Schema là gì? Tác dụng và ảnh hưởng của Schema trong SEO website

Thủy Nguyễn 29/04/2021

Cấu trúc Schema ngày càng phổ biến trong cộng đồng Seo thời gian gần đây. Nó được rất nhiều người cài đặt vào website để hỗ trợ Seo. Với những khả năng hỗ trợ ưu việt mà bản thân mang lại, Schema là gì đã trở thành một trong những kiến thức cơ bản của dân marketing. Bizfly sẽ giải đáp tất cả những thông tin về khái niệm Schema trong bài viết dưới đây.

Schema là gì? 

Schema hay còn được gọi cấu trúc Schema, là thuật ngữ chỉ một đoạn code HTML có trong website nhằm giúp cho trang web thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, đồng thời tăng khả năng lên top của website trong SERPs. Cấu trúc này được tạo ra nhờ sự hợp tác từ phía Google, Yandex, Yahoo và Bing - 4 công cụ tìm kiếm phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay.

Schema là gì

Schema là gì? 

Ảnh hưởng của Schema trong SEO website 

Hiện chưa có các dữ liệu chứng minh microdata ảnh hưởng đến các thứ hạng tìm kiếm, song ta không thể phủ nhận những ưu điểm, tiện lợi mà việc đánh dấu dữ liệu mang lại cho các chiến dịch SEO. Những tác động này được trình bày cụ thể ngay dưới đây.

  • Giúp bộ máy tìm kiếm hiểu thêm về trang web của bạn: Đây cũng là một trong các tác dụng chính của Schema. Là sự kết hợp hoàn hảo của Google, Bing, Yahoo, Yandex, Schema mang đến khả năng hiểu, phân loại nội dung website tuyệt vời, trên các công cụ này. 
  • Lên top cao trên bảng thứ hạng tìm kiếm: Nội dung trên các website có cài đặt schema thường được bộ máy tìm kiếm ưu tiên về thứ hạng tìm kiếm. Nhờ vậy, website của bạn sẽ nổi bật hơn hẳn so với các trang khác có cùng thông tin. 
  • Tăng traffic: Hai yếu tố đã nêu ở phần trên giúp tăng traffic cho website bởi hiển thị trên top tìm kiếm giúp bạn tiếp cận với nhiều người dùng mạng hơn.

Schema có tác dụng gì?

Vấn đề kế tiếp mà Bizfly đề cập đến với bạn là tác dụng của Schema. Để hiểu rõ về vấn đề này, bạn cần xem xét Schema trên 2 phương diện là bộ máy tìm kiếm và người dùng. 

Bộ máy tìm kiếm 

Theo các thống kê mới nhất, hiện có khoảng 1.94 tỷ trang web đang hoạt động trên toàn thế giới. Việc hiểu nội dung trên các trang web này đối với người dùng mạng khá đơn giản nhưng với SEO thì không. Số lượng từ ngữ phức tạp trên các website không hề ít, và công cụ tìm kiếm thì không phải lúc nào cũng giải thích được.

Giải pháp tối ưu cho trường hợp này là sử dụng Schema. Nó có khả năng hỗ trợ bộ máy tìm kiếm đọc, phân loại, sắp xếp các thông tin theo những cú pháp sẵn có. Nhờ sự hiện diện của Schema, công cụ tìm kiếm có thể biết nội dung website nói về điều gì, lĩnh vực gì,....

Schema có tác dụng gì

Schema có tác dụng gì? 

Người dùng 

Về phía người dùng, Schema có tác dụng giúp cho trang web của bạn trông cuốn hút và cung cấp được nhiều thông tin có ích hơn. Khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ, họ tìm kiếm nó trên Internet và chính Schema sẽ giữ vai trò hiển thị trang web có chứa thông tin liên quan nhằm tăng traffic cho website hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng Schema cho website 

Schema hỗ trợ rất nhiều cho website, đặc biệt là Seo. Tuy vậy, để sử dụng nó hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Để cài đặt Schema cho website, bạn cần sự hỗ trợ của JSON-LD, RDFa hoặc Microdata
  • Không lạm dụng Schema quá đà, ví dụ như tạo nhiều đánh giá ảo, tự tạo các câu hỏi và trả lời trong mục hỏi đáp
  • Quan tâm đến nội dung hiển thị trên web thay vì chỉ chú ý đến Schema 
  • Đừng bao giờ gắn mọi URL của trang web mà không quan tâm đến Schema Person và Schema Local Business cần gắn ở đâu.

Các loại Schema phổ biến hiện nay 

Schema nằm trong top ngôn ngữ hỗ trợ định dạng các dữ liệu có cấu trúc. Hiện có rất nhiều loại Schema phổ biến, được ứng dụng rộng rãi, bao gồm: 

Các loại Schema phổ biến hiện nay

Các loại Schema phổ biến hiện nay

  • Đoạn trích nổi bật: Là các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa xuất hiện ngay đầu Google SERP, hỗ trợ cung cấp kết quả tìm kiếm người dùng mạng có khả năng nhấp vào nhiều nhất.
  • Breadcrumbs Schema Markup: Nằm ở phần đầu trang, giữ vai trò như một URL để ‘định vị’ vị trí của người dùng trên trang web, hiển thị vị trí các trang liên kết hoặc danh mục có trong website. 
  • Sitelinks: Là những liên kết hiển thị dưới URL chính của trang web mà người dùng tìm kiếm trên Google, giúp tăng tỉ lệ click chuột không trả phí đến trang web của bạn. 
  • Tìm kiếm trang web: Là một hộp tìm kiếm hiển thị phía dưới phần kết quả website, cho phép người dùng mạng tìm kiếm một trang web mà không phải click vào trang. 
  • Schema Article: Hay hiển thị ở các trang báo giúp bài đăng hiển thị trong top đầu dễ dàng hơn.
  • Review Schema: Hiển thị đánh giá, xếp hạng của một trang web. Nó thể hiện độ uy tín một cách khách quan nhằm tăng tỉ lệ click chuột. 
  • Local Business Schema: Khiến danh sách Google My Business trở nên phong phú và hỗ trợ công cụ tìm kiếm trong xác định loại hình kinh doanh.
  • Recipe Schema: Chuyên hỗ trợ cho các trang web nấu ăn, làm đẹp.
  • Product Schema: Hỗ trợ hiển thị các thông tin chi tiết của sản phẩm như giá, thuộc tính, đánh giá người dùng,...
  • Sự kiện (Event): Hiển thị các thông tin quan trọng liên quan đến sự kiện như thời gian, địa điểm, tên sự kiện,... Đồng thời giúp tăng tính thẩm mỹ cho event trên Internet.

Ngoài ra còn một vài loại Schema khác như Person Schema Markup; Job Posting Schema; Tổ chức; Book Schema; Course Schema; Service Schema;...

Thực hiện đầy đủ các lưu ý trên, bạn sẽ tối ưu hóa hiệu suất của Schema lên mức cao nhất. Cấu trúc này sẽ hỗ trợ cho website của bạn tuyệt vời. Với những kiến thức về Schema là gì nêu trên, bạn có thể tự tin áp dụng nó cho trang web của mình trong tương lai. Bizfly cung cấp dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO theo yêu cầu cho doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động hiện nay giúp doanh nghiệp sở hữu website được tối ưu kỹ thuật chuẩn SEO từ đó trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm Google. Liên hệ ngay với Bizfly theo hotline 1900636465 để được tư vấn cụ thể.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly