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm cũng như ngân sách của doanh nghiệp.

Từ đó giúp doanh nghiệp nắm được các kênh phân phối cần phải tập trung cải thiện và phát triển. Hoàn tất việc xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng phù hợp cho từng nhóm sản phẩm. 

Xác định một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp chuỗi cung ứng nâng cao hiệu quả kinh doanh

Xác định một chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp chuỗi cung ứng nâng cao hiệu quả kinh doanh

Bước 5: Hoàn thiện xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng 

Khi đã nắm được các thông tin và hiểu rõ quy trình của 4 bước bên trên, các nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược chuỗi cung ứng. Chiến lược mà chuỗi cung ứng có thể hướng đến có thể là về hiệu quả (Efficiency Supply chain), tập trung vào năng suất, hay tập trung vào chi phí hoặc chiến lược hướng đến sự đáp ứng, linh hoạt với thị trường (Responsiveness Supply Chain), tập trung vào tốc độ cung ứng hàng hóa ra thị trường. 

Từ các kế hoạch chiến lược đã được xác định kỹ lưỡng, các doanh nghiệp sẽ triển khai được cụ thể những hoạt động cần phải thực hiện và hoàn thành các mục tiêu mà chiến lược đề ra, sau đó sẽ hoàn thiện việc xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng. 

Bài viết trên của Bizfly đã cung cấp cho bạn chi tiết thông tin về chiến lược chuỗi cung ứng và các bước để xây dựng một chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả. Hy vọng rằng chúng sẽ hữu ích cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly