Hướng dẫn cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào website

Nguyễn Hữu Dũng 27/08/2021

Để giúp người mua hàng dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thanh toán sản phẩm, việc tích hợp website với nhiều hình thức thanh toán trực tuyến là cần thiết.

Trong nội dung bài viết sau đây, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn các hình thức tích hợp thanh toán trực tuyến vào website phổ biến nhất hiện nay tại nội dung sau. 

Vì sao cần tích hợp thanh toán trực tuyến vào website? 

Thanh toán trực tuyến là nền tảng kết nối tài khoản website của người bán và tài khoản thẻ của người mua trên internet. Việc tích hợp thanh toán trực tuyến giúp mang lại cho website những lợi ích cụ thể như:

Vì sao cần tích hợp thanh toán trực tuyến vào website

Vì sao cần tích hợp thanh toán trực tuyến vào website? 

  • Giúp người mua hàng trực tuyến có thể dễ dàng và thuận tiện hơn so với việc thanh toán bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, trải nghiệm của người dùng cũng được tối ưu hơn.
  • Khi người mua hàng thực hiện thanh toán trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nhân lực thực hiện giao dịch cho các nhà kinh doanh.
  • Thanh toán trực tuyến giúp giảm thiểu được tối đa tỷ lệ huỷ đơn hàng, các quy trình, thủ tục thanh toán được giảm bớt và quay vòng vốn cho đơn hàng nhanh chóng hơn.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi thông tin của khách hàng (như: số tài khoản, tên và số chủ thẻ,...) khi tích hợp cho website các hình thức thanh toán trực tuyến .Điều này giúp doanh nghiệp bảo vệ, tránh các nguy cơ lừa đảo và đánh cắp thông tin khách hàng.

Các thức hoạt động của các cổng thanh toán trực tuyến trên website 

Các cổng thanh toán trực tuyến trên website giữ vai trò chính trong việc xử lý các thông tin thẻ tín dụng của các đối tượng khách hàng mua sản phẩm trực tuyến và trả kết quả thanh toán về trên website của bạn. Cách mà các cổng thanh toán hoạt động như sau:

Các thức hoạt động của các cổng thanh toán trực tuyến trên website

Các thức hoạt động của các cổng thanh toán trực tuyến trên website 

  • Khi khách hàng nhấn nút đặt hàng, trình duyệt web sẽ mã hoá chi tiết hoá đơn và thông qua kết nối SSL để gửi kết quả đến máy chủ web của người bán hàng.
  • Thông qua SSL đã được mã hoá, người bán sẽ gửi kết quả này đến cổng thanh toán.
  • Cổng thanh toán sẽ tiến hành gửi thông tin đến bộ xử lý thanh toán và chuyển tiếp thông tin đến cổng thanh toán đã tích hợp sẵn vào website.
  • Ngân hàng sẽ phát hành thẻ tín dụng nhận được yêu cầu uỷ quyền và gửi lại mã phản hồi (chứa thông tin về trạng thái giao dịch) cho bộ xử lý thanh toán. Trong trường hợp giao dịch không thành công sẽ xuất hiện mã lỗi.
  • Mã phản hồi khi được bộ xử lý thông tin chuyển đến cổng thanh toán sẽ được chuyển tiếp trở lại website của bạn.
  • Trang web sẽ hiển thị lại cho khách hàng thông báo thanh toán thành công hoặc không thành công.
  • Toàn bộ quá trình thanh toán trực tuyến chỉ mất từ 2 cho đến 3 giây mà thôi!

Xem thêm: Hướng dẫn cách chèn fanpage vào website phục vụ kinh doanh online hiệu quả

Một số hình thức tích hợp thanh toán trực tuyến vào website 

Dưới đây là một số hình thức thanh toán trực tuyến mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn tích hợp cho website của mình.

Cổng thanh toán trực tuyến Paypal 

Bạn có thể tích hợp thanh toán trực tuyến vào website của mình bằng cổng thanh toán paypal để tiết kiệm chi phí. Ví điện tử phổ biến này được ứng dụng trên toàn thế giới giúp người mua hàng nhanh chóng tiến hành thanh toán với mức độ an toàn và bảo mật tuyệt đối.

