An ninh mạng cho website luôn là vấn đề được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu bởi website là nơi lưu trữ các thông tin quan trọng của doanh nghiệp và dữ liệu của khách hàng. Khi website bị tấn công hoặc xâm nhập sẽ kéo theo những rủi ro gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Để đảm bảo website trước nguy cơ bị tấn công, Bizfly giới thiệu 6 hình thức tấn công website phổ biến và cách khắc phục hiệu quả trong bài sau.
SQL injection là một hình thức tấn công cho phép các tin tặc sử dụng các lỗ hổng tại kênh đầu vào của trang web với mục đích đánh cắp dữ liệu quan trọng tại nơi lưu trữ những thông tin có giá trị hay các cơ sở dữ liệu của trang web.
Tấn công website với SQL injection
Ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc SQL là loại ngôn ngữ phổ biến để tạo, sửa hoặc lấy dữ liệu trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu của ứng dụng.
Chính vì vậy, các cơ sở dữ liệu có trong SQL sẽ không thể tránh khỏi nguy cơ bị tấn công và các chương trình chống virus cũng không đảm bảo chặn được 100% các cuộc tấn công SQL injection.
Cách tốt nhất để ngăn chặn được hình thức tấn công này là bạn phải thường xuyên cập nhật, kiểm tra và vá các lỗ hổng bảo mật của tất cả các ứng dụng, dịch vụ, máy chủ hoặc sử dụng source code.
Đọc thêm: Growth hacking là gì? Cách xây dựng chiến lược growth hacking hiệu quả
Việc các tin tặc sử dụng phần mềm để các ký tự khác nhau được sắp xếp lại thành một mật khẩu đúng được gọi là hình thức tấn công website Brute force. Nhiều quản trị viên của website thường chủ quan trong việc đặt username và mật khẩu, không thường xuyên thay đổi mật khẩu hay không bảo mật cho đường dẫn đăng nhập.
Điều này vô tình đã giúp các tin tặc có thể dễ dàng tìm được thông tin đăng nhập. Chúng sẽ sử dụng các thông tin tìm được để truy cập vào website và tiến hành thực hiện những hành vi trái phép tại đó.
Hình thức tấn công công website - Brute force
Để có thể đối phó với loại tấn công này, bạn cần:
Xem thêm: Bảo mật website: Các cách bảo vệ trang web hiệu quả, tối ưu
Nếu bạn nhận thấy website của mình đang phải nhận một lượng traffic lớn hoặc không thể truy cập được vào website thì khả năng cao trang web đã trở thành đối tượng bị tấn công DDoS. Đây là hình thức tấn công được các tin tặc sử dụng để đánh sập máy chủ bằng số lượng request khổng lồ.
Tấn công website - DDoS
Điều này khiến cho khách hàng không thể truy cập được vào website và không thể thực hiện bất kỳ tương tác, mua hàng hay tìm kiếm những thông tin cần thiết. Nó được xem là loại hình tấn công nghiêm trọng gây ra những hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến website.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho website bạn nên:
XSS là một hình thức tấn công mạng mà trong đó, các phần nội dung của website đáng tin cậy sẽ bị các tin tặc chèn mã độc hại vào đó. Hầu hết các đoạn mã độc hại được viết bằng Client-Site Script như JScript, JavaScript, DHTML thậm chí là cả các thẻ HTML.
Tấn công website XSS
Với hình thức tấn công này, các tin tặc sẽ không tấn công trực tiếp vào nạn nhân mà sẽ khai thác các lỗ hổng trong trang web - nơi mà các nạn nhân truy cập. Tuy nhiên, XSS chỉ gây tổn hại với các trang web tại phía client và những người duyệt trang đó sẽ vô tình trở thành nạn nhân trực tiếp.
Để có thể tránh được loại tấn công này, bạn nên:
Có thể bạn muốn biết: Cách kiểm tra bảo mật website hiệu quả tránh bị lỗi khi sử dụng
Lỗi chèn phiên hay phương thức chiếm phiên thường xảy ra khi một tài khoản truy cập bất kỳ tiến hành thực hiện quá trình chứng thực tài khoản, mật khẩu đối với các server. Server sẽ dựa trên những thông tin này để tạo ra một giá trị session ID duy nhất cho phép người dùng có thể duy trì kết nối.
Nếu giá trị session ID này bị tin tặc đoán được thì khả năng người dùng hợp lệ khác bị chúng chiếm phiên là rất lớn. Bạn có thể đối phó với loại hình tấn công này bằng cách:
Lỗi chèn phiên
Khi một trang web cho phép một tài khoản bất kỳ không có đủ điều kiện truy cập vào các nội dung nhạy cảm thì lỗi chứng thực yếu sẽ xuất hiện. Tình trạng này có thể dễ dàng gặp được tại các trang quản trị website.
Vì vậy, các doanh nghiệp nên phân quyền cho từng vai trò quản trị trên trang một cách chặt chẽ để có thể giảm thiểu được nguy cơ tin tặc dễ dàng vượt qua các cơ chế đăng nhập của trang web và chiếm quyền kiểm soát trang web. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thông qua tập tin cấu hình httpd.conf hoặc .htaccess để thiết lập cơ chế điều khiển truy cập, đảm bảo an toàn cho website.
Trên đây là các loại hình tấn công website phổ biến mà bất kỳ trang web nào cũng dễ dàng gặp phải. Qua bài viết mà Bizfly chia sẻ, bạn đã có thể nắm rõ được các loại hình tấn công này và tìm ra được những giải pháp ngăn chặn phù hợp và giảm thiểu được nguy cơ thiệt hại từ các cuộc tấn công an ninh mạng này.
Xem thêm: 8 cách khắc phục lỗi không vào được trang web trên Google Chrome