Ngoài ra, paypal còn cho phép bạn tích hợp nó với các website bất kỳ. Người dùng paypal sẽ được đăng ký ứng dụng hoàn toàn miễn phí. Khi thanh toán, cửa sổ paypal sẽ xuất hiện và yêu cầu người mua đăng nhập tài khoản và uỷ quyền thanh toán.

Cổng thanh toán trực tuyến Paypal

Cổng thanh toán trực tuyến Paypal 

Nếu thanh toán không thành công, người mua sẽ được hoàn tiền 100%. Để tích hợp paypal vào trang web của mình, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang quản trị website -> Chọn cấu hình -> Chọn thanh toán.
  • Bước 2: Tại cấu hình thanh toán -> Chọn paypal -> Chọn thiết lập.
  • Bước 3: Đăng ký kết nối web với paypal bằng cách nhập tham số cần thiết vào bảng.
  • Bước 4: Chọn lưu để hoàn thành.

Kênh thanh toán trực tuyến trung gian 

Việc tích hợp thanh toán trực tuyến do trung gian cung cấp vào website cũng là một hình thức mà bạn có thể lựa chọn mặc dù nó đã có từ lâu. Hình thức này yêu cầu người mua hàng phải đăng ký tài khoản của bên trung gian. Nó tương tự như ví điện tử giúp khách hàng tiến hành thanh toán các giao dịch một cách nhanh chóng.

Kênh thanh toán trực tuyến trung gian

Kênh thanh toán trực tuyến trung gian 

Một hạn chế duy nhất của hình thức này là người bán hàng phải chịu trả phí thanh toán. Điều này có nghĩa khi giá trị sản phẩm càng cao thì người kinh doanh phải chịu phí phần trăm càng lớn.

Tích hợp thanh toán visa master 

Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng trong những năm trở lại đây ngày càng tăng lên khiến hình thức tích hợp thanh toán trực tuyến visa master vào website cũng từ đó mà ngày càng phổ biến. Thẻ tín dụng nội địa và thẻ quốc tế bao gồm thẻ Master, thẻ Visa, thẻ Discover Visa nội địa, thẻ Express và thẻ American là các loại thẻ thường được tích hợp với website.

Tích hợp thanh toán visa master

Tích hợp thanh toán visa master 

Bên cạnh đó, người mua cũng có thể sử dụng các thẻ ngân hàng có Internet banking để việc mua sắm online, thanh toán trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách khai báo và đăng ký website với Bộ Công Thương

Lưu ý khi tích hợp thanh toán trực tuyến vào website 

Bên cạnh việc phải hiểu rõ được cách thức hoạt động cũng như các hình thức tích hợp thanh toán trực tuyến vào website nói trên thì bạn cần nắm rõ được một vài những lưu ý sau.

Lưu ý khi tích hợp thanh toán trực tuyến vào website

Lưu ý khi tích hợp thanh toán trực tuyến vào website 

  • Khả năng tương thích: Bạn phải là người hiểu rõ được nền tảng công nghệ mà website bạn đang sử dụng là gì và nó có tương thích với các cổng thanh toán mà bạn muốn tích hợp hay là không?
  • Bảo mật: Bảo mật thông tin của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ uy tín của website. Chính vì vậy, bạn phải lựa chọn được một cổng thanh toán trực tuyến đáng tin cậy và có tính năng bảo mật cao nhất.
  • Quy trình thanh toán: Người kinh doanh phải lựa chọn được một cổng thanh toán và hình thức thanh toán trực tuyến phù hợp, đáp ứng được các quy trình thanh toán mà bạn mong muốn.
  • Phí dịch vụ: Khi tạo cổng thanh toán trực tuyến, bạn cần xem xét các loại chi phí cần thiết và các mức phí cho một đơn hàng thành công hoặc thêm các ưu đãi khác (nếu có) sao cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
  • Khả năng tuỳ biến: Bạn phải là người nắm rõ được các thao tác thanh toán trên trang web để đánh giá và đưa ra những thay đổi, tuỳ chỉnh đơn giản hơn cho các thao tác.

Như vậy, bài viết mà Bizfly chia sẻ trên đây đã lý giải được lý do vì sao bạn nên tiến hành tích hợp thanh toán trực tuyến vào website cũng như cách thức hoạt động, hình thức và một vài lưu ý cần thiết. Qua bài viết này, bạn đã tìm ra được hình thức thanh toán phù hợp nhất giúp website của mình bắt kịp được thời đại mới.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly